- Tao dìu mẹ mày đi sau.
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 1 Ngôn ngữ
3.3.1. Ngôn ngữ
3.3.1.1. Ngôn ngữ vừa trang trọng, kiểu cách; vừa dân dã, đời thường; vừađậm màu sắc tôn giáo đậm màu sắc tôn giáo
Cả ba cuốn tiểu thuyết đều viết về đề tài lịch sử, văn hoá dân tộc, tức những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm đã có độ lùi nhất định về thời gian, dù xa hay gần. Để không “hiện đại hoá người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử” thì một trong những yếu tố quan trọng là tôn trọng “lời ăn tiếng nói” của giai đoạn lịch sử ấy.
Hồ Quý Ly viết về lịch sử của một triều đại ở cuối thế kỉ XIV nên để giữ được không khí cổ xưa, nhà văn sử dụng hệ thống ngôn ngữ khá “chỉn chu”, thanh nhã, mẫu mực và có phần kiểu cách. Đó là hệ thống từ ngữ xưng hô theo khuôn phép trật tự phong kiến (bệ hạ, trẫm, khanh , thần, chàng, nàng…), hệ thống từ ngữ gọi tên chức tước, hàng phẩm (Vua, hoàng hậu, quận chúa, công chúa, thái sư, thượng tướng, thái bảo…), các từ ngữ định danh xưa… Cách miêu tả, giọng điệu tác phẩm cũng toát lên không khí cổ xưa. Bên cạnh đó, để kéo lịch sử về gần hơn với thời hiện đại, tác giả đã bình dị hoá ngôn ngữ thông qua những so sánh ví von giàu chất đời thường hoặc xây dựng ngôn ngữ nhân vật trần tục nhằm phá vỡ ve mực thước, kiểu cách vốn quen thuộc với tầng lớp trí thức phong kiến trong kinh nghiệm cộng đồng. Ví như, ngôn ngữ của ông quan đầu triều Hồ Quý Ly tỏ ra tức giận khi bọn người hủ nho chỉ biết chăm chăm tầm chương trích cú.: “Chu Hi là cái đếch gì! Trình Di là cái đếch gì! Thuần một lũ ăn cắp văn mà thôi” [34, 703]. Ngôn ngữ, giọng điệu mộc mạc, suồng sã có ý nghĩa kéo nhân vật về gần gũi với đời thường làm tăng tính đối thoại cho tiểu thuyết.
Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa viết về cuộc sống của người dân quê, hơn nữa độ lùi lịch sử không quá xa như Hồ Quý Ly nên ngôn ngữ mang tính bình dân, đậm chất đời thường hơn. Đó là những đoạn văn tả cảnh làng quê, cảnh sinh hoạt của người dân Cổ Đình, người dân làng Sọ, cảnh yêu đương của những trai gái quê… Mẫu Thượng Ngàn còn có rất nhiều đoạn văn, câu văn tác giả sử dụng lối so sánh mang tính trần tục làm nên ve đẹp nguyên sơ cho tác phẩm. Hình ảnh đôi vú người phụ nữ trở đi trở lại như là một biểu tượng sinh động cho thiên tính Mẫu và cặp vú được nhà văn nhiều lần so sánh với những hình ảnh dân dã, thân thuộc gần gũi : cặp vú bà Đà “đôi vú to đùng bằng hai quả mít đại” [32, 728], cặp vú Nhụ “chum chúm núm cau”, “như hai cái bánh dày”
mít trắng, nhún nhảy trên hai bàn tay” [32, 161]. Trong Đội gạo lên chùa, thứ ngôn ngữ ngồn ngộn sự sống trần tục được tái hiện rất rõ qua ngôn ngữ nhân vật. Và đây là ngôn ngữ Chị Xim trong lần trả nghĩa long trời lở đất với người chồng cũ “Xong rồi là xong phắt không dây dưa […] mười năm đi tù anh chết thèm, chết nhạt [...] mắt anh nhìn em vẫn còn hau háu như muốn ăn tươi nuốt sống”
[33, 805]. Ngôn ngữ của một số nhân vật như bà Thêu, cô Nấm, cô Bệu cũng đậm hơi thở cuộc sống như thế.
Để làm sống dậy không gian văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nhà văn đã có ý thức xây dựng một lớp từ ngữ mang đậm màu sắc tôn giáo. Mẫu Thượng Ngàn có một lớp từ ngữ giúp nhận diện đạo Mẫu - một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có từ lâu đời như: Tam toà thánh Mẫu, cô đồng, con nhang đệ tử, hầu giá, khăn chầu áo ngự, ngựa ngài, cung văn, thỉnh Mẫu về ngự, cửa huyền vi, điệu Cờn, điệu Dọc… Là một tác phẩm mang tính luận đề về khả năng nhập thế của Phật giáo trong thời hiện đại, ngôn ngữ trong Đội gạo lên chùa thấm đẫm vị Thiền ở những đoạn miêu tả cảnh chùa, cắt nghĩa giáo lí nhà Phật như tâm từ, tâm bi, tâm hỉ, tâm xả, bài học tụng kinh, gõ mõ… Tác phẩm cũng dày đặc các lớp từ ngữ Phật giáo như niệm hồng danh đức Phật, độc hành, nghiệp, từ bi, bồ tát Quan Thế Âm, Đức Thế Tôn, vô uý, vô ngôn... mà khi tiếp cận người đọc cảm giác như mình đang sống trong không khí tôn nghiêm, linh thiêng của nhà chùa.
Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh vừa cổ điển, trang trọng vừa mang đậm hơi thở đời sống hiện đại, vừa phảng phất linh khí của tôn giáo. Đó là thứ ngôn ngữ có khả năng tái dựng không khí lịch sử, cá thể hoá nhân vật cao độ và thể hiện rất rõ phong cách văn chương của nhà văn: tài hoa, lịch lãm, mang hơi hướng cổ điển nhưng rất gần với đời sống.