Khái niệm, nội dung quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững (Trang 48 - 63)

tâm đến các vấn đề sau: khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn TNTN; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ÔNMT phát sinh nhằm bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; không gây ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc, cảnh quan môi trường; dự báo, đề phòng, hạn chế các tác động tiêu cực do BĐKH và NBD đến các công trình HTGTĐB.

2.2.4. Khái niệm, nội dung quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững bền vững

Khái niệm quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững: Chính là quá trình khảo sát nghiên cứu đánh giá quá khứ và thực trạng, dự báo tương lai (về các vấn đề liên quan đến hạ tầng GTĐB) nhằm đề ra và thực hiện các giải pháp đối với quá trình quy hoạch, ĐTXD và vận hành khai thác, để với chi phí hợp lý có thể nâng cao năng lực khai thác của các tuyến GTĐB hiện có, kết hợp phát triển các tuyến GTĐB mới hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách được nhanh, an toàn, giá rẻ, tiết kiệm chi phí, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng TNGT và UTGT góp phần tạo động lực phát triển KTXH, củng cố ANQP và BVMT. Đồng thời phát triển hạ tầng GTĐB theo hướng bền vững phải góp phần kết nối liên thông với các phương thức vận tải khác, tạo động lực cho các phương thức vận tải khác phát triển.

Nội dung quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững bao gồm: Quản lý công tác dự báo; Quản lý quy hoạch; Quản lý thực hiện đầu tư xây dựng; Quản lý vận hành khai thác.

2.2.4.1 Quản lý dự báo phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Quản lý công tác dự báo phát triển hạ tầng giao thông đường bộ chính là quản lý toàn bộ quá trình khảo sát nghiên cứu mối tác động qua lại giữa phát triển HTGTĐB với kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh quốc phòng để tiên đoán về tương lai với các số liệu dự báo chính xác, phù hợp với các số liệu thực tế sẽ xảy ra trong tương lai về phát triển HTGTĐB. Do đó quản lý dự báo phát triển HTGTĐB bao gồm:

- Quản lý công tác khảo sát thống kê số liệu (quá khứ và hiện tại) bằng phương pháp toán học để xác định xu hướng vận động về mối tác động qua lại giữa phát triển HTGTĐB với kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh quốc phòng;

(các phán đoán của các chuyên gia) để hạn chế đến mức thấp nhất các dự báo mang tính chủ quan để các dự báo về phát triển HTGTĐB được định tính được chính xác hơn;

- Quản lý phân tích các số liệu dự báo và các chính sách có liên quan về phát triển về kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh quốc phòng trong tương lai;

- Quản lý quy trình dự báo phát triển HTGTĐB bao gồm các bước: thứ nhất là mục tiêu dự báo; thứ hai là loại dự báo; thứ ba là mô hình dự báo; thứ tư là thu thập số liệu và tiến hành dự báo; thứ năm là ứng dụng kết quả dụ báo; thứ sáu là theo dõi kết quả dự báo.

- Quản lý phương pháp và lựa chọn phương pháp dự báo. Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, mỗi phương pháp dự báo có thể cho ra một kết quả dự báo, nên tùy thuộc điều kiện thực tế, mục đích, yêu cầu để lựa chọn phương pháp dự báo. Có các phương pháp dự báo sau: 1. Tiên đoán; 2. Ngoại suy xu hướng; 3. Chuyên gia; 4. Mô phỏng; 5. Ma trận tác động qua lại; 6. Kịch bản; 7. Cây quyết định; 8. Dự báo tổng hợp

2.2.4.2 Quản lý quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

a) Quản lý quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ theo truyền thống

Quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ truyền thống nhằm mục đích cải thiện hạ tầng giao thông đường bộ để đáp ứng nhu cầu đi lại của các PTGT trên cơ sở:

1. Xác định các mục tiêu cho sự phát triển. Công việc này quan trọng và vô cùng phức tạp, nếu xác định sai mục tiêu thì mọi việc sau sẽ đi chệch đường;

