Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững (Trang 27 - 28)

(1) Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Đất đai: Quỹ đất, vị trí tuyến, hướng tuyến được quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến công năng sử dụng ở hiện tại và khả năng phát triển hạ tầng GTĐB trong tương lai;

- Địa hình, địa chất: Điều kiện thực tế của địa hình sẽ ảnh hưởng đến biện pháp thi công, công tác xử lý nền móng, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công phục vụ thi công xây lắp … nên sẽ tác động đến chi phí, tiến độ và chất lượng ĐTXD ban đầu; công tác sửa chữa bảo dưỡng, công tác bảo đảm giao thông, ATGT, chi phí bảo trì trong quá trình khai thác;

- Nguồn nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu làm VLXD có nguồn gốc từ tự nhiên, thông qua quá trình khai thác các mỏ đá, mỏ đất, mỏ cát … ở các vị trí nhất định, nên sẽ ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu, chất lượng, tiến độ, chi phí ĐTXD ban đầu, chi phí sửa chữa bảo dưỡng hạ tầng và hiệu quả của dự án phát triển hạ tầng GTĐB;

- Quy hoạch: Vấn đề BĐKH và NBD; địa hình liên quan đến tiềm năng phát triển kinh tế, khả năng hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tình hình thực tế về sử dụng và khai thác nên ảnh hưởng đến quy mô và tính khả thi của các đề án quy hoạch HTGTĐB. Phải gắn kết quy hoạch hạ tầng GTĐB giữa các vùng, các khu vực với nhau, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “đường không có người đi”, hoặc không đáp ứng được nhu cầu đi lại.

(2) Điều kiện kinh tế xã hội

- Đối tượng phục vụ và nhu cầu vận tải: Các dự án về hạ tầng GTĐB chỉ được quy hoạch và triển khai khi xuất phát từ nhu cầu thực tế của đối tượng sử dụng, hoặc phục vụ cho chiến lược, kế hoạch về kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, cần dự báo, xác định đối tượng sử dụng chính, khả năng kinh tế, khả năng thanh toán của đối tượng sử dụng … để dự kiến hiệu quả của dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ;

- Tốc độ tăng dân số, mật độ dân số, phong tục tập quán, mức sống của người dân sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng hạ tầng GTĐB; Cơ cấu, trình độ lao động của mỗi khu vực sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư, liên doanh hợp tác trong phát triển kinh tế xã hội, nên sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng giao thông đường bộ;

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn phục vụ phát triển hạ tầng GTĐB sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư và tiến độ của các dự án về phát triển hạ tầng GTĐB;

- Vốn: Khả năng tài chính sẽ ảnh hưởng đến quy mô, tính khả thi của các đề án quy hoạch; Chất lượng, tiến độ, giá thành của dự án phát triển hạ tầng GTĐB;

- Dân trí, văn hóa, phong tục tập quán: Các vấn đề này ảnh hưởng trước hết đến vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chi phí và tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án hạ tầng GTĐB; kích thích, hoặc kìm hãm nhu cầu sử dụng hạ tầng GTĐB nên trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án;

(3) Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

- Công tác lập, triển khai thực hiện các chính sách về thu hút vốn đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ (quy hoạch, xây dựng, khai thác), phát triển kinh tế xã hội … sẽ tác động tích cực (hoặc tiêu cực) đến: Khả năng cung ứng, thu hút vốn (từ các nguồn); Kiểm soát chất lượng, tiến độ, chi phí; Nhu cầu sử dụng; Giải quyết ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông … cũng như hiệu quả phát triển hạ tầng giao thông đường bộ;

- Cơ chế gắn giữa quyền và nghĩa vụ của các công dân, các tổ chức trong việc sử dụng hạ tầng GTĐB phù hợp sẽ nâng cao ý thức trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng hạ tầng giao thông, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng;

- Cơ chế quản lý khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; - Cơ chế phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; trình độ, mức độ và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ thi công sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng, khai thác bảo trì; khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông; khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong tương lai;

- Giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)