Ngôn ngữ đối thoạ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 108 - 111)

- Tao dìu mẹ mày đi sau.

3.3.1.2. Ngôn ngữ đối thoạ

Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có “tính phức

âm, tính phân tầng” và từ trong bản chất ở mức độ này hay mức độ khác đều mang tính đối thoại.Cũng như các tiểu thuyết gia đương đại, Nguyễn Xuân Khánh luôn nổ

lực làm mới hình thức kể chuyện, dịch chuyển điểm nhìn, hoà trộn nhiều giọng điệu trần thuật nên ngôn ngữ tiểu thuyết không thỏa mãn với một ý thức, một tiếng nói mà luôn mang tính đa thanh.

Mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình đẳng với tác giả. Vì thế, ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật cũng tự nhiên, xuề xoà và thông qua đó nhà văn để cho các quan điểm, suy nghĩ của nhân vật cọ xát, tranh biện với nhau không dứt. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly, bề sâu trong phát ngôn là đối thoại về tư duy, quan điểm đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong một thời điểm lịch sử biến động và khá nhạy cảm. Đối thoại giữa Nguyên Trừng và Quý Ly, Nguyên Cẩn và Quý Ly, Hán Thương và Quý Ly thực chất là tranh biện nhiều chiều về chính sách cải cách còn mới mẻ trong thời “thiên tuý”. Đối thoại giữa Nghệ Tông - Quý Ly, Khát Chân - Quý Ly là sự va chạm giữa các tư tưởng đối nghịch cách tân và thủ cựu. Đối thoại giữa Quý Ly - Sử Văn Hoa là tranh biện về đức và pháp, cương và nhu trong phương cách trị nước… Trong Mẫu Thượng Ngàn, mượn những cuộc đối thoại trên bàn cờ cụ đồ Tiết, cụ tú Cao và quản Boong, tác giả vừa cắt nghĩa, lí giải tính cách con người vừa triết lí về thời thế. Đối thoại giữa Philippe Mesmer và đầu bếp Lềnh, giữa Pierre Messmer và nhà dân tộc học Rese, giữa Julien và Pierre là những cái nhìn khác nhau, thậm chí đối ngược về con người và văn hoá phương Đông. Đối thoại thế hệ, đối thoại giữa cái cũ và cái mới, cái đã qua và cái hiện tại để nhận diện bức tranh thời cuộc và con đường đi đúng cho dân tộc cũng được bộc lộ rõ qua tranh biện giữa cha con ông Phủ Lễ, của Huy, Tuấn… Trong Đội gạo lên chùa, đối thoại giữa đạo và đời, giữa lòng nhân, tâm thiện và những bạo tàn xung quanh được thể hiện qua cuộc trò chuyện giữa sư Vô Uý và chú tiểu An, Sư Vô Uý và lực lượng cai trị Pháp, giữa Vô Uý với đội Khoát, chú tiểu An với sư Khoan Độ…. Ngôn ngữ trong các đoạn thoại này thấm đẫm chất Thiền và giàu tính triết lí. Đặc biệt quan niệm và triết lí sống “tuỳ duyên” được nhà văn lí giải cặn kẻ, tỉ mỉ, sâu sắc qua cuộc trò chuyện dài 8 trang (từ trang 779 đến trang 787) giữa chính uỷ Trần và bộ đội An. Cả hai đều đã trải qua cuộc hành hương dài trong chùa và ngoài chùa để đạt được sự thức nhận mới mẻ về lối sống Phật giáo. Đối thoại thực chất là cuộc tranh biện về cách ứng xử đối với quan niệm từ bi của Phật giáo trong từng hoàn cảnh. Phật dạy từ bi, nhưng từ bi ở chiến trường khi đối đầu với kẻ thù như An là “tiếp tay cho giặc”, là “tự sát” và giết chết đồng đội. Từ bi của cách

mạng là xây dựng thiên đường cho con người dựa trên đấu tranh bạo lực nhưng đó là “sự sát sinh cần thiết”, “hai bàn tay nhúng máu lại sạch tinh” [33, 783 ]. Có thể nói, đối thoại ở đây vừa có tính tranh biện, vừa chiêm nghiệm, suy tư về khả năng nhập thế của đạo Phật trong thời điểm nhạy cảm của lịch sử. Để các quan điểm của nhân vật “va đập” vào nhau trong tính đối thoại không dứt nhà văn tạo ra nhiều điểm nhìn để người đọc tự đánh giá, phán xét. Tính cách từng nhân vật cũng được hé lộ qua từng lời phát ngôn.