2. Cập nhật thông tin, liên tục theo dõi và thu thập những biến đổi của đối tượng quy hoạch. Đây chính là quá trình điều tra giao thông (ở các tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường vành đai, các tuyến đường chính trong thành phố), bao gồm các điều tra sau: - Điều tra tổng quát về: Tình trạng chiều rộng làn đường, số lượng các nút, các biển báo giao thông (giới hạn tốc độ cho phép, đường một chiều, đường cấm …); Lưu lượng của các phương tiện tham gia giao thông (xe khách, xe chở hàng, xe 2 bánh, xe cá nhân …); Tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm và giờ thấp điểm

- Điều tra điểm đi và đến của khu vực cần quy hoạch để biết được lưu lượng xe đi trong nội tỉnh, lưu lượng xe ngoại tỉnh đi qua khu vực cần quy hoạch; xe của cá nhân, xe của các tổ chức kinh doanh; tình trạng sử dụng xe vào ngày thường, ngày nghỉ, giờ cao điểm, giờ thông thường; mục đích sử dụng xe; lượng khí thải phát ra từ các phương tiện giao thông; dự đoán lưu lượng của các phương tiện giao thông trong tương lai

- Điều tra tính năng thông qua việc phân loại nhóm phương tiện (xe chở khách, xe chở hàng hóa, xe cá nhân …) tham gia giao thông;

- Điều tra tình trạng đỗ xe

3. Đưa ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu quy hoạch dưới dạng các mô hình với các phương án, chính sách khác nhau sẽ thực hiện trong hiện tại và tương lai;

4. Đánh giá, so sánh các giải pháp với các chuẩn mực mà các mục tiêu đã đặt ra;

5. Lựa chọn giải pháp quy hoạch phù hợp với các chuẩn mực, tiêu chuẩn quy định và đạt mục tiêu đã đề ra;

6. Áp dụng giải pháp đã lựa chọn, theo dõi quá trình thực hiện giải pháp, tiến hành các điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Các hoạt động trên gây tác động đến môi trường theo cả 2 hướng tích cực (tạo ra các tuyến đường đẹp, thông thoáng …) và tiêu cực (nhiều diện tích cây xanh, mặt nước, ao hồ … bị biến mất nhường đất cho các công trình hạ tầng GTĐB), nên khi quy hoạch cần phải có các giải pháp để phát huy các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực.

Các vùng diễn ra quá trình đô thị hóa sẽ làm cho dân số tăng lên nhanh chóng, diện tích ĐNN bị thu hẹp, nhiều nông dân bị mất đất canh tác, dân ở các vùng khác nhập cư vào ngày càng nhiều, tạo ra áp lực về giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh, quản lý chất thải, nhà ở, dịch vụ, việc làm, v.v.. luôn vượt quá khả năng đáp ứng của vùng đô thị, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề môi trường đô thị, môi trường xã hội nan giải.

Chính vì vậy, quản lý quy hoạch giao thông truyền thống sẽ tạo ra ngày càng nhiều kết cấu hạ tầng GTĐB (đường sá, bãi đỗ...) và hệ thống các thiết bị (đèn tín hiệu, biển báo...) nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ giới hóa ngày càng cao của con người, nên sẽ kích thích sự gia tăng sở hữu PTGT cá nhân gây ra UTGT, TNGT và ÔNMT.

b) Quản lý quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ hướng tới bền vững

Patrick GEDDES (1854- 1932) cho rằng quy hoạch là một tiến trình xã hội, được lập ra trên cơ sở tiến hành điều tra, phân tích. Theo Peter Hall viết trong tác phẩm Quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng: “Quy hoạch là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành động dẫn dắt tới sự thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến” [82, tr.6]. Quản lý quy hoạch phát triển đô thị cần hướng tới bền vững, vấn đề này đã được Peter Hall [83, tr.165] nêu thành 7 nguyên lý cơ bản như sau:

 Một nền kinh tế đô thị bền vững: Công ăn việc làm và sự khá giả;  Một xã hội đô thị bền vững: Liên kết và đoàn kết xã hội;

