Theo tác giả, để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
2.2.2.1 Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Vấn đề BVMT là quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân, nên phát triển HTGTĐB cũng phải gắn với công tác BVMT. Nguyên tắc này thực hiện trên cơ sở:
(1) Đối với giai đoạn quy hoạch: Theo tác giả, công tác quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch môi trường;
(2) Đối với giai đoạn ĐTXD và vận hành khai thác: Phải có ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm TNTN, đặc biệt là các tài nguyên không có khả năng tái tạo; thường xuyên đưa ra các giải pháp góp phần BVMT, hạn chế ÔNMT; Nghiên cứu tăng cường sử dụng các vật liệu tái chế; các vật liệu mới thay thế các vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên; Cải tiến kỹ thuật, loại bỏ các thiết bị cũ lạc hậu tiêu tốn nhiều nhiên liệu, gây ô nhiễm; Kiểm tra, đưa ra các phương án xử lý để mức độ bụi, tiếng ồn, khí thải luôn ở trong giới hạn cho phép.
2.2.2.2 Nguyên tắc phát huy vai trò quản lý của cộng đồng
Người dân phải có các quyền và trách nhiệm như sau:
- Có 03 quyền gồm: Quyền tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các hoạt động liên quan đến môi trường và phát triển HTGTĐB; Quyền tiếp nhận các thông tin pháp luật về BVMT, về quản lý ĐTXD; Quyền tiếp cận các nguồn lực tài chính, kinh nghiệm, công nghệ phục vụ công tác BVMT và quản lý hoạt động xây dựng HTGTĐB;
- Có trách nhiệm: Tự nguyện, tự giác, xung phong, tình nguyện tham gia vào các hoạt động truyền thông, vận động xã hội trong phong trào BVMT, đóng góp ý kiến và công tác quy hoạch, tham gia vào công tác quản lý hoạt động xây dựng hạ tầng GTĐB.
Nguyên tắc này nhằm tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với: công tác quy hoạch, hoạt động ĐTXD và vận hành khai thác hạ tầng GTĐB, trên cơ sở:
lượng và chi phí của các dự án; kiến thức về lịch sử văn hóa, ý thức BVMT, các tác động của BĐKH đến sản xuất và đời sống của con người;
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng và xã hội; rèn luyện ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, đời sống …’
- Có hành lang pháp lý rõ ràng, tuyên truyền kiến thức pháp luật cho nhân dân; - Công khai tất cả các dự án về: Sự cần thiết phải đầu tư; Chủ dầu tư, nhà thầu thiết kế, thi công; Kết cấu, khối lượng thi công, đơn giá của hợp đồng ...
2.2.2.3 Nguyên tắc công bằng và hiệu quả kinh tế
Người và hàng hóa lưu chuyển phải được nhiều, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng, thời gian và chi phí đi lại. Muốn vậy, ngoài việc quy hoạch, cải tạo nâng cấp hiện đại hóa hạ tầng GTĐB, cải tiến, sử dụng các PTGT ít tiêu hao nhiên liệu, cần khuyến khích người dân sử dụng các PTGT công cộng, hạn chế sử dụng các PTGT cá nhân; Giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ; Hạn chế hoặc cấm nhập khẩu, sử dụng các PTGT tiêu tốn nhiều nhiên liệu; Hình thành các vùng sử dụng đất, các khu tập trung có mật độ cao, đầy đủ dịch vụ cần thiết của cuộc sống để hạn chế đi lại;
Phát triển HTGTĐB phải thực sự góp phần thúc đẩy kinh tế, mang lại hiệu quả kinh tế cho đối tượng sử dụng; kinh tế phát triển tạo cơ sở cho phát triển HTGTĐB.
Hài hòa lợi ích về kinh tế, quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan, vì mâu thuẫn về kinh tế là tiền đề khởi đầu cho các mâu thuẫn khác, tạo cơ sở cho bất ổn định xã hội.
