Nhóm giải pháp về quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý tiêu thụ của công ty CP dược và vật tư y tế thái nguyên (Trang 75 - 79)

31 ZUCHI XIT GIAY

4.2.5. Nhóm giải pháp về quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng

4.2.5.1. Tiến hành thay thế, sửa chữa hàng loạt các biển hiệu quảng cáo của các đại lý, hiệu thuốc trực thuộc công ty về theo cùng một mẫu chung để tạo tính thống nhất

Đây là một việc làm cần thiết để củng cố kênh phân phối hiện tại của Công ty. Để làm được điều này công ty cần có sự chuẩn bị chu đáo trong khâu thiết kế, đảm bảo mẫu thiết kế phù hợp với khả năng tài chính cũng như đủ bắt mắt để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, lại phải có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên nếu thực hiện được, chỉ cần khả năng nhận diện của chuỗi hiệu thuốc trực thuộc tăng lên, doanh số chắc chắn cũng sẽ tăng theo bởi tâm lý muốn mua thuốc tại những nơi uy tín, an toàn của người tiêu dùng.

4.2.5.2. Sử dụng tờ rơi tặng kèm hoặc túi nilon đựng thuốc cho khách hàng để giới thiệu về chuỗi hiệu thuốc của công ty

Đây là một hình thức quảng cáo không quá tốn kém nhưng lại thực sự hiệu quả. Trên những tờ rơi kích thước nhỏ (in offset) có thông tin về chuỗi các hiệu thuốc của công ty không chỉ khiến cho các hiệu thuốc khác được biết đến, mà với tư cách là thành viên của chuỗi, các cửa hàng - nơi gởi tờ rơi cho khách hàng cũng có thêm uy tín. Tương tự như vậy với các túi nilon đựng thuốc.

4.2.5.3. Kiểm soát việc thực hiện các hoạt động xúc tiến bán tại các cửa hàng bán lẻ

Trong thời gian trước mắt, khi công ty chưa thu xếp được nguồn tài chính để thực hiện các chương trình khuyến mãi, khuyến mại của chính mình thì việc cần

làm đầu tiên là đảm bảo chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp sản xuất đến được tay người tiêu dùng khi họ đến với các hiệu thuốc của mình. Làm được điều này, không chỉ tạo ra ấn tượng và cảm tình tốt đẹp mà còn khiến cho công ty trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác.

4.2.5.4. Thực hiện các hoạt động thiện nguyện phải gắn với hình ảnh công ty

Khi thực hiện các hoạt động thiện nguyện, công ty cần đặc biệt chú ý đưa thêm hình ảnh cũng như mối liên kết giữa hoạt động đó với hình ảnh của công ty hoặc của chuỗi nhà thuốc. Đây là một hoạt động có giá trị tạo ra niềm tin và tình cảm của người tiêu dùng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng mặc dù có một hệ thống kênh phân phối rộng khắp và có truyền thống, nhưng trong những năm trở lại đây, công ty cổ phần Dược và vật tư y tế Thái Nguyên đã để mất rất nhiều lợi thế của mình, khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Liên tục trong ba năm liền, từ năm 2011 đến năm 1014, công ty đều không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Một trong nhưng nguyên nhân phải kể đến là công tác quản lý tiêu thụ còn nhiều bất cập. Qua quá trình nghiên cứu tài liệu của công ty cũng như tìm hiểu thực tế từ các đối tác và nhân viên bán hàng…, tác giả nhận thấy những vấn đề cần khắc phục như sau:

- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng quan tâm đúng mức. - Các mặt hàng kinh doanh chưa đa dạng, phong phú đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Các kênh phân phối chưa được quản lý một cách chặt chẽ tạo ra sự thống nhất trong cùng một hệ thống.

- Chính sách giá còn thiếu tính cạnh tranh.

- Các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán chưa được thực hiện hoặc chưa găn bó với hình ảnh của công ty.

Để có thể hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ của công ty, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần Dược và vật tư Y tế Thái Nguyên như sau:

- Với công tác nghiên cứu thị trường: Căn đặt ra mục tiêu cụ thể, bố trí nhân sự có đủ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên trách thực hiện công tác này.

- Với công tác lựa chọn mặt hàng kinh doanh: Cần bổ sung những nhóm sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường (thực phẩm chức năng), đa dạng hóa về chủng loại, mức giá và nguồn góc xuất xứ đối với các nhóm mặt hàng còn lại.

- Với công tác quản lý kênh phân phối: Cần thiết lập chính sách thống nhất và cụ thể đối với từng kênh và từng đối tượng trong kênh.

- Với công tác định giá bán hàng: cần cần đối lại và tìm nguồn hàng có mức giá phù hợp để đảm bảo được giá cả ở mức cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ.

- Với công tác quản cáo và xúc tiến bán: Cần thay đổi để thống nhận diện các cửa hàng bán lẻ (hiệu thuốc) của công ty để tạo ra hình ảnh một chuỗi hiệu thuốc có uy tín và lớn mạnh.

Để thực hiện được những giải pháp này, công ty cần có sự đầu tư thích đáng cả về tài chính cũng như con người. Chính vì vậy, quá trình hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ của công ty cổ phần Dược và vật tư y tế Thái Nguyên không thể diễn ra trong thời gian ngắn mà cần phải thực hiện theo từng bước cụ thể với lộ trình và kế hoạch rõ ràng.

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân tác giả còn hạn chế, nguồn số liệu bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp không được đầy đủ nên chắc chắn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót:

- Chưa tập hợp được số liệu 6 tháng đầu năm 2014.

- Chưa phân tích được những nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của một số nhóm mặt hàng riêng biệt.

- Chưa thu thập được nhiều số liệu điều tra, phỏng vấn.

Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu đã có sẽ được thực hiện để góp phần hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ trong công ty CP Dược và vật tư y tế Thái Nguyên - nơi đang công tác và sẽ cố gắng hoàn thiện những thiếu sót nói trên trong các nghiên cứu sau nếu có sơ hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý tiêu thụ của công ty CP dược và vật tư y tế thái nguyên (Trang 75 - 79)