Phát triển bền vững đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc và phổ biến trong các tài liệu khoa học, trong các văn bản về chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Bền vững trong phát triển là yêu cầu, tiêu chuẩn để đưa ra quyết định đánh giá quá trình phát triển. Tính bền vững được nhìn nhận như một đặc trưng quan trọng của phần lớn các hoạt động của con người.
“Phát triển bền vững là đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Căn cứ vào khái niệm này cho thấy: “phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững chính là sự phát triển của hạ tầng
tới khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai” (xem Hình 2.1). Cho nên, mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững, bao gồm: quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác phải đáp ứng được tốt nhất nhu cầu đi lại ở hiện tại và cả trong tương lai (nhanh, an toàn, tiết kiệm chi phí) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc phòng.
Hình 2.1: Khung logic xây dựng mục tiêu và tiêu chí phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững
Ở châu Âu, người ta thừa nhận khái niệm bền vững về giao thông và sử dụng đất như sau: Tạo điều kiện cho phép tất cả người dân tiếp cận với hàng hoá và dịch vụ một cách hiệu quả nhất; BVMT, di sản văn hoá và các hệ sinh thái cho thế hệ hiện tại; Không gây hại đến những cơ hội của thế hệ tương lai trong việc đạt được lợi ích ít ra là bằng mức độ của thế hệ hiện tại, bao gồm cả những lợi ích được hưởng từ môi trường tự nhiên và di sản văn hoá. Khái niệm này xác định các mục tiêu để đạt được sự bền vững, gồm:
(1) Hiệu quả kinh tế: Nhằm tối đa hoá những lợi ích mà người sử dụng nhận được từ hệ thống giao thông, sau khi trừ đi các chi phí về nguồn lực để xây dựng và vận hành.
(2) An toàn: Mục tiêu này hướng tới giảm số vụ tai nạn đối với mọi loại phương tiện và giảm mức độ nghiêm trọng nếu tai nạn xảy ra.
(3) Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế: Các chính sách, các cải thiện về giao thông và sử dụng đất cần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, hoặc cải thiện môi trường ... hướng tới sự phát triển bền vững kinh tế.
(4) Bảo vệ môi trường: Nhằm giảm các ảnh hưởng xấu của các chất ô nhiễm toàn phần như NOx và SO2; các chất ô nhiễm cục bộ; tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng đến sức
Tiêu chí phát triển
bền vững HTGTĐB
Thỏa mãn nhu cầu hiện tại (nhanh, an toàn, tiết kiệm
chi phí)
Không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu trong tương lai
Mục tiêu và yêu cầu phát triển HTGTĐB theo hướng bền vững
Phát triển
khoẻ; xâm phạm cảnh quan; phá vỡ và chia cắt các khu cần bảo tồn, các hệ sinh thái; đánh mất di sản văn hoá và các sinh vật tự nhiên
(5) Công bằng xã hội: Nhằm bình đẳng về nhu cầu đi lại hợp lý, chi phí đi lại, các ảnh hưởng về môi trường và an toàn của việc đi lại; cơ hội tham gia giao thông của các cá nhân không có xe riêng và cả những người khuyết tật; xem xét đến việc bù đắp cho những người có ít cơ hội nhất hoặc phải chịu nhiều chi phí nhất.
(6) Sự bình đẳng giữa các thế hệ: Có ba ảnh hưởng của các hoạt động trong hiện tại sẽ liên quan đến các thế hệ tương lai, đó là hiệu ứng khí nhà kính (đặc biệt là khí CO2); khai thác huỷ hoại tài nguyên đất; làm cạn kiệt các tài nguyên không có khả năng tái tạo.
Qua các vấn đề nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm: “Phát triển hạ tầng GTĐB theo hướng bền vững là phát triển hạ tầng GTĐB một cách hài hoà, đồng bộ liên thông, đảm bảo đáp ứng nhu cầu và lợi ích sử dụng hiện tại, có tính đến sự gia tăng và mức độ phù hợp của nhu cầu và lợi ích sử dụng trong tương lai được an toàn, công bằng và tốt nhất góp phần phát triển kinh tế - xã hội – bảo vệ môi trường – củng cố an ninh quốc phòng”. Do đó, phát triển hạ tầng GTĐB theo hướng bền vững bao gồm các vấn đề sau:
(1) Hiện đại, an toàn: Đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích sử dụng của hiện tại và tương lai được an toàn, hợp lý trong khuôn khổ điều kiện tự nhiên cho phép của Việt Nam góp phần cho phát triển kinh tế xã hội – bảo vệ môi trường – củng cố an ninh quốc phòng;
(2) Kết nối: Phải liên thông và đóng vai trò kết nối các phương thức vận tải với nhau; kết nối các khu vực, các vùng miền phải đồng bộ, liên thông với nhau;
(3) Gắn kết: Quá trình quy hoạch, ĐTXD, tổ chức vận hành khai thác, sửa chữa bảo dưỡng có sự gắn kết với nhau nhằm duy trì năng lực khai thác như ban đầu. Đảm bảo khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý, gắn với công tác BVMT, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh một cách công bằng cho tất cả các đối tượng có liên quan;
Theo tác giả, vấn đề phát triển hạ tầng GTĐB theo hướng bền vững phải đóng vai trò phục vụ và đi trước đối với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần ổn định xã hội, củng cố ANQP, BVMT trên cơ sở:
(1) Quy hoạch môi trường, quy hoạch các vùng sử dụng đất, quy hoạch mạng lưới GTVT (nói chung và GTĐB nói riêng) phải rõ ràng, phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển kinh tế xã hội – BVMT – củng cố ANQP ở hiện tại và trong tương lai;
(2) Quy hoạch mạng lưới GTĐB hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới GTVT (đường sông, hàng không, hàng hải); Đảm bảo tính đồng bộ, liên thông, phù
hợp với quy hoạch phát triển không gian và các khu chức năng cả ở hiện tại và tương lai; (3) Quy hoạch HTGTĐB phù hợp với quy hoạch mạng lưới GTĐB, gắn với quản lý, khai thác sử dụng TNTN hợp lý đáp ứng nhu cầu xây dựng ở hiện tại và tương lai;
(4) Chính sách phát triển hạ tầng GTĐB (quy hoạch, nguồn vốn, đầu tư khai thác, bảo trì), ứng phó với BĐKH và NBD có chiến lược lâu dài, mang tính thống nhất;
(5) Giữ vững ổn định xã hội, củng cố ANQP, tạo được sự đồng thuận của nhân dân.