Hoạch định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo ma trận ANSOFF

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý tiêu thụ của công ty CP dược và vật tư y tế thái nguyên (Trang 64 - 66)

31 ZUCHI XIT GIAY

4.1.3. Hoạch định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo ma trận ANSOFF

ANSOFF

công ty cổ phần dược và vật tư y tế Thái Nguyên, cần phải xác định đúng đắn hướng phát triển thị trường của công ty. Muốn làm được điều đó cần căn cứ vào khả năng phát triển thực tế của thị trường cũng như những mục tiêu mà công ty đã đề ra. Tuy nhiên cũng không thể xem nhẹ các yếu tố ảnh hưởng đến điều này như nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và các tác động của môi trường bên ngoài.

Công ty cổ phần dược và vật tư y tế Thái Nguyên là một doanh nghiệp đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài có truyền thống cũng như uy tín nhất định trên thị trường. Cùng với thời gian, Công ty đã xây dựng được một hệ thống kênh phân phối có quy mô không nhỏ - đây là một trong những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của Công ty cần được tận dụng và bồi dưỡng phát huy.

Căn cứ vào những vấn đề đã nói ở trên, có thể vạch ra một số hướng phát triển của công ty theo như ma trận dưới đây.

Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý tiêu thụ của Công ty trong một vài năm trở lại đây cũng như căn cứ vào khả năng hiện tại của Công ty, có thể thấy chiến lược đa dạng hóa sẽ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực. Với tính hình tài chính hiện tại (sau 02 năm 2011, 2012 thua lỗ và đến năm 2013, lợi nhuận mới chỉ đạt mức xấp xỉ 350 triệu đồng) doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn theo đuổi chiến lược này. Bên cạnh đó, đa dạng hóa đòi hỏi không chỉ về nguồn vốn mà còn cả trình độ nhân lực. Với đội ngũ và cơ sở vật chất hiện tại, chiến lược này sẽ chỉ khiến Công ty thêm lâm vào khủng hoảng.

Đối với chiến lược phát triển sản phẩm, yếu tố tiên quyết là công ty phải tiếp cận và lấy được quyền mua với giá thấp từ các nhà sản xuất. Song như đã phân tích ở chương 3, rất nhiều các nhà sản xuất đã tham gia vào khâu phân phối trực tiếp, và vì vậy, họ từ chối các trung gian thương mại lớn. Mặt khác, để có thể theo đổi chiến lược này, công ty cũng cần đầu tư một lượng chi phí tương đối lớn cho việc tìm kiếm, tiếp cận các nhà sản xuất và một lượng vốn lớn để nhập sản phẩmmới cũng như chi phí tiếp thị để đưa sản phẩmvào thị trường. Mặc dù một trong những yếu điểm của công ty hiện nay là danh mục sản phẩm còn hạn chế và chiến lược này có khả năng khắc phục được nhược điểm đó nhưng nó cũng chưa đựng những rủi ro khi đưa sản phẩm vào thị trường.

Sơ đồ 4.1: Ma trận Ansoff của công ty CP dược và vật tư y tế Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý tiêu thụ của công ty CP dược và vật tư y tế thái nguyên (Trang 64 - 66)