Giọng phân tích, lí giả

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 120 - 129)

- Tao dìu mẹ mày đi sau.

3.3.2.3. Giọng phân tích, lí giả

Giọng điệu phân tích lí giải là loại hình giọng điệu phổ biến trong văn học thời kì đổi mới. Nhiều nhà văn đã sử dụng giọng điệu này với nhu cầu mô tả và lí giải đời sống theo nhãn quan riêng để nhận thức nó trong các trạng thái nhân thế

phức tạp. Những vỉa tầng hiện thực vì thế được lật xới, soi ngắm nhiều chiều, nhất là “các tầng sâu lịch sử tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu).

Giọng điệu phân tích, lí giải chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo trong giọng điệu trần thuật Nguyễn Xuân Khánh. Giọng điệu này thường gắn với ý thức biện giải quá khứ, nghiền ngẫm lịch sử từ góc nhìn rất sâu về văn hoá dân tộc. Vì thế, lịch sử - văn hoá- con người được khám phá theo một cách riêng đưa đến những nhận thức mới mẽ cho người đọc. Trong Hồ Quý Ly, từ điểm nhìn hiện tại, nhà văn muốn dọi cái nhìn mới về quá khứ, chiêm nghiệm phân tích lại những bài học lịch sử, trong đó quan trọng nhất là bài học canh tân. Đổi mới lúc này là cần thiết bởi nhà Trần đang ở đỉnh điểm của sự suy yếu, bạc nhược. Nhưng quan trọng con đường đổi mới như thế nào? Minh Đạo có thực sự là con đường sáng như mong đợi hay không thì vẫn còn nhiều suy ngẫm. Mượn lời Sử Văn Hoa luận bàn về Minh Đạo, nhà văn đã khẳng định “Nay thái sư biến dịch là đúng, duy tân là sáng suốt” nhưng đồng thời phân tích sai lầm của Quý Ly chưa điều hoà được âm dương, chưa đáp ứng được hồn nước: “Phải có âm dương điều hoà. Đạo Khổng là phần dương của hồn nước, đạo Phật chính là phần âm. Dân có được thuần phong mĩ tục, có được văn hiến sáng ngời, phần nào nhờ đạo Phật. Hồn nước ở ngôi chùa làng. Ngôi chùa làng giáo hoá, làm vơi nổi khổ của người dân hèn. Nay nếu ta bỏ hoang ngôi chùa làng thì hồn nước biết trú ngụ nơi đâu và thái sư lấy ai làm người ủng hộ cho Minh Đạo” [34, 519], “Thêm nữa nếu Minh Đạo chỉ lấy đạo Nho làm nền tảng, e rằng sẽ bị thiên về phần dương và càn khôn. Dương cương là cứng, là nhanh, là thái quá. Lòng cứng sẽ không biết đến sự mềm mại khoan dung. Lòng cứng sẽ là bạn đường của những điều tàn nhẫn. Người ta sẽ chỉ biết tới máu và nước mắt. Dương cương là nhanh vội sẽ dẫn tới những điều suy vi” [34, 520]. Minh Đạo kết tinh tài năng trí tuệ, khát vọng của Quý Ly nhưng đó chưa thực sự là con đường sáng ngời bởi thiếu linh hoạt, chỉ chuyên chú vào cương mà bỏ nhu, coi trọng pháp mà thiếu đức.Hồ Quý Ly thất bại cũng vì lẽ ấy. Về vai trò lịch sử của Hồ Quý Ly, ở một đoạn văn khác

