Không gian, thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 70 - 88)

2.2.2.1. Không gian, thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh mang rõ đặc điểm của không - thời gian tiểu thuyết.

Một nội dung quan trọng của thể loại tiểu thuyết là không gian và thời gian hàm chứa tất cả mọi hiện tượng được miêu tả, phản ánh. Đấy là không gian, thời gian mang tính quy mô, đủ sức hàm chứa nhiều sự kiện, biến cố, đủ khả năng cho cả một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng sinh tồn, hoạt động… Không gian, thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đảm bảo tất cả những yêu cầu đó của thể loại tiểu thuyết.

Không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh hết sức đa dạng, chân thực, sống động và trong không gian ấy, con người được mổ xẻ tận cùng những ẩn khuất bên trong, được lột tả tất cả những xúc cảm tế vi nhất, được khai thác đến tận sâu những nỗi cô đơn, trống trải, giằng xé nội tâm. Việc đan lồng nhiều kiểu không gian trong một tác phẩm vừa có ý nghĩa làm tăng chất thế sự, đời tư cho tiểu thuyết vừa làm phong phú hơn thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Giữa khi xu hướng thế sự - đời tư nở rộ trong tiểu thuyết thời kì sau đổi mới thì Nguyễn Xuân Khánh chủ yếu tìm cảm hứng ở lịch sử, văn hoá để “soi ngắm” quá khứ, lí giải sức sống dân tộc và đề xuất những kinh nghiệm cho thời hiện tại, tương lai. Cùng với cảm hứng về lịch sử và văn hoá dân tộc, nhà văn đã dựng lên nhiều chiều không gian, thời gian hết sức đa dạng để phản ánh cuộc sống dưới góc độ đời tư và giăng mắc những số phận bi kịch. Họ có thể là những người quyền quý cao sang hay nghèo hèn, bần cùng; những kẻ tàn bạo, độc đoán hay bậc chân tu suốt đời vì đạo thì đều là những con người “nếm trải” đầy đủ mùi vị đắng cay - hạnh phúc, buồn - vui, thất bại - thành công ở đời. Họ sống với cả phần tối - sáng, cao cả - thấp hèn, rồng phượng lẫn rắn rết. Họ trải qua bao nhiêu thăng trầm, suy nghĩ, dằn vặt đau khổ và có sự lớn lên, trưởng thành trong ý thức, tư duy. Nhìn từ phương diện không gian và thời gian được miêu tả, tạo dựng trong tác phẩm, tiểu thuyết nguyễn Xuân Khánh mang đầy đủ đặc điểm của thể loại tiểu thuyết.

Có nhiều kiểu không gian, thời gian trong tiểu thuyết nguyễn Xuân Khánh: Không gian hiện thực, không gian huyễn tưởng, thời gian lịch sử, thời gian tâm tưởng, tâm linh, v.v…

Không gian hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là không gian văn hoá của các lễ hội truyền thống, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; không gian sinh hoạt đời thường và không gian lịch sử – địa lí.

Không gian văn hoá của các lễ hội truyền thống được nhà văn tái hiện qua việc miêu tả hội thề Đồng Cổ, Đốn Sơn trong Hồ Quý Ly và hội Ông Đùng bà Đà, mùa “trải ổ” dành cho những đôi lứa yêu nhau trong Mẫu Thượng Ngàn. Các lễ hội được miêu tả khá kĩ lưỡng, chi tiết và tuy không quyết định đến cốt truyện nhưng chính nó có tác dụng làm nền cảnh để nhà văn nói chuyện chính trị, chuyện tình yêu, tình dục một cách nhuần nhị, hấp dẫn, sâu sắc. Bối cảnh của hội thề Đồng Cổ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly diễn ra vào khoảng cuối thế kỉ XIV, ở kinh thành Thăng Long dưới thời vua Trần Thuận Tông và thượng hoàng Trần Nghệ Tông. Đền Đồng Cổ “nằm trên một khu đất cao nhìn ra dòng sông Tô Lịch và Hồ Tây. Ngôi đền năm gian nằm giữa một rừng câu muỗm, cây nhãn. Hai bên cửa đền là một dãy hoàng lan và ngọc lan. Ngay trước cửa đền là đàn thề nằm giữa một khoảng đất rộng. Chung quanh khu đền có xây tường bao” [34, 18]. Lễ hội Đồng Cổ năm nay được vua già đặc biệt lưu tâm nên “to hơn mọi năm”. Dân chúng cũng rất xem trọng hội thề nên đi trẩy hội nô nức. Không khí và diễn biến hội thề được miêu tả chi tiết kĩ lưỡng (từ trang trang 16 đến trang 21) đã tái hiện sinh động, chân thực lễ hội với tinh thần “nghi lễ cho tôn nghiêm, việc rước sách cho linh đình… việc quân cơ cho nghiêm ngặt” [34, 16]. Hội thề Đồng Cổ là dấu hiệu khủng hoảng, suy vi rõ nét của triều đại nhà Trần bởi vua già Nghệ Tông muốn khuếch trương thanh thế, trấn an lòng dân và dùng hội thề như một sắc chỉ kêu gọi lòng trung trinh để thức tỉnh trăm quan, trong đó có Hồ Quý Ly, người đang nắm giữ vận mệnh nhà Trần.

