Trong quá trình tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trên các phương diện nội dung và thi pháp của thể loại, chúng tôi đặt tác phẩm của nhà văn trong sự đố

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 129 - 132)

- Tao dìu mẹ mày đi sau.

1.Trong quá trình tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trên các phương diện nội dung và thi pháp của thể loại, chúng tôi đặt tác phẩm của nhà văn trong sự đố

diện nội dung và thi pháp của thể loại, chúng tôi đặt tác phẩm của nhà văn trong sự đối sánh với đặc trưng thể loại tiểu thuyết để xác định Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn

Đội gạo lên chùa là những cuốn tiểu thuyết thực sự. Hơn nữa, đó còn là những tác phẩm làm nên “hiện tượng” Nguyễn Xuân Khánh và góp phần quan trọng khiến cho đời sống văn học những năm đầu thế kỉ XXI được khởi sắc.

2. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã có những đổi mới về mặt nội dung, tưtưởng. Bằng nguồn cảm hứng mãnh liệt, sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc, nhà văn tưởng. Bằng nguồn cảm hứng mãnh liệt, sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc, nhà văn đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về sức sống của dân tộc và đề xuất cung cách ứng xử với nó trong cuộc sống hiện đại. Mặt khác, khi viết về số phận con người giữa những biến thiên lịch sử, đặc biệt người phụ nữ với vẻ đẹp và sức mạnh Mẫu tính, nhà văn chú trọng phân tích, cắt nghĩa những tác động từ bên ngoài và cơ chế tâm lí từ bên trong để lí giải cho những mâu thuẫn trong tư tưởng, tính cách, hành động nhân vật. Vì thế nhân vật hiện lên sinh động, phức tạp và “không trùng khít với chính mình”.

Không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh hết sức đa dạng, chân thực, sống động với không gian hiện thực, không gian huyễn tưởng, thời gian lịch sử, thời gian tâm trạng, tâm linh… Việc đan lồng nhiều kiểu không gian, thời gian trong một tác phẩm vừa có ý nghĩa làm tăng chất thế sự, đời tư cho tiểu thuyết vừa làm phong phú hơn thế giới nghệ thuật của nhà văn.

3. Đối thoại là bản chất của tiểu thuyết và sức hấp dẫn của tiểu thuyết NguyễnXuân Khánh chủ yếu nằm ở tính đối thoại - đối thoại với lịch sử, văn hoá nhằm kiến Xuân Khánh chủ yếu nằm ở tính đối thoại - đối thoại với lịch sử, văn hoá nhằm kiến tạo quá khứ dựa trên tinh thần dân tộc. Chính điều này đã chi phối đến việc xây dựng kết cấu, tổ chức điểm nhìn trần thuật, nhịp điệu trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu… của tác phẩm.

Vẫn trung thành với kiểu kết cấu của tiểu thuyết truyền thống như kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu đan lồng, kết cấu lưỡng phân nhưng trong mạch kể, nhà văn có ý thức “làm mới” bằng cách đảo lộn, đan xen nhiều chiều thời gian bằng thủ pháp liên tưởng, hồi tưởng. Tính lưỡng phân cũng bị phá vỡ bởi nhà văn tạo sự phân hoá trong từng tuyến nhân vật để những xung đột trở nên phức tạp, khó lường. Ngoài ra,

đan lồng nhiều câu chuyện trong một câu chuyện lớn, đan lồng nhiều thể loại khác nhau vào trong tiểu thuyết có khả năng mở rộng biện độ phản ánh đời sống, tạo hấp lực riêng cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.

Một trong những thủ pháp nghệ thuật tạo nên sự linh hoạt và hấp dẫn trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Xuân Khánh là đa dạng điểm nhìn và liên tục dịch chuyển điểm nhìn trần thuật. Từ hai ngôi kể người kể chuyện “toàn tri” và người kể chuyện ngôi thứ ba xưng “tôi”, điểm nhìn trần thuật luôn được trao cho các nhân vật khác trong tác phẩm. Dịch chuyển điểm nhìn cho phép tất cả các nhân vật đều được cất lên tiếng nói, suy nghĩ của mình và vai trò người kể chuyện ngang hàng với nhân vật trong truyện. Vì thế, tính đối thoại trong tiểu thuyết được gia tăng.

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa có sự kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt nhịp điệu nhanh và chậm, trong đó nhịp điệu chậm rãi, khoan thai chiếm ưu thế. Tốc độ trần thuật linh hoạt này góp phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho lối văn đậm chất cổ điển trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.

Ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh mang vẻ đẹp riêng. Đó là thứ ngôn ngữ toát lên vẻ lịch lãm, trang nhã mà vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống. Ngôn ngữ ấy không quá cổ điển để tạo “khoảng cách sử thi” với độc giả cũng không quá hiện đại với cách diễn đạt “lạ hoá” vốn phổ biến trong tiểu thuyết sau thời kì đổi mới. Sự độc đáo trong ngôn ngữ, giọng điệu của Nguyễn Xuân Khánh thể hiện ở chổ vừa có tiếng nói của ý thức vừa có tiếng nói của vô thức. Giọng điệu tiểu thuyết cũng hết sức đa dạng và sự hoà phối nhiều giọng điệu trên cơ sở giọng điệu chủ đạo cho phép nhà văn nhìn cuộc sống và con người đa diện, nhiều chiều để đối thoại nghiêm túc, sâu sắc với quá khứ nhằm vun đắp cho cuộc sống hiện đại và hiện tại.

4. Khảo sát tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những tìm tòi, đổi mới về mặt thể loại, tiểu thuyết của nhà văn vẫn còn thấy bên cạnh những tìm tòi, đổi mới về mặt thể loại, tiểu thuyết của nhà văn vẫn còn có những điểm chưa bứt thoát khỏi tiểu thuyết truyền thống, mạch kể đôi chổ dàn trải, đối thoại thường dài, nhân vật sa vào kể lể hoặc tham triết lí nhiều hơn bộc lộ nội tâm. Tuy nhiên, với những đóng góp về mặt nội dung, tư tưởng và cách tân về mặt thi pháp, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo cho mình một phong cách, một lối đi riêng giữa “một thời đại mà mọi hình thức kĩ thuật đều đã trở nên bão hoà” (Phạm Xuân Thạch). Chỉ tâm

niệm được “phát biểu dưới ánh mặt trời” những suy tư về dân tộc nhưng Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa đã vượt xa mong đợi của lão nhà văn khi được vinh danh trên văn đàn bằng những giải thưởng lớn, có uy tín. Tác phẩm hoà vào dòng chảy của thể loại vốn “chưa hề rắn lại” để góp phần làm nên diện mạo tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 129 - 132)