trường và an ninh quốc phòng
Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu có thể phân loại tác động của phát triển HTGTĐB đến phát triển kinh tế xã hội, môi trường và ANQP với như sau:
- Tác động trực tiếp và gián tiếp: Tác động trực tiếp là các tác động có ảnh hưởng trực tiếp đến người, các phương tiện tham gia giao thông và các cơ quan quản lý hạ tầng giao thông đường bộ. Tác động gián tiếp là các tác động do sản phẩm dịch vụ của hoạt động giao thông đến các hoạt động kinh tế - xã hội - môi trường và an ninh quốc phòng;
- Tác động tích cực và tiêu cực: Tác động tích cực là các tác động góp phần tăng khối lượng hàng hóa và hành khách lưu thông, an toàn, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Hỗ trợ các tổ chức cá nhân, các cộng đồng dân cư ở các vùng miền trong việc giao lưu văn hóa, trao đổi hợp tác sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm … Tạo ra nhiều khả năng tiếp cận giao thông, các dịch vụ công cộng, các cơ hội kinh tế - xã hội cho người dân góp phần phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, tạo việc làm, gia tăng cơ hội tiêu dùng các dịch vụ công cộng; Tác động tiêu cực, khi số lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều sẽ: Làm tăng nguy cơ ùn tắc và TNGT; Tiêu hao nhiều tài nguyên thiên nhiên; Tiếng ồn, khí thải từ các PTGT thải ra môi trường ngày càng nhiều, gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường; …
- Tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: Tác động ngắn hạn sẽ tiết kiệm thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển, giảm ùn tắc và TNGT …; Tác động trung hạn và dài hạn sẽ góp phần phát triển KTXH của các khu vực, các vùng nơi có tuyến đường đi qua, hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa …
- Tác động hữu hình và vô hình: Tác động hữu hình là các tác động có thể thể đo đếm, định lượng được bằng giá trị tiền tệ … khi giao thông đường bộ được cải thiện; Tác động vô hình là các tác động không đo đếm được, hoặc khó đo đếm được bằng tiền, đó là các tác động liên quan đến môi trường và an ninh quốc phòng;
- Tác động mạnh và yếu: Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ có thể tác động mạnh hoặc yếu đến các khu vực nơi tuyến đường đi qua, tùy thuộc vào quy mô, vị trí, hướng tuyến và công tác quản lý vận hành khai thác của tuyến đường.
Khi xem xét các tác động của hạ tầng giao thông đường bộ cần xem các vấn đề sau: - Đối tượng chịu tác động:
Người và các phương tiện tham gia giao thông chịu tác động của an toàn giao thông, thời gian tham gia giao thông, chi phí vận chuyển đi lại;
Cộng đồng dân cư nơi tuyến đường đi qua chịu tác động do mất đất sản xuất, phải thay đổi chỗ ở, thay đổi công việc… để nhường đất làm đường giao thông; phải sống trong môi trường chịu tác động (của tiếng ồn và khí thải) từ hoạt động giao thông;
Các đơn vị quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ chịu tác động của các yếu tố kỹ thuật, các quy định về công tác quản lý vận hành khai thác;
Các cơ quan quản lý nhà nước chịu tác động của chức năng nhiệm vụ theo quy định đối với công tác quản lý giao thông đường bộ.
- Quy mô của các tác động về mặt không gian: Quy mô có thể trong phạm vi dự án, hành lang, vùng (địa phương), trong một quốc gia, nhiều quốc gia với nhau. Quy mô về mặt không gian sẽ: Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, mục tiêu đầu tư của của hạ tầng giao thông đường bộ; Tùy thuộc vào loại tác động và đối tượng chịu tác động.
- Quy mô của các tác động về mặt thời gian: Có ngắn hạn, trung hạn dài hạn tùy thuộc vào loại tác động cần nghiên cứu và quy mô không gian của các đối tượng chịu tác động.
