- Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác. Với các mục tiêu:
Khối lượng khách: vận chuyển 5,6 tỷ và luân chuyển 154,56 tỷ hành khách . Khối lượng hàng vận chuyển 1.310 triệu tấn với 73,32 tỷ tấn hàng luân chuyển. Phương tiện ô tô các loại có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe.
Tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu hành khách/năm, trong đó đường bộ đảm nhận 86,0÷90,0%.
- Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh cơ bản vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ, đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn. Ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc lộ 1; xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối Hà Nội, TP.HCM với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng; nối thông đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên; đầu tư đường ven biển, đường tuần tra biên giới theo quy hoạch tại Quyết định số 129/2010/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng phê duyệt chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam [65]. Các tuyến đường đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực; phát triển mạnh mẽ giao thông đô thị. Triển khai thực hiện “Quỹ bảo trì đường bộ” để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì HTGTĐB.
Phấn đấu dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân 16 - 26% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.
Ưu tiên phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã và thôn xóm tối thiểu 70% và 50%
Để hoàn thành mục tiêu như trên, sẽ tiến hành:
1. Đường quốc lộ: Kéo dài, duy trì, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ; xây dựng một số cầu lớn trên các quốc lộ
2. Đường bộ cao tốc: Bổ sung một số tuyến cao tốc; Điều chỉnh hướng tuyến của một số cao tốc; đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc theo Quy hoạch được duyệt, dự kiến đến năm 2020 có 2.018,6 km đường bộ cao tốc
3. Đường bộ ven biển: Thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam theo Quyết định số 129/2010/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng [65] trong đó ưu tiên lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển.
4. Đường hành lang biên giới: Quy hoạch phát triển đường ra biên giới, hành lang biên giới theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ [64].
5. Định hướng phát triển hệ thống đường tỉnh: Khôi phục, nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV ở vùng đồng bằng, cấp IV, cấp V ở miền núi; đoạn qua các đô thị theo quy hoạch được duyệt; Nâng cấp một số đường tỉnh quan trọng lên thành quốc lộ đồng thời đưa một số đường huyện quan trọng lên đường tỉnh, cải tạo hoặc mở một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết.
6. Giao thông đường bộ đô thị: Phát triển GTĐB đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển không gian, kiến trúc đô thị, đảm bảo tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới GTVT của vùng, quốc gia và quốc tế, trên cơ sở: Cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm; xây dựng các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, hình thành đường vành đai đô thị; Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người dân, tiến tới hạn chế sử dụng PTGT cá nhân, góp phần giải quyết UTGT đô thị; Xây dựng các bến xe, bãi đỗ đáp ứng nhu cầu.
7. Giao thông nông thôn sẽ được đầu tư theo hướng:
- Huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn, ưu tiên xây dựng đường ôtô đến tất cả các trung tâm xã; các xã đặc biệt khó khăn do địa hình, địa lý có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại; các xã ở các cù lao, hải đảo xây dựng các bến phà, bến tàu để nối thông được đến trung tâm.
- 100% đường huyện, đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường cứng (rải nhựa hoặc bê tông xi măng) đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%.
- Đưa dần vào cấp kỹ thuật: Đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI.
- Tối thiểu: 50% các đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A trở lên; 45% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
ở các khu vực miền núi; xóa bỏ toàn bộ cầu khỉ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. - Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
- Bố trí các nguồn vốn để bảo trì 100% đường huyện và tối thiểu 45% đường xã. 8. Định hướng phát triển vận tải
Tổ chức giao thông hợp lý, khai thác có hiệu quả các công trình GTĐB đã hoàn thành xây dựng, phục vụ kịp thời, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Khối lượng: khách vận chuyển tăng bình quân 11%/năm, hành khách luân chuyển tăng 8,6%/năm; hàng hóa vận chuyển tăng bình quân 8,3%/năm và khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 7,44%/năm.
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường tương đương EURO IV.
- Vận chuyển khách công cộng đến năm 2020, với mục tiêu phấn đấu đáp ứng 25% nhu cầu tại thành phố Hà Nội và 15% tại thành phố Hồ Chí Minh.
9. Phát triển phương tiện vận tải và bến bãi
- Đối với ô tô: Dự kiến đến năm 2020 có khoảng 3,2 - 3,5 triệu ôtô, trong đó xe con chiếm khoảng 57%, xe khách 14%, xe tải 29%; Hạn chế dần, tiến tới không lưu hành các phương tiện xe ô tô không phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông.
- Đối với xe máy: Hạn chế gia tăng bằng các biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước, xe máy sử dụng chủ yếu ở các khu vực nông thôn, khu vực không có PTGT công cộng, dự kiến đến năm 2020 có khoảng 36 triệu xe máy.
- Hoàn thiện quy hoạch bến xe có quy mô phù hợp với khối lượng khách đi, đến, đặc biệt các đầu mối giao thông. Ưu tiên đầu tư bến xe lớn tại các thành phố lớn; Ưu tiên dành quỹ đất phù hợp cho phát triển bãi đỗ xe; xây dựng các bến xe ngầm, trên cao ở các thành phố lớn; Hoàn chỉnh quy hoạch và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các điểm dừng nghỉ trên các tuyến vận tải đường dài, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ.
10. Đảm bảo an toàn giao thông
- Kiềm chế tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý từ Trung ương đến địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến cộng đồng.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo hành lang an toàn; các công trình phải được thẩm định về an toàn giao thông; việc kết nối với các quốc lộ phải theo quy định để đảm bảo an toàn giao thông.
- Đầu tư hệ thống giám sát an toàn giao thông và trung tâm điều hành giám sát.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện, chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ.
- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do TNGT đường bộ. 11. Bảo vệ môi trường và đất sử dụng cho giao thông đường bộ
- Bảo vệ môi trường
Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định BVMT trong xây dựng, khai thác HTGTĐB và vận tải. Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật BVMT.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp, lồng ghép các yếu tố BĐKH, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định về BVMT; ưu tiên áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường.
Các công trình giao thông và phương tiện giao thông phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng liên quan đến bảo vệ môi trường.
Xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại, sử dụng nhiên liệu hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Nhu cầu đất sử dụng đến năm 2020: Cho mạng lưới quốc lộ đến năm 2020 (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 77.934 ha, trong đó cần bổ sung cho phát triển mạng lưới quốc lộ khoảng 21.203 ha; Nhu cầu đất phát triển đường bộ cao tốc (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 41.100 ha, trong đó đất bổ sung thêm khoảng 38.200 ha; Nhu cầu đất phát triển đường Hồ Chí Minh (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 8,873 ha.
12. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 ước tính cần 1.565.317 tỷ đồng
- Vốn bảo trì đường bộ đến 2020 do: Trung ương quản lý cần 6.700 tỷ đồng/năm; Đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị) là 5.500 tỷ đồng/năm.