Có các tồn tại, yếu kém nói trên là do:
1. Hệ thống văn bản pháp quy còn thiếu, chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập, có nhiều kẽ hở trong quản lý, chưa phù hợp với thực tế. Công tác tuyên truyền giáo dục đến người dân về kiến thức pháp luật, các hành vi ứng xử đối với môi trường, ý thức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng các TNTN chưa tốt. Phúc lợi xã hội thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên càng dễ nảy sinh các tiêu cực;
2. Công tác quy hoạch bị chồng chéo, có thời gian định hướng ngắn, chưa có tiếng nói chung thống nhất giữa các cơ quan, các địa phương, các tổ chức cá nhân liên quan đến công tác quy hoạch, từ đó gây lãng phí vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư;
3. Nhu cần vốn cần nhiều, nguồn cung có hạn, trong quá trình sử dụng nảy sinh nhiều tiêu cực, thất thoát, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của hạ tầng GTĐB;
4. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực XDCB còn tồn tại nhiều bất hợp lý, chưa phù hợp ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, chi phí của các dự án;
5. Diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người vào loại thấp so mức bình quân của thế giới; diện tích đất làm đường giao thông chiếm tỷ lệ thấp so với các nước;
Kết luận Chương 3
Qua các vấn đề trình bày ở Chương 3, đã cho thấy:
1. Về quản lý quy hoạch: căn cứ, số liệu, trình tự công tác lập phê duyệt quy hoạch có nhiều bất cập; chưa mang tính lâu dài, tầm quy hoạch thường ngắn, mất cân đối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến môi trường, KTXH và ANQP; các Bộ (Ngành) chưa có tiếng nói chung trong quy hoạch; nhiều dự án quy hoạch không thể triển khai được, hoặc phải điều chỉnh, tăng vốn đầu tư do gặp khó khăn trong đền bù GPMB;
2. Về quản lý đầu tư xây dựng: Công tác quản lý chất lượng công trình giao thông có nhiều bất cập; hiệu quả ĐTXD hạ tầng thấp (chỉ số ICOR cao), chất lượng đường bộ của Việt Nam luôn ở vị trí cuối trong danh sách các nước thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nên chi phí vận chuyển thường cao hơn so với các nước khác; GTĐB là phương
thức vận tải chính (hàng hóa 70,8% và hành khách 91,4%) ở Việt Nam; 3. Về quản lý vận hành khai thác:
- Giao thông đô thị ở các thành phố lớn chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng UTGT thường xuyên xảy ra, chưa kiểm soát được, gây thiệt hại hàng năm khoảng 2% GDP. Nguyên nhân là do đường nhỏ hẹp, mật độ đường thấp, mật độ dân số cao, giao thông công cộng chỉ đáp ứng ở mức khoảng 10% nhu cầu đi lại, nên người dân chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và ngày càng gia tăng;
- Vốn bảo trì đường bộ thiếu, thường chỉ đáp ứng khoảng 55% nhu cầu;
- Tình trạng TNGT (đặc biệt ở các tuyến quốc lộ) luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, xảy ra chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông; - Tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn luôn vượt tiêu chuẩn cho phép; Các văn bản về quản lý môi trường vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu;
- Giao thông đường bộ chưa thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, nên hàng năm chịu tác động và thiệt hại rất lớn do thời tiết, khí hậu;
- Các chỉ tiêu về phát triển HTGTĐB theo hướng bền vững đều ở mức thấp.
Chính vì vậy, phát triển HTGTĐB Việt Nam theo hướng bền vững cần tập trung vào các vấn đề sau:
1. Về quản lý quy hoạch, cần đổi mới quản lý quy hoạch bao gồm: bộ máy tổ chức quản lý quy hoạch; căn cứ, trình tự lập, phê duyệt quy hoạch; gắn quy hoạch HTGTĐB với quy hoạch môi trường, quy hoạch sử dụng đất và ứng phó với vấn đề BĐKH, nước biển dâng và an ninh lương thực, kết hợp với củng cố an ninh quốc phòng;
2. Về quản lý đầu tư xây dựng: Đổi mới và tăng cường quản lý chất lượng xây dựng HTGTĐB; gắn trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức cá nhân có liên quan đến dự án;
3. Về quản lý vận hành khai thác:
- Đổi mới công tác vận hành khai thác nhằm kéo dài tuổi thọ, nâng cao hiệu quả sử dụng của các tuyến đường; hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu;
- Quản lý nhu cầu giao thông nhằm hạn chế sử dụng PTGT cá nhân (đặc biệt bằng cơ giới), khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng; Nâng cao ý thức của nhân dân trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ, ý thức bảo vệ môi trường;
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng;
CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP
VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Quản lý phát triển HTGTĐB Việt Nam theo hướng bền vững là quá trình quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác với chi phí hợp lý nhằm góp phần tạo ra hệ thống HTGTĐB hiện đại, có chất lượng tốt, tuổi thọ cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, không gây các tác động xấu đến môi trường, đóng vai trò kết nối các vùng miền với nhau, kết nối với các phương thức vận tải khác, đáp ứng nhu cầu đi lại được nhanh, an toàn, tiết kiệm chi phí góp phần phát triển kinh tế xã hội, củng cố ANQP và BVMT.