nhà văn để Sử Văn Hoa tiếp tục luận bàn, suy ngẫm thông qua luận bàn về Trần Nhân Tông: “Đó là một đức vua văn hiến: một nước Đại Việt có được tồn tại sánh vai với thiên hạ hay không, ngoài chiến công hiển hách còn phải có văn hiến. Không văn hiến, dân Nam ta sẽ chỉ còn là một bộ tộc giả man, mông muội […] Thật cạn nghĩ khi ghép tất cả các chiến công đánh giặc cho Trần Hưng Đạo. Đánh giặc công lớn nhất là của toàn dân […] Phải nói vua Trần Nhân Tôn là người đạo đức mới dám đủ gan dùng Trần Hưng Đạo vốn là con Trần Liễu, ke kình địch với ông, cha mình làm đại tướng thống lĩnh ba quân. Và cái tâm của trần Nhân Tông phải đại trí, đại từ, đại bi thế nào mới thu phục nổi cái tâm của Trần Hưng Đạo” [34, 494]. “Vua Trần Nhân Tông chính là người điều hoà được âm dương vì người có tầm nhìn rộng lớn. Núi sông cũng có âm dương, một đất nước cũng có âm dương: Phật giáo và Nho giáo” [35, 495]. Nói về Trần Nhân Tông nhưng thực chất họ Sử đang luận bàn về minh quân. Sở dĩ Đại Việt dưới thời Trần Nhân Tông thái bình thịnh trị bởi đức vua coi trọng văn hiến, biết dùng đức trị để thu phục lòng người và nhất là biết điều hoà âm dương để giữ hồn nước. Mang danh Minh Đạo nhưng Hồ Quý Ly chỉ chuyên chú vào biến pháp, muốn cải cách nhanh vội mà chưa thu phục được lòng dân đang hướng về triều Trần.Vì thế dù thông tuệ hơn người, có chí dời non lấp bể, có khát vọng thay đổi giang sơn tổ quốc nhưng Quý Ly vẫn thất bại. Canh tân vẫn là bài học lớn cho mọi thời đại, nếu để mất lòng dân. Để tăng thuyết phục của lí lẽ, nhà văn dùng những hình thức câu văn định nghĩa “Hồn nước là...tức là….tức là..”, “Dương cương là…”, “Lòng cứng sẽ là…” và các hình thức diễn đạt: “Vả lại”, “Phải nói”, “nhưng …hay không?”, “tức là”, “thầm nghĩ”, “thêm nữa”… Các vấn đề luận bàn được lật xới nhiều lần, ý nghĩa đối thoại từ đó thêm sâu sắc.

Trong Mẫu Thượng Ngàn, “luận đề” (chữ dùng của Nguyễn Xuân Khánh) xuyên suốt tác phẩm là sự giao thoa, tiếp biến văn hoá giữa phương Đông và phương Tây mà cơ sở văn hoá nền tảng của dân tộc Việt là đạo Mẫu. Giọng điệu phân tích, lí giải không nằm ngoài ý hướng cá nhân nhà văn trong việc biện giải

để khẳng định mạch ngầm sức sống dân tộc trong giai đoạn thử lửa khốc liệt. Nền văn hoá động của phương Tây được biểu thị ở năng lực chinh phục, cưỡng đoạt của chủ nghĩa thực dân dưới danh nghĩa khai hoá văn minh. Nhưng chính nó bị “hút” bởi cái bề ngoài “cam chịu, nhẫn nhịn”, “hèn hạ” mang tên văn hoá phương Đông. Về mối quan hệ này, Nguyễn Xuân khánh đã trao điểm nhìn cho nhà dân tộc học René trong cuộc trò chuyện với Pierre Messmer: “Ta đi khai hoá cho họ tức là ta muốn biến họ thành ta. Nhưng chúng ta đã ăn thức ăn họ, đã uống nước trong suối nguồn của họ, đã ngủ với đàn bà của họ. Ta thống trị họ, ta đã làm họ khóc trong khi chúng ta cười. Vậy thì ai sẽ thành ai. Hãy coi chừng đấy. Sẽ có ngày nào đấy hồn đất sẽ quyết trả thù. Hồn đất của họ nhiễm vào chúng ta, dần dần từng tí một mà chúng ta chẳng hề hay biết” [32, 193]. Mang danh ke chinh phục nhưng lại biến thành ke bị chinh phục. Tại sao lại có sự thất bại đó? Phải chăng nền văn hoá bản địa đã có sự tiếp biến linh hoạt trong đó cội nguồn là hồn đất vốn “tổng hợp của những hồn người, hồn ma, hồn cây cỏ, ao hồ, cả hồn đá nữa” [32, 193] và người đàn bà “ Người đàn bà là Mẫu, là Mẹ - người đàn bà là đất xứ sở, người đàn bà là văn hiến.” [32, 806].

