Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh hiện tượng nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đạ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 27 - 39)

Việt Nam đương đại

1.3.1. Quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh về tiểu thuyết lịch sư

1.3.1.1. Tiểu thuyết lịch sử

Trước hết, tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết lịch sử “viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hoá người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này” [26, 302]. Như vậy, về mặt thể loại, một tiểu thuyết lịch sử phải đảm bảo các tiêu chí như phải viết về đề tài lịch sử, được hư cấu trên cơ sở các nguồn dữ liệu lịch sử nhằm đảm bảo tính chân thực lịch sử, nói chuyện xưa nhưng soi sáng các vấn đề hiện tại.

Xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII với Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái… đến nay tiểu thuyết lịch sử đã có một quá trình vận động, phát triển dài lâu và có sự khác biệt căn bản về quan điểm lịch sử. Tiểu thuyết truyền thống lấy việc tái diễn giải sự thật lịch sử làm mục đích sáng tác văn chương, thậm chí lịch sử được “thanh lọc” qua điểm nhìn ý thức hệ, nặng tính chính trị nên không tránh khỏi phiến diện. Tiểu thuyết đương đại đi theo“tiếng gọi của trò chơi”(M. Kundera) nên thoát dần việc nô lệ sự thật lịch sử. Lịch sử được soi chiếu nhiều chiều, diễn giải theo ý hướng cá nhân nên vượt xa mô hình cũ với nhiều hướng đi khác nhau. Có xu hướng trung thành với chính sử như Bão táp triều TrầnTám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Sông Côn mùa lu của Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy… Có xu hướng xem lịch sử chỉ như “cái đinh để treo các bức hoạ mà thôi” (Dumas), nghĩa là nhà văn mượn lịch sử để suy tư về hiện tại, đào sâu những bi kịch của con người trong cơn biến động lịch sử để biện giải quá khứ, dự báo, cảnh báo hiện tại như tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Hội thề của Nguyễn Quang Thân… Dù viết theo xu hướng nào, hư cấu nhiều hay ít thì nhà văn cũng cố gắng lấp đầy những “khoảng trắng” lịch sử, những điểm mờ còn nhiều tranh cãi để soi chiếu lịch sử trong cái nhìn đa chiều, mang tính dân chủ. Đằng sau các nhân vật lịch sử, người đọc nhận ra bao nhiêu nỗi đau, bao nhiêu bi kịch của kiếp nhân sinh và những bài học lịch sử rút ra từ quá khứ của nhà văn. Từ đó lịch sử vẫn đang đồng hành, đang nhắc nhở mỗi con người chúng ta.

2.1.1.2. Quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh về tiểu thuyết lịch sử

Với tư duy lịch sử hiện đại, Nguyễn Xuân Khánh đã có những quan niệm riêng về tiểu thuyết. Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ, nhà văn từng chia sẻ “Với tôi, tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết ” [36], có nghĩa là tiểu thuyết lịch sử chứa đựng trong nó toàn bộ đặc trưng của tiểu thuyết, trong đó hư cấu nghệ thuật là nền tảng làm nên sự sống còn của tác phẩm. Lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh không còn “đóng khung” trong kinh nghiệm cộng đồng mà được thẩm thấu qua trải nghiệm của cá nhân, được soi chiếu từ nhiều góc độ với dày đặc sự hư cấu từ nhân vật, tình tiết, sự kiện… Nhà văn chỉ mượn lịch sử để làm phương tiện chuyển tải kinh nghiệm, suy ngẫm và triết lý của mình về quá khứ trong mối tương quan với hiện tại.