 Nhà ở đô thị bền vững: Nhà ở tươm tất và vừa túi tiền của mọi người;  Một môi trường đô thị bền vững: Các hệ sinh thái ổn định;

 Tiếp xúc đô thị bền vững: Một đô thị nhằm giữ gìn nguồn lực;  Đời sống đô thị bền vững: Xây dựng đô thị để (có thể) sống được;  Nền dân chủ đô thị bền vững: Trao quyền cho cộng đồng công dân Điều đó cho thấy quy hoạch là công cụ để làm ra chính sách nhằm quản lý tốt quá trình phát triển của đô thị, nên quy hoạch chính là lộ trình xã hội. Theo D.R. GODSCHALK (Hội các nhà quy hoạch Hoa Kỳ) thì quy hoạch là một lộ trình xã hội gồm hai công đoạn: Thứ nhất, phân tích ban hành chính sách; Thứ hai, quản lý sự thực hiện các chính sách ấy và nguồn cung ứng thông tin cho các hoạt động này được rút ra từ sự đối thoại với xã hội. Trong tác phẩm “Quy hoạch từ Hoa Kỳ, bài học từ sự rối loạn”, đã viết:

“Một nhánh phân tích chính sách (a policy analysis branch) và nhánh nữa về quản lý (a management branch). Nhánh thứ nhất nhắm vào giai đoạn trước khi ra quyết định. Còn nhánh thứ hai nhắm vào giai đoạn sau khi ra quyết định. Cho nên quy hoạch chủ yếu đề cập tới sự đánh giá sơ bộ mang tính chất so sánh các mục tiêu và phương tiện, đặc biệt là phương tiện để cung cấp cho các nhà ra quyết định có các phán xét được cân nhắc cẩn thận về tính hữu hiệu đã được ước lượng của các phương án khác nhau. Còn quy hoạch với tư cách là sự quản lý đề cập tới sự thực thi các quyết định bằng cách đặt dấu nhấn lên tính hiệu quả của các phương pháp và các hình thức kiểm soát khác nhau nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra trong bối cảnh rối loạn về mặt tổ chức. Câu trả lời cuối cùng là để bao quát các ý nghĩa đã nói trước đây trong phạm vi của một quan niệm về quy hoạch như một hình thức đối thoại xã hội, một sự thử nghiệm tự giác với các mục đích và chương trình xã hội nhằm phát hiện ra một tương lai mong muốn” [78, tr.3].

Việc phát triển HTGTĐB cũng góp phần kích thích sự gia tăng các PTGT cá nhân, dẫn đến ÔNMT, UTGT và TNGT ngày càng trầm trọng, làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, quy hoạch HTGTĐB theo hướng bền vững sẽ tập trung vào việc di chuyển của người và hàng hóa hơn là việc di chuyển của PTGT; tạo ra một văn hóa giao thông đô thị mới, người dân cần phải thay đổi hành vi như sử dụng PTGT công cộng, đi xe đạp và đi bộ..., hạn chế sử dụng các PTGT cá nhân chiếm nhiều diện tích, tiêu hao nhiều TNTN và gây ÔNMT. Nhằm mục tiêu sẽ giúp cho các hoạt động của người dân và hàng hóa tham gia vào trong một dây chuyền cung ứng, đạt được sự di chuyển cao nhất với lưu lượng, mật độ của các PTGT thấp nhất; giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực (TNTN, tiền bạc, con người …) và các tác động tiêu cực gây ÔNMT.

- Quy hoạch phương thức vận tải như hạn chế các PTGT cá nhân (ô tô, xe máy …), mở rộng và khuyến khách người dân sử dụng GTCC như xe buyt, tàu điện ngầm …

- Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ thông qua việc cải tạo, mở rộng nâng cấp, hoặc làm mới các công trình giao thông đường bộ.

Nhằm mục tiêu, HTGTĐB hỗ trợ tốt nhất cho phát triển KTXH với chi phí hợp lý; bảo đảm quyền đi lại cho mọi tầng lớp xã hội; góp phần BVMT, không làm giảm các nguồn lực (con người, tiền bạc và tự nhiên), tăng cường củng cố an ninh quốc phòng.