Sau đây sẽ xem xét các tác động tích cực và tiêu cực của phát triển HTGTĐB:
2.1.5.1 Các tác động nói chung của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
(1) Tác động đến kinh tế
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, chất lượng hạ tầng giao thông đường bộ sẽ
- Tác động đến chi phí vận chuyển hàng hóa và hành khách: Khả năng lưu thông, mật độ các phương tiện tham gia giao thông, sẽ ảnh hưởng đến thời gian đi lại, mức tiêu hao nhiên liệu, chi phí nhân công vận hành, chi phí sửa chữa bảo dưỡng …;
- Tác động đến tình hình đầu tư: Lượng vốn đầu tư cho hạ tầng GTĐB và các ngành phụ trợ như cơ khí, chế tạo máy, sản xuất vật liệu xây dựng … sẽ ảnh hưởng đến tình hình đầu tư của các lĩnh vực khác và giải quyết việc làm cho người lao động;
- Tác động đến khối lượng hàng hóa và hành khách được vận chuyển: Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phân phối lưu thông hàng hoá giữa các vùng, các khu vực và vấn đề ổn định giá cả tiền tệ, lợi thế so sánh của các vùng, các ngành, khả năng và xu hướng chuyên môn hóa giữa các vùng kinh tế;
- Tác động đến phát triển nông nghiệp và nông thôn: Do ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch, khả năng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nên sẽ ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo, trình độ dân trí giữa nông thôn và thành thị;
- Tác động đến giá trị bất động sản: Các bất động sản có cùng quy mô, công năng sử dụng nhưng ở vị trí giao thông thuận lợi có giá trị cao hơn so với các tài sản ở các khu vực giao thông đi lại khó khăn;
- Tác động đến tình hình thu chi của ngân sách nhà nước: Các khoản chi cho đầu tư xây dựng sửa chữa nâng cấp, vận hành khai thác; Các khoản thu như các khoản thuế, các khoản phí liên quan đến hạ tầng giao thường bộ và các lĩnh vực phụ trợ;
- Tác động đến cán cân thanh toán: Nhiều nước phải đi vay, phải nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động ĐTXD và vận hành khai thác hạ tầng giao thông đường bộ. Chính vì vậy, việc phát triển hạ tầng giao thông
đường bộ sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia.
Qua đó cho thấy, phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sẽ ảnh hưởng đến: Đời sống kinh tế, khả năng tích lũy của người dân; Lợi nhuận và khả năng phát triển của các doanh nghiệp; Tình hình thu chi của ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán và mức dự trữ ngoại tệ. Thực tế cho thấy,các nước có lợi thế cung ứng dịch vụ vận tải cho các nước khác sẽ góp phần làm tăng GDP, như Mỹ 3,2 % GDP, Mexico 8,6% GDP [47];
(2) Tác động đến xã hội
Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện tăng ngân sách cho quốc phòng an ninh ...; Thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển, đồng thời góp phần phân công hợp lý sức lao động xã hội, tăng cường giao lưu văn hoá, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường hợp tác quốc tế; Tăng khả năng tiếp cận y tế, giáo dục, giao lưu văn hóa của các cộng đồng dân cư; Góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
(3) Tác động đến môi trường và sức khỏe của người dân
Quá trình đầu tư xây dựng, vận hành khai thác hạ tầng giao thông đường bộ sẽ: - Tạo ra bụi, tiếng ồn, khí thải từ các máy móc thi công, các phương tiện tham gia giao thông gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, không những ở phạm vị địa phương (hoặc vùng) mà còn còn ảnh hưởng đến phạm vi toàn cầu (như vấn đề trái đất nóng lên);
- Tác động đến hệ sinh thái do tài nguyên bị can kệt, các khu vực sinh thái bị chia cắt ảnh hưởng đến nơi cư trú, sinh trưởng, nguồn thức ăn của các động thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực.
Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân; tạo điều kiện khai thác các tiềm năng du lịch ... ; Thúc đẩy quá trình đô thị hoá, hình thành các trung tâm thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp (KCN) ...
(4) Tác động đến an ninh quốc phòng
Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sẽ tác động đến vấn đề di chuyển quân, các khi tài quân sự, các nhu yếu phẩm phục vụ chiến đấu góp phần củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cần đảm bảo bí mật quân sự, tăng cường khả năng phòng thủ và tấn công khi cần thiết góp phần củng cố ANQP.