Khả năng bị đồng hoá trở lại bởi nền văn hoá bản địa tiếp tục được Nguyễn Xuân Khánh lí giải bằng việc để Philippe tự phân tích, ngẫm ngợi cảnh ngộ chính mình: “Philippe tự nghĩ không biết mình đã sụp đổ chưa? Về mặt thể xác, chắc chưa đến nỗi. Nhưng về mặt tinh thần thì sao? Bây giờ ông mới nhận ra mình cô đơn khủng khiếp. Phải chăng sự vật lộn với cái nóng, sự vật lộn với cái xa lạ, sự vật lộn để thích thích ứng mà không thích ứng nổi đã bắt ông tìm đến những người đàn bà… những người đàn bà đến với ông đâu phải tình yêu. Xác thịt thì thoả mãn đến mức mệt mỏi còn tâm hồn thì cứ buồn phiền… Thì ra đây là sự trả thù của cái xứ sở mà ta đến chinh phục” [32, 346]. Nhà văn đã trao điểm nhìn và giọng điệu trần thuật cho nhân vật ngoại bang tự phân tích lí giải, suy ngẫm về cảnh ngộ bằng sự trải nghiệm của bản thân. Từ đây những nhận thức về quá khứ và sức sống bền bỉ của văn hoá Việt sâu sắc và khách quan hơn.

Là tác phẩm mang tính luận đề về khả năng nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam thời hiện đại, Đội gạo lên chùa dày đặc giọng điệu phân tích, lí giải, Đó là những đoạn sư Vô Uý phân tích tâm từ, tâm bi, tâm hỉ, tâm xả (tr 74), sư Vô Uý và thầy giáo Hải tranh luận về Phật giáo bi quan, xa lánh trần thế hay nhập thế (tr 328), sư Vô Uý tranh luận với đội Khoát về vai trò của Phật giáo và chính quyền trong việc “lập hạnh”, chăm lo đời sống nhân dân (tr 560)… Nhưng giọng điệu này thể hiện rõ nhất ở cuộc luận bàn giữa chính uỷ Trần và bộ đội An giữa những ngày cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt: “Lúc tre sở dĩ ta theo đạo Phật bởi vì đạo Phật nói đến nỗi khổ của kiếp người và tìm cách giải quyết nỗi khổ. Đó là con đường bát chánh đạo và lòng từ bi vô bờ bến. Đạo Thiên Chúa cũng muốn giải quyết nỗi đau khổ bằng tình yêu thương. Đó là tính nhân bản vĩ đại của các tôn giáo lớn. Đó là sức hấp dẫn của các tôn giáo. Trong thời hiện đại, cách mạng muốn giải quyết nỗi đau khổ của con người. Và chính nó cũng tạo ra sự hấp dẫn của cách mạng. Vì thế nhiều nhiều người nói trong thời hiện đại, cách mạng gần giống như một tôn giáo. Nói chung, cả Phật giáo, Thiên chúa giáo, cách mạng đều có công xây dựng Thiên Đường… Điều khác nhau cơ bản giữa hai nhóm xây dựng thiên đàng ấy là nguyên lí xây dựng. Những người tôn giáo dựa trên tình yêu thương, lòng từ bi. Những nhà cách mạng dựa trên đấu tranh bạo lực” [33, 780 - 781]. Như vậy, bằng việc lí giải động cơ xuất gia, Vô Trần đã cắt nghĩa sự khác nhau, giống nhau trên con đường “lập hạnh” của tôn giáo và cách mạng. Từ đó cho thấy đi tu hay cầm súng chiến đấu thì cả Vô Trần và An đều đã “tùy duyên” hành đạo.

