Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững (Trang 63 - 66)

theo hướng bền vững

Quản lý phát triển HTGTĐB theo hướng bền vững với nhiệm vụ là tìm ra các giải pháp về quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người và hàng hóa trên các tuyến đường ở hiện tại và tương lai được nhanh, an toàn, tiết kiệm chi phí, phục vụ nhu cầu phát triển KTXH, củng cố ANQP và BVMT. Muốn vậy, cần có các tiêu chí sau:

2.2.6.1. Tiêu chí về sự phù hợp

Tiêu chí này đặt ra 04 yêu cầu sau:

- Phù hợp giữa nhu cầu phát triển (kinh tế, xã hội, ANQP, cải tạo môi trường cảnh quan) với khả năng (quỹ đất, kinh tế …) cho phép về quy hoạch HTGTĐB;

- Phù hợp giữa quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ với các chính sách có liên quan (sử dụng đất, phát triển đô thị …);

- Phù hợp giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với công tác bảo vệ môi trường và nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng;

- Phù hợp giữa nhu cầu tài chính với quy mô, khả năng, tiến độ cấp vốn. Để đáp ứng các yêu cầu trên cần có các chỉ tiêu sau:

- Về sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở các đô thị (05 chỉ tiêu): Tỷ lệ số hành khách sử dụng PTGT công cộng 70%; Tỷ lệ diện tích đường trên các tuyến phố có PTGT công cộng so với tổng diện tích đường của tất cả các tuyến phố 90%; Tỷ lệ chiều dài đường của các tuyến phố có PTGT công cộng so với tổng chiều dài đường của tất cả các tuyến phố 90%; Tỷ lệ PTGT công cộng so với tổng số PTGT tham gia lưu thông 50%; Tỷ lệ diện tích bến bãi so với tổng diện tích của đô thị 5 %;

- Về chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông ở các đô thị (06 chỉ tiêu): Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đô thị so với tổng diện tích quỹ đất đô thị từ 20 - 25%; Mật độ đường giao thông trên đầu người 20 – 25 m2/người, so với diện tích của thành phố 5 - 7 Km/Km2; Số km đường giao thông trên 1.000 dân từ 1 – 1,5 km/1000 dân; Vận tốc lưu thông trung bình của các PTGT trong thành phố phải đạt từ 30 – 35 km/giờ; Tỷ lệ các nút giao thông chính có đèn tín hiệu giao thông 100 %; Diện tích các bãi để xe phải đạt từ 15- 20% so với diện tích đất giao thông, tương đương từ 3-5% diện tích đất đô thị;

- Về chất lượng đường quốc lộ (08 chỉ tiêu): Cao tốc, cấp I và II chiếm 70 %; Đường cấp III và IV chiếm 30%; Không còn đường cấp V và VI; Có mặt đường rộng ít nhất 14 m (đủ cho 4 làn xe cơ giới) chiếm 70 %; Tỷ lệ cầu yếu trên các tuyến quốc lộ 0 %; Khả năng đáp ứng vốn cho công tác bảo trì hạ tầng 100 %; Các tuyến đường bộ có tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa chiếm 70%, bê tông xi măng 30 %, nhựa, cấp phối và đá dăm chiếm 0%;

- Về vốn bảo trì: Đáp ứng 100% nhu cầu;

- Về ý thức của người tham gia giao thông: 100% số người tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành các quy định khi tham gia giao thông;

- Về mật độ các phương tiện tham gia giao thông: 100% các tuyến đường có mật độ xe phù hợp với thiết kế của tuyến đường;

- So với các nước trên thế giới phấn đấu: Chất lượng cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc …) đứng thứ 12; Chất lượng đường bộ đứng thứ 10; Năng lực cạnh tranh quốc giá đứng thứ 30.

2.2.6.2 Tiêu chí về kết nối

Tiêu chí này đặt ra 02 yêu cầu:

- Kết nối các loại hình giao thông đường bộ (cao tốc, quốc lộ, đường đô thị, giao thông nông thôn);

- Kết nối hạ tầng giao thông đường bộ với các phương thức vận tải khác. Để đáp ứng các yêu cầu trên cần có các chỉ tiêu sau:

- 100% các phương tiện tham gia giao thông được sử dụng hệ thống giao thông thông minh ITS, kết nối với máy tính và hệ thống viễn thông để có thể biết được tình trạng giao thông ở các tuyến đường dự định đi qua;

- 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, được vào cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV và cấp V, được bảo trì theo kế hoạch; Mật độ đường GTNT tỷ lệ 8,9 Km/Km2;

- 100% các cầu cống và các tuyến đường GTNT được cứng hóa;

- 100% các tuyến giao thông nội đồng đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa trong nông nghiệp, công nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

- 100% các tuyến đường đi qua các khu vực đồi núi, địa hình khó khăn không bị chia cắt do mưa bão, lũ lụt.

2.2.6.3. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế

Tiêu chí này đặt ra 03 yêu cầu đối với: - Lưu lượng hàng hóa và người di chuyển;

- Tốc độ xe chạy; thời gian xe chạy; an toàn cho người sử dụng (số vụ tai nạn, số người bị chết và bị thương); tiện lợi, thoải mái cho người sử dụng;

- Khả năng thu hồi vốn của các dự án

Để đáp ứng các yêu cầu trên cần 04 chỉ tiêu sau:

- Lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông không vượt quá 80% thiết kế; - Khả năng phát huy và duy trì vận tốc của các phương tiện tham gia giao thông không thấp hơn so với vận tốc thiết kế; Chi phí giao thông bằng 10% chi phí sản xuất;

- Chỉ số ICOR hàng năm không vượt quá 3;

- Thời gian thu hồi vốn Ti; Giá trị lợi nhuận hiện tại ròng NPV; Suất thu lợi nội tại IRR; Tỷ số lợi ích so với chi phí B/C … phải đạt (hoặc vượt) so với thiết kế.

2.2.6.4. Tiêu chí về các tác động

Tiêu chí này đặt ra yêu cầu đối với:

- Khí thải và tiếng ồn luôn ở trong giới hạn cho phép;

- Số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương giảm; - Giảm nhẹ thiên tai

Để đáp ứng các yêu cầu trên cần có các chỉ tiêu sau:

- 100% các tuyến đường ở các đô thị có lượng khí thải và tiếng ồn trong giới hạn cho phép, phù hợp với tiêu chuẩn (TCVN 5949:1998) và quy chuẩn (QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT) Việt Nam;

- Số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương không tăng, có xu hướng giảm hàng năm so với năm 2013;

- Thiệt hại kinh tế đối với HTGTĐB (do thiên nhiên) không quá 0,01 % GDP; - Đảm bảo 100% các tuyến quốc lộ, cao tốc vẫn hoạt động bình thường ở tất cả các thời điểm trong năm, không chịu tác động của thời tiết khí hậu;

2.2.6.5. Tiêu chí về tính bền vững

Tiêu chí này đặt ra các yêu cầu và các điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của các công trình về HTGTĐB. Muốn vậy, cần có các chỉ tiêu sau:

- 100% các đề án quy hoạch về GTĐB được lập trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng, các tác động có liên quan, các số liệu dự báo giao thông nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng trong tương lai;

- 100% các dự án giao thông được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra;

- 100% các mục tiêu, các chiến lược về phát triển HTGTĐB không thay đổi và được thực thi theo đúng kế hoạch, kể cả khi thay đổi thể chế chính trị;

- Sự ổn định chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân;

- Nguồn tài chính; nguồn nguyên vật liệu; quỹ đất phục vụ phát triển HTGTĐB;

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)