Để đạt các mục tiêu trên, các tài nguyên thiên nhiên phải được sử dụng một cách hợp lý trên cơ sở thỏa mãn 3 điều kiện sau:

(1) Tỷ lệ sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo không vượt quá tỷ lệ sinh ra; (2) Tỷ lệ sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo không vượt quá tỷ lệ những tài nguyên thay thế có thể tái tạo được;

(3) Tỷ lệ phát thải ô nhiễm không vượt quá khả năng "tiêu hóa" của môi trường; Chính vì vậy khi quy hoạch cần tập trung vào các nhóm vấn đề sau:

(1) Quy hoạch GTVT trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, đó là “Việc phân bố lại nguồn lực đất đai quốc gia trong giới hạn không gian và thời gian xác định với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của đất đai, bảo vệ tốt hệ sinh thái và bền vững của môi trường; quy hoạch sử dụng đất cũng là hệ thống các giải pháp mang tính kinh tế - kỹ thuật - pháp lý để quản lý tài nguyên và tài sản đất đai quốc gia” [46]; Mức tiêu hao TNTN, các xung đột trong giao thông, mức độ ÔNMT, số vụ UTGT, số vụ TNGT … luôn tỷ lệ thuận với mức độ đi lại, nên giảm chiều dài hành trình sẽ góp phần giảm mức tiêu hao TNTN, ÔNMT, TNGT … Chính vì vậy, vấn đề sử dụng đất với quy hoạch HTGTĐB cần hạn chế mở rộng các đô thị, tăng diện tích đất trồng cây xanh.

(2) Phát triển và cải thiện vận tải công cộng; (3) Khuyến khích việc đi lại bằng xe đạp và đi bộ; (4) Quản lý hàng hóa đô thị;

(5) Quản lý bãi đỗ xe;

(6) Thu phí đường bộ đô thị;

(7) Sự bình yên cho giao thông và sắp xếp lại không gian đường bộ đối với phương tiện thân thiện môi trường nhất và các phương thức vận tải;

(8) Hạn chế sự tiếp cận đối với các phương tiện đường bộ gây ÔNMT;

nồng độ CO2 thấp;

(10) Các biện pháp mềm mỏng và thông minh (các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức. kế hoạch đi lại hợp lý …);

c) Quy hoạch xây dựng

Để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững thì quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ phải mang tính định hướng cho quy hoạch xây dựng.

Quy hoạch xây dựng thường được lập cho 5 năm, 10 năm và định hướng phát triển lâu dài; Quy hoạch xây dựng theo định kỳ phải được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn trên cơ sở kế thừa các quy hoạch xây dựng trước đó đã lập và phê duyệt các dự án quy hoạch theo những nội dung và yêu cầu nhất định. Quy hoạch xây dựng nói chung phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

(1) Điều tra, khảo sát, nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng thế mạnh của từng vùng; Xu hướng biến đổi khí hậu và nước biển dâng để xác định các vùng cảnh quan và hệ sinh thái đặc trưng cần bảo vệ, đưa ra danh mục các khu vực cấm và hạn chế xây dựng trước rồi xác định các khu vực có thể xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông …

(2) Quy hoạch vùng sử dụng đất (hay quy hoạch tổng thể): Quy hoạch tổng thể nhằm hình thành các vùng tập trung có cùng mục đích sử dụng đất gọi là các vùng sử dụng đất trên cơ sở xem xét 2 mặt: về không gian cần tiến hành trên phạm vi cả nước; về thời gian cần mang tính định hướng chiến lược lâu dài, không chỉ giới hạn vài chục năm mà cần tính đến xu thế phát triển hàng trăm năm tiếp theo. Các Quy hoạch này phải đảm bảo:

- Phù hợp với quy hoạch: Phát triển KTXH; Phát triển của các ngành; Sử dụng đất. Quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo an ninh

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)