Hội thề Đốn Sơn ở Tây Đô được xem trọng đại hơn hội thề Đồng Cổ bởi Đại Việt vừa xây xong một toà kinh thành bằng đá vững chải, chưa từng thấy trong lịch sử. Hội diễn ra trong năm ngày, được chuẩn bị công phu, nghiêm túc “Suốt dọc đường lát đá từ cửa Nam đến núi Đún được cắm đầy những lá cờ ngũ sắc. Chót vót trên đỉnh Đốn Sơn treo một lá cờ trên thêu hai chữ Đại Việt rất to, lá cờ đại hình vuông, nhiều màu. Các phường trưởng, xã trưởng từ sáng sớm đã bày hương án, thắp hương ở nhà công quán, rồi ra lệnh cho bọn con em đánh trống, đánh chiêng thì thùng rộn rã… Xác pháo trải khắp cửa tiền như ai rắc hoa đào. Trăm quan mủ áo cân đai chỉnh tề: theo thứ

bậc từ nhất phẩm trở xuống, hàng một nối đuôi nhau tiến vào hai cửa Tả Hữu đến điện Minh Đạo” [34, 755]. Đám rước cũng tưng bừng, náo nhiệt không kém bao gồm nhiều nhóm người với chũm choẹ, trống con, trống lớn, loa gọi, cô đĩ đánh đồng... Đằng sau cảnh náo nhiệt ngầm chứa đựng không khí oi bức, căng thẳng của những xung đột chính trị khi phe nào cũng tung ra mẻ lưới cuối cùng để hốt sạch kẻ thù.

Trong tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã miêu tả vô cùng sinh động, chân thực lễ hội Kẻ Đình với tục Ông Đùng bà Đà và “mùa trải ổ”. Theo phong tục lễ hội thường diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày mười một tháng ba. Ngày đầu dành cho phần lễ, ngày sau là phần hội. Ngày thứ ba được mọi người háo hức chờ đợi nhất vì sau khi đi lễ Mẫu trên đền Sòng, mọi người được tham gia lễ hội, được hò hẹn trong một không gian riêng tư, tự do của tục “trải ổ” - một tập tục đậm chất phồn thực của người dân Cổ Đình. Tục này cho phép nam thanh nữ tú “được phép tạo một chiếc giường tình, được phép tạo một chiếc ổ thơm tho, êm ái cho cuộc yêu đương của mình trong một hang đá hoặc dưới một vòm cây nào đó ở trong rừng, cạnh núi đùng” [32, 725]. Trong không gian riêng tư đó họ tự do yêu đương với một tín niệm thiêng liêng rằng đứa con nào sinh ra trong mùa trải ổ sẽ là điều may mắn, hạnh phúc. Vì vậy, lễ hội Kẻ Đình càng được người Cổ Đình háo hức, chờ đợi. Trong hội Kẻ Đình, đặc biệt nhất là không gian đám rước ông Đùng bà Đà, hai con người khổng lồ, hai anh em lấy nhau trong truyền thuyết của làng. Đám rước diễn ra sôi động trong sự háo hức của hàng nghìn người tụ tập dưới chân núi Mẫu. Có cả lộ trình đám rước “Cả hai con đường đều xuất phát từ chân núi Mẫu, đi qua thung lũng và đều dẫn đến núi Đùng. Ông đi một đường, bà theo một nẻo, như thế để tượng trưng cho việc hai ông bà đi vòng quanh núi, nhưng cuối cùng họ vẫn gặp nhau ở bãi rộng dưới chân núi Đùng” [32, 727]. Có cả không khí lễ hội náo nhiệt của cờ, quạt, lọng che, ánh sáng bập bùng của đuốc, âm thanh trống to trống nhỏ đánh thì thùng, âm thanh của tiếng hò la vui sướng… Nhưng linh hồn tạo nên không gian náo động cũng như khoảng lặng của không gian chính là cảnh gặp nhau của ông Đùng, bà Đà “Hai hình nhân từ đầu hai con đường, nghe tiếng trống và tiếng hò la cũng vẫy tay rối rít, rồi đi vào giữa bãi. Họ càng đến gần, tiếng trống càng rộn rã. Người tham dự tự động tản ra tạo thành một khoãng trống, một sân khấu tự nhiên, nơi ông bà gặp mặt nhau… Hai hình nộm đã đứng trước mặt nhau. Ông Đùng giang rộng hai tay. Bà Đà cũng