Đi sâu vào đặc trưng thể loại này, Nguyễn Xuân Khánh chia tiểu thuyết lịch sử thành hai loại :“Với tôi tiểu thuyết lịch sử có hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư cấu về tâm lí hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại khác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo. Tôi quan niệm rằng, tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh hoạ lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc vì vậy cần đề cập đến những điều mà họ quan tâm… Chính vì thế theo tôi, loại tiểu thuyết thứ hai có nhiều đất để người viết dụng võ và người đọc cũng thấy hấp dẫn” [35]. Rõ ràng, quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không nằm ngoài quan điểm của Từ điển thuật ngữ văn học mà chúng tôi trích dẫn ở trên. Có chăng, nhà văn đã mở rộng hơn cách hiểu về tiểu thuyết lịch sử trên cơ sở nhấn mạnh hư cấu nghệ thuật và chú trọng tái hiện “bối cảnh không khí của thời đại” mà nhân vật đang sống.

1.3.2. Bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùatrong sự nghiệp văn học của Nguyễn Xuân Khánh trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Xuân Khánh

1.3.2.1. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Xuân Khánh

Bén duyên với văn chương từ gần giữa thế kỉ trước nhưng mãi đến đầu thế kỉ XXI, khi đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mới thực sự thành danh. Trước đó, khi gặp vận bĩ buộc phải gác bút nhưng ông vẫn cần mẫn với thú vui dịch sách mặc dù phải lấy bút danh khác. Tác phẩm dịch của Nguyễn Xuân Khánh bao gồm: Tiểu thuyết Những quả vàng của Nathalie Sarraute, Lời nguyền cho kẻ vắng mặt

Taha Ben Jelloun, Nhận dạng nam của Elizabeth Badinter, Người đàn bà ở đảo Saint Dominique của Bona Dominique, Bảy ngày trên khinh khí cầu của Jules Verne, Hoàng hậu Sicile của Pamela Schoenewaldt… Say mê viết truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng ở thể loại này lúc đầu nhà văn không mấy thành công. Những tác phẩm đã xuất bản:

Rừng sâu (1963), Miền hoang tưởng (1990), Trư cuồng (1981- 1982, chưa xuất bản),

Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm núi ( 2002), Mưa quê (2003)… không gây được ấn tượng với bạn đọc như mong đợi. Như một thứ quả quý chín muộn, phải đợi đến ba cuốn tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006), Đội gạo lên chùa

(2011), Nguyễn Xuân Khánh mới khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học đương đại Việt Nam khi liên tiếp “ẵm” về các giải thưởng có uy tín và liên tục được tái bản với số lượng lớn.

1.3.2.2. Ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa

Bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011) là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi, không ngừng sáng tạo của một nhà văn ở tuổi “tri thiên mệnh”. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh không ở những cách tân về mặt hình thức nghệ thuật mà là những luận giải về quá khứ trên cơ sở nhìn sâu vào cội nguồn văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá - lịch sử để khẳng định sức mạnh dân tộc.

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly xuất bản lần đầu vào năm 2000, lập tức trở thành một hiện tượng văn học được dư luận tập trung chú ý. Tác phẩm vinh dự được nhận các giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam 1998 - 2000, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2000 - 2001. Hồ Quý Ly đã tái hiện lại gần như cả một giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc từ năm 1370 đến năm 1400 khi triều đại nhà Trần đã đến thời mạt vận. Ở đó, Hồ Quý Ly là nhân vật trung tâm của những biến thiên lịch sử, là “mắt bão” giữa triều Trần không chỉ với tôn thất nhà Trần mà còn đối với giặc ngoại xâm và lòng dân trăm họ. Được Nghệ Tôn tín nhiệm khi đương triều và cả khi lui về làm Thái thượng hoàng, Hồ Quý Ly được phong chức rất nhanh và giữ đến chức Thái sư, nắm trong tay hầu hết quyền bính của triều đình. Tuy nhiên, khát vọng canh tân giữa dòng xoáy lịch sử của một triều đại đang đối diện với lẽ thịnh suy ở đời thì ý tưởng và việc làm của ông vấp phải sự chống đối từ phe thủ cựu, sự không đồng lòng của dân chúng. Mượn bối cảnh lịch sử, mượn những con người có thật trong lịch sử cùng với hư cấu nghệ thuật, Nguyễn Xuân Khánh đã kể câu chuyện về một thời đại, về một con người lâm vào bi kịch của lịch sử: bi kịch cái mới không hợp thời, bi kịch của kẻ tiên phong. Và nhân vật bị chính sử coi là kẻ tiếm quyền, thoán nghịch được nhà văn giải mã bằng cái nhìn khác đa diện, nhiều chiều hơn. Trên hết, những đau đớn và hi vọng đầy phiền muộn của nhà cải cách vĩ đại Hồ Quý Ly được nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly thể hiện suy tư của tác giả về sự hưng vong của từng thời đại, suy ngẫm về bước thăng trầm của mỗi con người giữa lúc lịch sử sắp sang.

Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là cuốn tiểu thuyết mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hoá, phong tục. Tiền thân của tác phẩm là truyện Làng nghèo được viết từ năm 1959. Sau này, trên cơ sở Làng nghèo, Nguyễn Xuân Khánh mở rộng thành cuốn tiểu thuyết mới với tên mới Mẫu Thượng Ngàn.

Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn viết về cuộc sống của những người dân ở một làng quê vùng bán sơn địa nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX khi thực dân phương Tây sang xâm lược nước ta dưới chiêu bài khai hoá văn minh. Ở đó có câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ; câu chuyện đời tư của những con người trong vòng xoáy của cuộc giao tranh, bao gồm số phận của những người đàn bà Cổ Đình, ông đồ, ông lí, kì hào, nghĩa quân chống Pháp thất trận, Tây lai và những ông Tây mang danh nghĩa đi khai sáng văn minh… Tác phẩm cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử về Hà Nội cuối thế kỉ XIX gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây Nhà thờ lớn, cuộc giao tranh giữa quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc với người Pháp.

Song, vấn đề cốt lõi mà Nguyễn Xuân Khánh đặt ra trong Mẫu Thượng Ngàn là cuộc giao thoa văn hoá trong đó có tiếp nhận, có đào thải, có trải nghiệm đớn đau và mạch ngầm làm nên sức sống bền bĩ của dân tộc chính là đạo Mẫu. Mẫu là cội nguồn của tín ngưỡng dân gian, văn hoá bản địa, tâm tính Việt. Bất cứ cuộc đụng độ văn hoá nào (dù là cưỡng bức) khi trở về với vòng tay của Mẫu đều có thể được hoà giải. Mượn câu chuyện về giao thoa văn hoá Đông - Tây, nhà văn muốn kiến giải về nội lực dân tộc mà mọi sức mạnh sinh diệt đều được phát sinh, nuôi dưỡng trong lòng dân tộc, gắn với làng xã Việt và những con người nhỏ bé, bất hạnh sau luỹ tre làng.

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa được khơi nguồn cảm hứng trong một lần nhà văn nằm viện vì bị nghi ung thư. Cơ duyên đã đưa Nguyễn Xuân Khánh gặp được các nguyên mẫu ngoài đời như sư chùa Cả (Nam Định), chú tiểu theo chăm sóc nguyên là bộ đội, giải ngũ về, vào chùa. Rút tỉa từ câu chuyện của họ cùng với những câu chuyện có thật của người thân, của làng Cổ Nhuế, Nguyễn Xuân Khánh đã ấp ủ viết một câu chuyện về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người dân Bắc Bộ ở thế kỉ XX.

Đội gạo lên chùa là cuốn tiểu thuyết hiện thực, viết theo lối biên niên cổ điển ghi lại những biến thiên của lịch sử, tái hiện cuộc sống, số phận của người dân Bắc Bộ và dân tộc Việt Nam nói chung qua nhiều thời đoạn lịch sử khốc liệt từ kháng chiến

chống Pháp đến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Câu chuyện xoay quanh làng Sọ và ngôi chùa Sọ nhỏ bé - nơi trú ngụ của những tâm hồn bất an, những số phận trắc ẩn, thăng trầm, chìm nổi trong cơn tao loạn nhưng họ không bao giờ gục ngã. Phật tính vẫn luôn hiện hữu ở mỗi con người trong nếp sống, nếp nghĩ, cách hành xử dù họ là bậc chân tu, là tín đồ hay bất cứ con người bình thường nào khác.