Cần có chế tài xử lý nghiêm khắc các vi phạm trong công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng; thường xuyên phổ biến kiến thức pháp luật đến mọi người dân; công khai minh bạch các khoản thu chi trong tất cả các bước công việc của dự án nhằm đảm bảo chất lượng dự án trên cơ sở sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát.
Cần có hành lang pháp lý rõ ràng, công khai minh bạch về quyền lợi và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các bên có liên quan ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Thực hiện theo nguyên tắc này, cần có quy định:
- Người sử dụng nhiều phải đóng góp nhiều như: lệ phí môi trường, thuế tài nguyên, lệ phí đăng ký xe ... cần tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng, mức độ tiêu hao TNTN.
- Hạn mức sử dụng TNTN với nhiều mức khác nhau, khi sử dụng tài nguyên vượt hạn mức càng lớn thì mức đóng góp với xã hội phải càng nhiều.
2.2.2.4 Nguyên tắc hiệu quả xã hội
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi;
- Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo thuận lợi cho việc cung ứng vốn cho các dự án phát triển HTGTĐB; hạn chế ùn tắc giao thông, TNGT và ÔNMT.
2.2.2.5 Nguyên tắc đi trước, có chiến lược lâu dài với tầm nhìn dài hạn
Theo tác giả, cần có chiến lược lâu dài, vì phát triển hạ tầng giao thông đường bộ: - Là ngành sử dụng rất nhiều diện tích đất, nhiều TNTN không có khả năng tái tạo nên phải sử dụng tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu trong tương lai;
- Sử dụng lượng vốn đầu tư lớn, từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có vốn vay, nên nếu định hướng sai có thể gây gánh nặng cho nền kinh tế;
- Gây tác động rất lớn đến nhiều công trình xây dựng đã có, môi trường cảnh quan và an ninh quốc phòng. Đồng thời là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, đe doạ môi trường sống của con người;
- Đúng hướng sẽ mở ra cơ hội đầu tư cho nhiều nhà đầu tư, nhiều dự án khác; Để thực hiện nguyên tắc đi trước, cần có chiến lược lâu dài với tầm nhìn dài hạn: (1) Cần đặt vấn đề phát triển hạ tầng GTĐB trong mối quan hệ tổng thể với: môi trường, ứng phó với BĐKH, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xu thế và mục tiêu phát triển trong tương lai;
(2) Cần tạo ra sự đồng thuận: Các cấp chính quyền công khai minh bạch; Các tổ chức, các cá nhân, tất cả mọi người dân phải có tiếng nói chung về các vấn đề liên quan đến phát triển HTGTĐB từ công tác quy hoạch. lập dự án đầu tư; ĐTXD, vận hành khai thác;
(3) Cần sử dụng tiết kiệm trong sản xuất đời sống sinh hoạt, dự trữ các nguồn tài nguyên với tinh thần luôn nhìn về quá khứ, đánh giá hiện tại, suy nghĩ về tương lai; nghiên cứu chế tạo vật liệu thay thế; BVMT tự nhiên ... khắc phục các nhược điểm gây nguy hại đến môi truờng, đảm bảo môi truờng sống trong tương lai bằng hoặc tốt hơn hiện tại;
(4) Trong nhiều trường hợp, phát triển HTGTĐB cần đóng vai trò “mở đường” cho các dự án khác triển khai. Các dự án chỉ có thể triển khai khi HTGTĐB đã được đầu tư, đáp ứng được nhu cầu đi lại phục vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố ANQP.