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên thấp, mật độ dân số cao, diện tích đất cho giao thông còn thấp, chưa đáp ứng tiêu chuẩn, nhưng số lượng PTGT không ngừng gia tăng, nên tình trạng UTGT (đặc biệt ở các đô thị) ngày càng trầm trọng. Quá trình phát triển hạ tầng GTĐB đều sử dụng rất nhiều TNTN không có khả năng tái tạo nên tương lai sẽ thiếu hụt TNTN ảnh hưởng đến phát triển HTGTĐB. Chính vì vậy, một trong những cách để phát triển HTGTĐB Việt Nam theo hướng bền vững là cần “quản lý nhu cầu giao thông” (QLNCGT), nhằm tối đa hóa hiệu quả của hệ thống giao thông bằng cách khuyến khích người dân hạn chế sử dụng PTGT cá nhân bằng cơ giới và tăng cường sử dụng các PTGT công cộng và PTGT phí cơ giới thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe.
Khi không quản lý được nhu cầu giao thông, đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB theo nhu cầu của con người và các phương tiện tham gia giao thông sẽ dẫn đến các tác hại sau:
1) Thứ nhất: Đẩy nhanh quá trình làm cạn kiệt nguồn nhiên liệu từ tự nhiên
Theo tính toán của các chuyên gia thì GTĐB sử dụng khoảng 70% [54, tr.4] năng lượng được dùng trong hệ thống giao thông toàn cầu; từ năm 1971 đến 2006, năng lượng tiêu thụ trong lĩnh vực giao thông vận tải tăng từ 2% và 2,5% hàng năm [54, tr.5]; IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ trong giai đoạn 2008 - 2030 sẽ tăng 25% ; nhu cầu về năng lượng trong GTVT dự báo sẽ chiếm 97% tổng thể sự gia tăng nhu cầu dầu thô trên toàn cầu [54, tr.5]; nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng 1%/năm cho tới năm 2030 [54, tr.7]. Khi đi cùng trên một tuyến đường, đi theo cùng một hướng: mức tiêu hao nhiên liệu của hành khách/km khi đi bằng xe gắn máy cao gấp 48 lần so với đi bằng xe buýt, mức ô nhiễm môi trường do xe máy gây ra gấp 40 lần so với xe buýt [49].
2) Thứ hai: Tạo ra sự thiếu công bằng giữa các đối tượng khi tham gia giao thông Ô tô trên các trục đường chính chỉ bằng 1/10 xe máy, nhưng chiếm đến 55% tổng diện tích mặt đường và hơn 60% diện tích chỗ đậu xe. Diện tích chiếm đường của ô tô con bằng 5 lần diện chiếm đường của xe máy, xe ô tô cá nhân chiếm diện tích mặt đường lớn, nhưng chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của khoảng 5% dân số. Khi một số ít người có điều kiện, sử dụng các phương tiện cá nhân bằng cơ giới, gây ra UTGT làm cho những người sử dụng các phương tiện GTCC (chiếm diện tích đường ít, tiêu hao nhiên liệu ít) như đi xe buýt, những người đi bộ, hoặc sử dụng các PTGT không tiêu hao nhiên liệu, thân thiện với môi trường (như xe đạp) vẫn phải chịu cảnh tắc đường, phải hít thở không khí bị ô nhiễm.
3) Thứ ba: Tạo gánh nặng cho nền kinh tế, do nhiều nước phải đi vay để phát triển hạ tầng GTĐB; Nhập khẩu các hàng hóa chưa sản xuất được như nhựa đường, các máy móc
thiết bị (xúc, lu, ủi, ô tô …) phục vụ thi công, quản lý điều tiết giao thông …; Nhập khẩu ô tô, phụ tùng ô tô (hoặc nguyên liệu, vật tư thiết bị) để phục vụ lắp ráp sửa chữa ô tô, nhiên liệu cho xe hoạt động. Đồng thời, làm giảm giá trị đất ở các khu vực ít có lợi thế thương mại hoặc bị ảnh hưởng của khói bụi, tiềng ồn (do gần sân bay, đường cao tốc).
