3.1.6.1. Hệ thống các văn bản pháp quy phục vụ công tác quản lý môi trường liên quan đến lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ
Các văn bản phục vụ công tác quản lý môi trường ngành GTVT gồm: Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [42]; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư trung ương Đảng [43] về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị [42] về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 34/2005/QĐ – TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ [63].
3.1.6.2. Về bộ máy quản lý môi trường liên quan đến hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam
Tổng cục ĐBVN có Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế; Bộ GTVT có Vụ Môi trường thực hiện chức năng QLNN về môi trường (theo Quyết định 2676/QĐ-BGTVT ngày 01/9/2008 Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Vụ Môi trường) [1] (Xem Phụ lục 5). Tuy nhiên vẫn:
- Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thanh tra môi trường tại cơ sở. Vừa thiếu nhân lực thực hiện thanh tra giám sát công tác BVMT, vừa thiếu các văn bản pháp quy hướng dẫn công tác thanh tra các cơ sở về công tác BVMT, điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không giám sát được các hoạt động BVMT. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật về BVMT còn chồng chéo, bất cập giữa thanh tra các hoạt động chuyên ngành và thanh tra môi trường.
trường đối với quá trình vận hành, khai thác các dự án phát triển HTGTĐB, dẫn đến các chương trình quản lý môi trường đối với các dự án phát triển GTVT chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý chứ chưa phát huy được vai trò trong kiểm soát các tác động môi trường. - Thiếu các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt cho từng loại phương tiện tham gia giao thông. Hầu hết các văn bản pháp quy, quy phạm và các tiêu chuẩn đều đang sử dụng tiêu chuẩn chung cho toàn quốc gia.