vậy… hai hình nhân sáp lại ôm chầm lấy nhau.... Cuộc vui đã tàn người ta đem thiêu họ.” [32, 730]. Mượn không gian lễ hội thơ mộng, trữ tình, đậm chất phồn thực làm nền cảnh, nhà văn say mê miêu tả tình yêu đắm đuối của những người đàn bà Cổ Đình như bà ba Váy đa tình, cô Nhụ trong sáng và bi kịch của cuộc đời họ.

Tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của con người bởi sống giữa cuộc đời đầy biến động và bất trắc, con người luôn khao khát hướng về thế gới linh thiêng, huyền bí để được giải thoát về tinh thần, tiếp thêm sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống, vượt lên sự hữu hạn của đời người.

Không gian tín ngưỡng ấn tượng nhất trong Mẫu Thượng Ngàn là không gian đền Mẫu và khung cảnh hoạt động của con nhang đệ tử trong những buổi hầu đồng. Đền Mẫu nằm biệt lập trên ngọn núi Mẫu tách hẳn vòng tục luỵ của cuộc sống con người, hai bên là sông Son và hồ Huyền thơ mộng trữ tình. Bên trong đền là “toà thánh điện lộng lẫy”, lung linh, huyền ảo của đèn, nến, nhang khói. “Trên điện thờ ở chỗ cao nhất là ba bức tượng tam toà thánh Mẫu. Ở giữa là Mẫu Thượng hiên, hai bên là Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn… Ba mẫu như rưới toả nguồn từ lực xuống khắp toà điện, tạo một bầu không khí tươi vui, an lành… Bức hoành phi nền đỏ với bốn chữ vàng “Mẫu nghi thiên hạ” thật chói lọi. [32, 703]. Nhưng làm nên hồn cốt linh thiêng của đạo Mẫu chính là các buổi ngồi đồng. Trong không gian linh thiêng, hư ảo xen lẫn tiếng đàn, tiếng hát chầu văn, tiếng tung hô của các cô hầu, con nhang đệ tử, bà đồng ngồi trùm khăn phủ diện, mặc khăn chầu áo ngự đủ màu sắc, tập trung đuổi những suy nghĩ trần tục ra khỏi đầu óc, chỉ hoàn toàn tập trung vào một cảm giác cho đến khi “ở trạng thái hoàn toàn ngất ngây, hoàn toàn siêu thoát, thánh đã nhập đồng” [32, 706]. Lúc này, các Mẫu, chầu bà, tôn ông, các cô các cậu sẽ nhập vào bà đồng để sử dụng quyền năng của mình ban phát cho con nhang đệ tử, khách thập phương những niềm vui nhỏ nhoi trần thế hoặc cứu rỗi những linh hồn đau khổ, đoạ đày của kiếp người. Bản thân người ngồi đồng cũng không còn là chính mình, họ được làm ông hoàng bà chúa trong phút chốc để quên đi những khổ luỵ trần gian mà mình ghánh chịu. Nói chung, lạc vào không gian hầu đồng này, con người được sống trong một thế giới khác so với cuộc đời trần tục lắm muộn phiền, lo âu. Không gian linh thiêng, kì ảo này không phải là không gian mê hoặc đánh lừa cảm giác mà nó thể hiện khát vọng ẩn sâu trong lòng mỗi người: khát vọng được yêu thương chia sẽ trong vòng tay Mẫu.