Vẫn bắt mạch vào ý hướng kiến giải về sức sống của dân tộc qua việc đối thoại với văn hoá - lịch sử, song nếu ở Mẫu Thượng Ngàn cảm hứng được khơi nguồn từ văn hoá bản địa thì Đội gạo lên chùa là văn hoá ngoại lai đã được Việt hoá trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh dân tộc. Hơn thế nữa, Phật giáo ở đây hoàn toàn mang tinh thần nhập thế ở lõi “tuỳ duyên” và nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua tác phẩm đã mạnh dạn đề xuất “Phật giáo là một lối sống” trong thời hiện đại bởi cuộc đời không tránh khỏi bể dâu và ai cũng phải tuỳ theo duyên của mình mà đi hết kiếp người.

Sức hấp dẫn của Đội gạo lên chùa không chỉ về mặt tư tưởng. Phạm Xuân Thạch đã đánh giá cao sự đóng góp về mặt hình thức của cuốn tiểu thuyết: “Trong một thời đại khi mà mọi hình thức kĩ thuật đã trở nên bão hoà, nhà văn trở về với hình thức sơ khai nhất của tiểu thuyết. Chính xác hơn, ông đưa tiểu thuyết về lại với cội nguồn của thể loại: những câu chuyện kể” [Dẫn theo Đội gạo lên chùa]. Vì lẽ ấy, tác phẩm xứng đáng được vinh danh ở vị trí cao nhất giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2011 - 2012 và có chỗ đứng trong lòng bạn đọc.

1.3.2.3. Nhận diện Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn Đội gạo lên chùa từ đặc trưng thể loại

Soi chiếu từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết lịch sử, Hồ Quý Ly là tiểu thuyết lịch sử không có gì bàn cãi bởi tác phẩm viết về một triều đại lịch sử đã qua cách đây hơn sáu thế kỉ với hầu hết các sự kiện, nhân vật có thật. Mẫu Thượng NgànĐội gạo lên chùa còn có nhiều băn khoăn. Có ý kiến cho rằng nên xếp tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn vào thể loại tiểu thuyết văn hoá, lại có đề xuất xếp vào tiểu thuyết lịch sử. Sự băn khoăn này là lẽ đương nhiên trong tình hình hiện nay lí luận văn học không theo kịp thực tế sáng tác, hơn nữa do tính chất đặc trưng của thể loại tiểu thuyết vốn “chưa đông kết lại”(M. Bakhtin). Tuy nhiên, rất nhiều nhà nghiên cứu đã mạnh dạn gọi hai thiên tiểu thuyết này là tiểu thuyết lịch sử hoặc tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử bởi tác

phẩm đã khai thác những giai đoạn lịch sử tương đối đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Phạm Xuân Thạch trong bài “Nguyễn Xuân Khánh từ cấu trúc nghệ thuật đến cấu trúc tư tưởng” viết: “Khuynh hướng giải thể tính lưỡng phân của hệ thống nhân vật có thể được ghi nhận một cách rõ nét trong những tiểu thuyết lịch sử tiếp theo của Nguyễn Xuân khánh - Mẫu Thượng NgànĐội gạo lên chùa” [22, 152]. Nguyễn Đăng Điệp cũng thừa nhận trong hai tiểu thuyết “Mối quan tâm chính của Nguyễn Xuân Khánh vẫn là lịch sử và yếu tố quan trọng nhất của lịch sử chính là văn hoá” [22, 12]. Những quan niệm này khá tương đồng với quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 27 - 39)