3.3.2.1. Khách hàng
Khách hàng của công ty gồm hai nhóm chính: các hiệu thuốc bán lẻ và các bệnh viện, tương ứng với hai hoạt động bán lẻ và bán thầu. Về mảng bán lẻ, hiện tại công ty có hơn 100 khách hàng là các hiệu thuốc bên ngoài và 150 hiệu thuốc trực thuộc công ty. Trong ba năm 2011, 2012, 2013, nhóm khách hàng này không có biến động nhiều. Theo số liệu của phòng tổ chức hành chính thì nhóm khách hàng ngoài gần như không có gì thay đổi còn nhóm các hiệu thuốc trực thuộc thì số lượng có thay đổi nhưng không nhiều. Chủ yếu do số hiệu thuốc công ty mở thêm được cũng bằng số hiệu thuốc dừng hoạt động vì mậu dịch viên nghỉ hưu hoặc bỏ công ty ra làm riêng bên ngoài. Về nhóm khách hàng là các bệnh viện, kể từ năm
2011 đến nay, tại khu vực thành phố Thái Nguyên số lượng bệnh viện tư nhân tăng lên một cách đáng kể về cả lượng và chất. Các bệnh viện công cũng đang trong quá trình sửa chữa xây mới để tăng quy mô khám chữa bệnh như bệnh viện A, C và bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Tuy nhiên ngoại trừ các bệnh viên công đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài cũng như được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đấu thầu tại các bệnh viên này, thì với nhóm các bệnh viện tư nhân, doanh nghiệp có thế nói gần như chưa tiếp cận được.
3.3.2.2. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành
Ngành dược và vật tư y tế là một ngành có rào cản gia nhập khá cao. Vì thế nên không có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành thương xuyên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất bên cạnh bán hàng của mình cho các công ty thương mại thì cũng tự mình nhảy vào thị trường tiêu thụ để tăng lợi nhuận thu được. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất không những chủ động tiếp cận với các khách hàng lớn như các bệnh viện, các nhà thuốc lớn thì còn đặt các đại lý tại các tỉnh. Thái Nguyên cũng không năm ngoài xu hướng đó. Vì vậy, trong vài năm trở lại đây, công ty cổ phẩn dược và vật tư y tế Thái Nguyên không chỉ phải cạnh tranh với các đơn vị phân phối mà còn phải cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất khác.
3.3.2.3. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp.
Như trên đã nói, các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp hiện đang đồng thời trở thành đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp trên một một số khách hàng lớn. Mặc dù không cần dùng sức mạnh thị trường để tạo áp lực lên doanh nghiệp nhưng một công ty thương mại phải cạnh tranh với chính nhà cung cấp của mình thì yếu tố giá cả chắc chắn là bất lợi, chỉ có thể tạo được lợi thế cạnh tranh nhờ yếu tố phân phối và am hiểu khách hàng cùng thị trường - điều mà các doanh nghiệp sản xuất không có được do không thể phân tán nguồn lực quá rộng.
Bảng 3.1: Danh sách một số các nhà sản xuất của công ty
STT Tên nhà sản xuất STT Tên nhà sản xuất
Trong nước 17 Traphaco CNC-VN
1 Đông Pha-VN 18 Trường Thọ-VN
2 Đại Minh-VN 19 VIMEXCO
3 B.Braun-VN 20 Vinahankook
4 B/NGUYEN 21 Vinphaco-VN
5 Domesco-VN 22 Pharbaco-VN
6 CT CP Liên Doanh DF
Medipharco-Tenamyd 23 Phúc Hưng-VN
7 Hậu Giang-VN 24 Sanofi-VN
8 Lâm Đồng-VN Ngoài nước
9 Domesco-VN 1 IMC
10 Domesco-VN 2 India
11 Hà Nội-VN 3 Olic Ltd-Thái Lan
12 Medipharco-Tenamyd-VN 4 Organon-Korea
13 Mediplantex-VN 5 Richter-Hungari
14 Merufa-VN 6 ShinpoongDeawoo
15 Thái Dương-VN 7 Sinsin Pharma
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Hiện nay ngoài trừ một số nhà sản xuất trong nước, công ty có thể tiếp xúc và thực hiện các hợp đồng trực tiếp, còn lại tất cả các sản phẩm ngoại nhập và kể cả một số hàng nội địa, công ty đều nhập lại qua nhiều trung gian khác nhau. Điều này dẫn tới giá thành nhập vào bị đội lên rất nhiều và làm mất lợi thế cạnh tranh của công ty.