Không gian đậm màu sắc Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là không gian ngôi chùa Sọ u tịch nằm gần đồi thông “rậm rịt không có ánh nắng lọt xuống” [34, 31]. Sau chùa có giếng thơm xây bằng đá ong toả ra một mùi hương kì diệu mà chỉ những người nhạy cảm và có duyên mới tận hưởng được. Không gian linh thiêng, trầm buồn còn được tạo nên ánh nến lung linh, mùi hương trầm ngan ngát, ánh sáng leo lét của đĩa đèn dầu lạc... Đặc trưng riêng của ngôi chùa là tiếng mõ “đều đều, buồn buồn, lúc xa lúc gần” và tiếng chuông chùa - thứ âm thanh làm lay động hồn người. “Tiếng mõ là tiếng nói của đức Phật. Tiếng mõ đánh thức cái tâm phật trong mỗi con người. Tiếng mõ đêm khuya vang lên trong làng xóm nói với thế gian rằng Phật luôn ở giữa cuộc đời này” [33, 25]. Tiếng chuông chùa “là tiếng Phật. Nó đánh thức tâm từ bi trong con người ta thức dậy” [33, 773]. Nhưng tiếng chuông chùa Sọ còn biết rung lên những xúc cảm của con người bởi nó biết vui, biết buồn, biết hân hoan, phấn khởi, biết ai oán, đau thương. Khi chúng ta giành được chính quyền “chuông như hát. Trong tiếng ngân nga có tiếng reo vui” [33, 442]. Đêm trước ngày Rêu tự tử “cái chuông cứ rên rỉ hoài, tiếng ngân vang mãi không chịu dứt” [33, 774]. “Trong tiếng chuông chùa có đủ mọi cung bậc từ, bi, hỉ, xả… Tiếng chuông chùa báo điều lành, đuổi điều dữ. Báo cho bọn ngạ quỷ không được quấy nhiễu, rồi nhắc nhở dân làng nhớ tới lòng từ bi hỉ xả của đức Thế Tôn” [33, 771]. Không gian tĩnh tại mang đậm vị Thiền này sẽ là nơi thanh lọc mầm ác, siêu thoát linh hồn hoặc là chổ đi về tịnh tâm cho những mảnh đời cay cực, đau khổ, bơ vơ giữa cuộc đời trần tục.

Khác không gian đạo Phật trong Đội gạo lên chùa luôn gợi sự u tịch, chật hẹp, buồn bã thì không gian đạo thần tiên trong Hồ Quý Ly khoáng đạt, thơ mộng hơn bởi có rừng, có suối, có am thanh, cảnh vắng. Người tu đạo thần tiên chủ trương sống thanh bần, đạm bạc, hoà mình vào thiên nhiên “lấy suối trong rừng, rừng rậm làm nơi ẩn cư và lấy muông thú làm bầu bạn” [34, 364]. Thanh Hư quán của đạo sĩ mà vua Thuận Tông có duyên gặp, là “một ngôi quán nhỏ, sạch sẽ không một vết bụi, ngào ngạt hương trầm”[34, 366] nằm khép mình trong khu rừng rộng lớn. Không gian tu đạo của Thuận Tông là khu vườn ngự uyển cũ giữa kinh thành Thăng Long được cải tạo lại để vua tu nên cũng có am cỏ, chim muông và chú vượn nhỏ Bạch Viên làm bầu bạn. Đêm xuống “không gian khu vườn bao la hoàn toàn tĩnh mịch” chỉ có ánh sáng toả ra từ một ngọn bạch lạp trong am cỏ nhưng

Thuận Tông vẫn không thể đi đến trạng thái hư không, phiêu diêu tự tại vì những ý nghĩ về thời cuộc, về âm mưu, về nỗi buồn vẫn len lõi. Với không gian tôn giáo này, người đọc hình dung rõ hơn tấm trạng bi kịch của Thuận Tông, bi kịch một ông vua của một triều đại đã sắp hết vai trò lịch sử muốn tìm một không gian sống cho riêng mình, lánh xa thế tục mà không được bởi guồng máy chính trị đang quay và ông phải vật lộn trong guồng quay ấy.

Không gian văn hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh được miêu tả chân thực, sinh động, có lúc náo nhiệt nhưng không tục, có lúc u tịch nhưng không tạo cảm giác lạnh lẽo, cô độc và gửi gắm trong đó là thái độ trân trọng, thành kính, tự hào của nhà văn đối với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, không gian sinh hoạt đời thường của con người thường gắn với không gian đời tư của dòng tộc, gia đình và không gian tình yêu lứa đôi.

Hồ Quý Ly là tác phẩm viết về triều đại nhà Trần những năm cuối thế kỉ XIV nên không gian sống chủ yếu là không gian hoàng tộc với cung, phủ nguy nga, tráng lệ như cung Quan Triều của các đời vua Trần, cung điện Hoạ Lư của quan thái sư, phủ thượng tướng Trần Khát Chân… Không gian này phản ánh cuộc sống vương giả của ông hoàng, bà chúa, quan lại trong triều. Sống trong lầu son gác tía nhưng hầu hết cuộc sống của họ bất an, đau khổ bởi luôn phải đối mặt với mưu mô, tranh giành quyền lực.

Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa chủ yếu viết về cuộc sống người bình dân nên không gian sống khá giản dị, quen thuộc như nếp sống bao đời nay của người dân Việt Nam sau luỹ tre làng. Không gian sống của gia đình cụ đồ Tiết trong Mẫu Thượng Ngàn là một trang trại nhỏ “Nó không rộng lắm, chỉ khoảng chừng hai mẫu

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 70 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w