Giọng điệu phân tích lí giải còn được nhà văn sử dụng khi cắt nghĩa bề sâu hình thành tính cách, nhân cách con người hoặc lí giải một trạng thái tâm lí trong đời sống tâm hồn con người. Chẳng hạn, đoạn văn sau giải thích vì sao Bernard lại hung tợn, tàn bạo với chính mảnh đất nơi mình sinh ra: “Khi một người lính đi xâm chiếm phối kết với một người đàn bà thuộc địa, thì đứa con sinh ra sẽ là một bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại. Nếu người mẹ thắng, người con sẽ đứng về phía ngoại… Nếu phía người cha giành giật

được, đứa con sẽ trở thành kẻ chống đối lại bầu sữa đã nuôi nấng nó một cách điên cuồng… hắn sẽ không từ một thủ đoạn nào… Hắn cực kì nguy hiểm bởi hắn từ lòng mẹ chui ra, hắn đã thuộc lòng tất cả những gì thuộc về người mẹ. Bernard thuộc về trường hợp này” [33, 70]. Nhiều giả định được đưa ra, vấn đề nhân tính của nhân vật được lật xới nhiều lần, nhất là cắt nghĩa về căn nguyên bản tính “ác”của Bernard giúp người đọc có cái nhìn bao dung, cảm thông hơn với nhân vật bởi xét đến cùng Bernard là sản phẩm tất yếu của cuộc giao thoa văn hoá bằng con đường cưỡng bức, là ke mắc kẹt giữa hai dòng máu Pháp - Việt khi thực dân phương Tây xâm lược. Với nhân vật bà Thêu, ta thấy có sự mâu thuẫn giữa hành động và bản chất thật của nhân vật này. Ban đầu, cách hành xử của bà với ông chánh Long trong cuộc cải cách có phần độc ác, tàn nhẫn. Nhưng sau đó, người đọc lại cảm thông, thấu hiểu với bà khi người kể chuyện có điều kiện lý giải, phân tích nguyên nhân: “Như đã nói, Bà Thêu là người đàn bà đẹp của làng Sọ mà ông chánh phát hiện. Nhưng ngoài cái đẹp, bà Thêu còn là người đàn bà thông minh sắc sảo... ” [33, 739]. Sự tàn nhẫn của bà còn có căn nguyên sâu xa: “Hay bởi vì bà là người nhạy cảm, mà thời thế thì biến động đã liên tục xô đẩy nên cái trí thông minh nhạy cảm của bà đã bị va đập và trở nên sắc bén. Cũng có thể bà là người phụ nữ. Mà phụ nữ từ bao đời kiếp nay ở thôn quê, chỉ là cái túi để dồn chứa đầy ắp những tủi nhục xót xa của muôn kiếp người. Hơn nữa, những tủi nhục ấy, chính mẹ bà và bản thân bà đã trải qua....” [33, 740]. Hơn nữa, thời điểm “bão nổi can qua” ấy bà đang được chính thể mới dẫn dắt làm cách mạng, nên “lúc đó bà hoàn toàn cảm thấy mình là một người cách mạng. Và cách mạng thì giống như một guồng máy. Khi đã ở trong guồng, thì máy luôn quay, và phải tuân thủ đúng những nguyên tắc của guồng. Nếu không chính bản thân ta cũng bị nghiền nát” [33, 742], chứ thực ra trong thâm tâm bà hiểu nỗi oan khiên của ông “Lúc ông chánh bị treo trên cành ngang cây muỗm và bà ngồi trên cao chót vót làm người xử án, quả thực bà thấy thương ông, bà biết ông bị chết oan, nhưng biết làm thế nào được. Bà có quyền gì trong việc này...” [33, 742]. Ở đây, người kể chuyện đã thể hiện sự cảm thông với nhân vật vừa sắc vừa tài, lại ít nhiều mang tai tiếng. Lí giải, cắt nghĩa sâu sắc các vấn đề ở mọi khía cạnh, ở nhiều góc nhìn là cách Nguyễn Xuân Khánh “giảm tội” cho rất nhiều nhân vật đóng vai “ác” trong kinh