Tính đối thoại trong ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có khi thể hiện ở độc thoại nội tâm bởi độc thoại nội tâm chính là “Lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình” [26, 122 ]. Tính đối thoại trong độc thoại nội tâm thể hiện rõ nhất ở những đoạn độc thoại với nhiều câu hỏi chất vấn, hoài nghi hoặc nhân vật tự phân thân nói chuyện với con người thứ hai của mình. Chẳng hạn, đoạn độc thoại của Nghệ Hoàng trước lúc lâm chung:

- “Ngươi đã làm đổ vỡ cơ nghiệp nhà Trần - Không! Chẳng phải tại tôi. Đó là vận nước! - Tội lỗi do người quá nhân từ

- Sách chẳng nói chữ “nhân” là cái đức đầu tiên của ông Vua sáng đó sao” [34, 169 ]. Con người Nghệ Hoàng là một khối mâu thuẩn, vừa muốn đỡ đầu cho những cải cách của Hồ Quý Ly, vừa muốn nối dài cơ nghiệp tổ tiên mà bản thân ông thấy đã đến thời mạt vận. Bất lực, đau đớn bởi những giằng xé trong tư tưởng khiến giây phút lâm chung ông cũng không được nhẹ nhàng, thanh thản.

Không thỏa mãn với một ý thức, một tiếng nói, trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh tính đối thoại được bộc lộ ở việc hoà trộn, “nối ghép” không báo trước nhiều loại ngôn ngữ, giọng điệu tạo nên sự “đa âm”cho ngôn ngữ. Chẳng hạn, viết về nỗi niềm trăn trở của Hồ Quý Ly khi đọc những bình luận về Minh Đạo, rất khó rạch ròi đâu là đánh giá của người kể chuyện, đâu là dòng suy tư của nhân vật bởi sự hoà điệu trong ngôn ngữ: “Đêm qua, ông vừa đọc xong thiên Minh Đạo luận của Sử… Chao ôi! Minh Đạo! Một dàn nhạc khổng lồ mà những nhạc công vẫn còn tấu lên những điệu khúc theo cách của họ. Minh Đạo ư? Phải chăng nhiệm vụ của nó là làm cho những nhạc công ấy trở nên người tấu cùng một điệu” [34, 503 ].Với những câu hỏi không cần trả lời, tác giả đưa người đọc vào những chất vấn, hoài nghi của nhân vật, từ đó

buộc người đọc cùng tham gia đối thoại. Hay đoạn văn miêu tả trạng thái sư Vô Trần trước khi hoàn tục: “Đi, đứng, nằm, ngồi, hình ảnh cô Nấm chẳng lúc nào rời ... Ta trốn cũng không được nữa rồi. Nghĩ như vậy xong, thầy yên tâm với cái lí lẽ: việc trốn không nổi, thì thà cứ đương đầu với nó cho xong. Khi thầy Trần ra cổng chùa, con chó vàng lại đủng đỉnh đi theo” [33, 102 ]. Ở đây, giọng của người kể chuyện toàn tri khi tách bạch dẫn dắt câu chuyện khi bất ngờ trao điểm nhìn trần thuật cho Vô Trần tự kiến giải về tâm trạng và quyết định của chính mình, có khi lại nhập vào dòng ý thức của nhân vật. Sự giằng co giữa “trốn” và “trốn không nổi”, tu hay hoàn tục trở nên quyết liệt hơn bởi các tư tưởng được đặt vào thế va chạm, có chất vấn, suy tư, trăn trở, có lưỡng lự và kiên quyết… Có khi đang say sưa kể chuyện ở ngôi thứ ba, nhà văn bất ngờ trao lời cho nhân vật xưng tôi tự thuật về mình “Tôi là Lê Nguyên Trừng hay nói đúng hơn là Hồ Nguyên Trừng …” [34, 51], “Tôi là con ông Thần Rừng…” [32, 521]. Với việc chuyển đổi ngôi kể này, ngôn ngữ đối thoại được lọc qua tâm trạng nhân vật nên giàu cảm xúc hơn và đối tượng mà đối thoại hướng tới là độc giả ẩn tàng. Như vậy, hoà giọng, hoà ngôn đã đem lại những hiệu quả đặc biệt trong quá trình khám phá, phát hiện những bí ẩn của đời sống nội tâm nhân vật, đặc biệt là những trạng thái day dứt, bất ổn, lẫn lộn ý thức và vô thức. Từ đó, tính đối thoại trong giọng điệu, ngôn ngữ trở nên mạnh mẽ, triệt để hơn, giọng của nhân vật cũng có “thẩm quyền” ngang với giọng của tác giả, các ngôi kể đều có đóng góp của mình trong việc tái tạo sự kiện và cảm xúc.

Bản chất của tiểu thuyết là đối thoại và tính đối thoại có được một phần quan trọng nhờ vào ngôn ngữ đối thoại. Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, nhờ ngôn ngữ đối thoại mà tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét, các vấn đề trong tác phẩm được xem xét dưới những điểm nhìn khác nhau không mang tính áp đặt. Tác giả có thể tranh luận với nhân vật hoặc độc giả cũng có quyền đối thoại với những vấn đề nhân vật đặt ra trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w