2.2.2.6 Nguyên tắc đồng bộ
Theo tác giả, để tạo ra sự phù hợp, hải hòa giữa phát triển hạ tầng GTĐB với các vấn đề có liên quan cần giải quyết, nhằm đạt các mục tiêu đề ra một cách tốt nhất. cần:
sử dụng đất; 3. các tuyến cao tốc và quốc lộ; 4. các đường nội bộ và phân khu chức năng; - Đồng bộ nhằm đóng vai trò kết nối, liên thông với các phương thức vận tải khác; - Đồng bộ về thời gian giữa tiến độ thi công với nhu cầu sử dụng;
- Đồng bộ về không gian thể hiện ở chỗ các đường cao tốc, quốc lộ phải phù hợp với nhu cầu, vai trò kết nối các vùng sử dụng đất với nhau; đường nội bộ trong vùng sử dụng đất phải phù hợp và đóng vai trò kết nối các khu chức năng trong vùng sử dụng đất với nhau;
- Đồng bộ giữa tiêu chuẩn kỹ thuật của HTGTĐB với phương tiện giao thông; đồng bộ giữa nhu cầu sử dụng hiện tại với nhu cầu và khả năng mở rộng trong tương lai;
- Đồng bộ giữa mạng giao thông đường bộ với hạ tầng kỹ thuật của đường;
- Đồng bộ giữa nhu cầu hiện tại, khả năng tài chính, tình hình thực tế về quy hoạch với xu hướng phát triển triển trong tương lai.
2.2.2.7 Nguyên tắc quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ gắn với các quy hoạch khác và công tác dự báo
Theo tác giả, các quy hoạch HTGTĐB được lập và thực hiện theo trình tự sau: (1) Quy hoạch môi trường: Căn cứ vào hiện trạng; Dự báo xu hướng BĐKH và NBD; Cùng các tiêu chuẩn liên quan đến công tác BVMT để lập quy hoạch;
(2) Quy hoạch vùng sử dụng đất (quy hoạch không gian): Căn cứ vào các lợi thế về TNTN, vị trí địa lý, yếu tố lịch sử văn hóa … của các vùng để quy hoạch vùng sử dụng đất nhằm bố trí hợp lý sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội - môi trường một cách có hiệu quả nhất. Mỗi vùng có thể bao gồm một tỉnh hoặc liên tỉnh, một huyện hoặc liên huyện … có mối liên hệ khăng khít về các mặt TNTN, con người, kinh tế và có chung các lợi ích.
(3) Quy hoạch các đường cao tốc, các tuyến quốc lộ để kết nối các vùng sử dụng đất với nhau; kết nối các phương thức vận tải với nhau. Các tuyến đường này phải đóng vai trò xương sống, định hướng cho các quy hoạch các tuyến đường khác và các quy hoạch tiếp theo nhằm hiện thực nhu cầu và các mong muốn trong tương lai, phát huy các tiềm năng thế mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực trong tương lai.
(4) Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH: Nhằm kiểm soát, tạo ra bố cục cân đối hợp lý về không gian, sự cân đối trong quan hệ giữa phát triển KTXH với dân số, TNMT trên cơ sở căn cứ vào kết quả khảo sát nghiên cứu đánh giá thực trạng, phân tích dự báo cùng đặc điểm về thế mạnh của quốc gia và từng khu vực để xác định bước đi, bố cục và quy mô khai thác các TNTN chủ yếu; xác định bố cục hợp lý của dân cư, nền sản xuất và hệ thống đô thị; xác định các mục tiêu và đối sách BVMT, ứng phó với thiên tai và BĐKH; thế trận ANQP..
(5) Quy hoạch phân khu chức năng trong các vùng sử dụng đất: Căn cứ vào đặc điểm hiện trạng; dự báo mức độ phát triển của khu dân cư trong tương lai; mức độ gia tăng dân số, phong tục tập quán … để quy hoạch hình thành các khu chức năng trong vùng sử dụng đất (khu dân cư, công cộng, phúc lợi xã hội, khu sản xuất …) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch đã đề ra.
(6) Cuối cùng là quy hoạch giao thông, trong vùng sử dụng đất để kết nối các khu chức năng trong các vùng sử dụng đất với nhau và ra bên ngoài các vùng sử dụng đất.