nghiệm cộng đồng và đề xuất một cách nhìn đa chiều đối với quá khứ dù đó là quá khứ có độ lùi xa hay gần.

Với ngôn ngữ, giọng điệu phân tích, lí giải, nhiều vấn đề được trao đổi, lật xới một cách dân chủ làm tăng tính đối thoại cho tiểu thuyết. Đồng thời thể hiện khả năng nhận thức và lí giải đời sống, khả năng biện giải quá khứ, “nhìn ngắm” lịch sử - văn hoá dân tộc theo ý hướng cá nhân độc đáo và sâu sắc của Nguyễn Xuân Khánh.

3.3.2.4. Mối quan hệ giữa các giọng điệu

Giọng điệu là “một hình tượng giọng nói”, vì vậy giọng điệu phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo của người phát ngôn. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dung chứa nhiều loại giọng điệu khác nhau: giọng hồi tưởng, chiêm nghiệm; giọng phân tích, lí giải; giọng triết lí, suy tư; giọng ngợi ca ngưỡng mộ; giọng trữ tình sâu lắng; giọng chất vấn, hoài nghi... Hầu hết các giọng điệu không tách rời mà xuyên thấm vào nhau bởi bản thân mỗi lời nói tự nó đã tiềm ẩn khả năng đối thoại với những lời nói khác. Nói như Bakhtin “Lời nói trên đường đến với đối tượng của mình tất yếu rơi vào môi trường đối thoại luôn luôn cuộn sóng và căng thẳng của những tiếng nói, những sự đánh giá, những giọng điệu của người khác” [4]. Vì được lọc qua dòng cảm xúc của nhân vật nên nhiều trường đoạn giọng hồi tưởng, chiêm nghiệm hoà quện với giọng trữ tình, thương cảm tạo nên những trang văn thấm đẫm chất thơ. Ví như hoài niệm của cậu bé An trong “Đội gạo lên chùa” khi Rêu mất, một cảm giác trống trải và nức nở xâm lấn: “Rêu ơi! Có lẽ phút này Rêu đang ở trên những đám mây đó nhỉ. Rêu hãy gửi tiếng hát xuống cho chúng tôi đi. Ừ! Tôi biết là Rêu đang hát. Tiếng hát giọt mưa… tí ta tí tách” [33, 552]. Hay từ giọng hồi tưởng nhà văn có thể lồng vào những đoạn chất vấn, hoài nghi để lật xới các vấn đề đang bàn luận hoặc xoáy sâu vào cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Nhiều triết lý được hình thành từ những trải nghiệm nội tâm hoặc đúc rút trong quá trình cắt nghĩa, suy ngẫm về đời sống. Đoạn luận bàn của Sử Văn Hoa với vua Nghệ Tông vừa lí giải về sử vừa triết lí về lịch sử của đất nước: “sử là hồn núi hồn sông. Sử là tinh tuý của đất nước. Dân tộc nào biết chép sử càng sớm càng có nhiều cơ hội văn hiến. Dân tộc nào càng biết quý trọng đến sử càng có nhiều cơ hội trường tồn. Thịnh đấy! Suy đấy! Chẳng vì thịnh mà kiêu, chẳng vì suy mà nãn. Cứ bền lòng nhìn vào sử như tự ngắm mình trong một tấm gương. Ngắm để vẽ để

tô, để sửa ắt khuôn mặt càng dể ưa, dể coi. Hồn núi ở đó, hồn sông cũng ở đó. Chẳng

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w