4) Thứ tư: Tác động xấu đến cơ cấu sử dụng đất, môi trường sinh thái, mất ANLT Khi người dân sử dụng nhiều phương tiện cá nhân bằng cơ giới để tham gia lưu thông sẽ làm cho nguồn nhiên liệu trên thế giới ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, nên giá nhiên liệu ngày càng đắt, xuất hiện lạm phát làm cho đời sống của đa số nhân dân ngày càng trở lên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người trong tương lai.
Với xu hướng làm thêm nhiều tuyến đường tránh, nhiều cầu vượt, nhiều điểm giao cắt khác mức, nhiều tuyến đường cao tốc … nên khoảng cách đi lại xa hơn. Thời gian đầu sẽ làm cho ít (hoặc không) xảy ra tắc đường, nên khuyến khích người dân sử dụng xe riêng nhiều hơn, họ chấp nhận đi xa hơn giữa nơi ở và nơi làm việc, nên các thành phố có xu hướng ngày càng mở rộng và phát triển ra khu vực ngoại thành, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, cây xanh… gây tác động xấu đến môi trường và gây mất an ninh lương thực..
Sự phát tán các khí nhà kính Cloruafloruacacbon - CFC cùng với CO2, CH4, NOx làm suy thoái lớp Ozone trên tầng bình lưu của khí quyển, từ đó làm giảm khả năng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, gây hiểm hoạ BĐKH, NBD dẫn đến lụt lội, xâm thực …;
5) Thứ năm: Gây tác động xấu đến việc phát triển hệ thống giao thông công cộng Hình thành các tuyến đường cao tốc, các khu đô thị mới ở vùng ngoại thành sẽ cần thêm mạng lưới đường riêng cho khu đô thị, các tuyến đường gom để kết nối các khu đô thị với các tuyến đường cao tốc. Khi đó việc sống ở xa trong các khu dân cự rộng rãi và tiện nghi, sử dụng xe ô tô để đi lại sẽ trở nên hấp dẫn (người dân sẽ mua và sử dụng các PTGT cá nhân) nên việc hình thành và sử dụng hệ thống GTCC để đi lại giữa ngoại thành với khu vực trung tâm thành phố sẽ không khả thi. Hiệu quả của các công trình hạ tầng GTĐB đầu tư ra vùng ngoại thành sẽ chỉ phát huy tác dụng trong thời gian đầu, vì sau một thời gian khai thác sử dụng, mật độ giao thông sẽ tăng lên gây ra tình trạng ùn tắc giao thông.
6) Thứ sáu: Tác động xấu đến sức khỏe của người dân
Mật độ các PTGT ngày càng cao, nên các vụ TNGT thảm khốc ngày càng nhiều, tạo ra gánh nặng cho xã hội và gia đình của các nạn nhân bị TNGT. Đồng thời, gây ra khí độc hại (NO2, CO2, SO2, CO, NOx, HC, CH4….), gây ra bụi (VOC), là nguyên nhân phát ra các bệnh về đường hô hấp, huyết áp, tim mạch, ung thư …cho con người. Tiếng ồn tác động
đến con người làm rối loạn tâm lý, rối loạn chức năng (mất ngủ, mất tập trung, giảm năng suất làm việc), rối loạn sinh lý (mệt mỏi, giảm độ âm của tai). Khi con người lệ thuộc quá nhiều vào ô tô, ít vận động sẽ gây ra các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch …
7) Thứ bảy: Giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế
Việc sống phân tán, hình thành nhiều khu dân cư, nhiều trung tâm kinh tế sẽ làm cho các nguồn lực không tập trung, chi phí phục vụ vận chuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa các khu vực trở nên đắt đỏ, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
8) Thứ tám: Phân hóa xã hội ngày càng lớn, nảy sinh tệ nạn xã hội
Khi GTCC không phát triển, khoảng cách đi lại xa, nên nhiều người nghèo không có điều