Giọng chất vấn, hoài ngh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 118 - 120)

- Tao dìu mẹ mày đi sau.

3.3.2.2. Giọng chất vấn, hoài ngh

Giọng chất vấn, hoài nghi là một thành tố quan trong góp phần làm tăng tính đối thoại cho tiểu thuyết bởi chất vấn là cơ sở của mọi tranh luận, biện giải và hoài nghi thường gắn với nhu cầu nhận thức lại các vấn đề được xem là đúng trong quá khứ. Giọng điệu này phổ biến trong tiểu thuyết thời kì đổi mới gắn với cái nhìn “bất khả tín”, nhu cầu “nhận thức lại”quá khứ và hiện thực đang diễn ra xung quanh. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh chứa nhiều câu hỏi chất vấn, hoài nghi, nhất là những đoạn ông trao điểm nhìn trần thuật để nhân vật bộc lộ băn khoăn, trăn trở của mình.

Trong Mẫu Thượng Ngàn, từ những băn khoăn về tín ngưỡng thờ Mẫu, sự “thoát xác” của Mùi lúc ngồi đồng, Philippe đã hoài nghi về mối quan hệ Pháp – Việt từ phương diện văn hoá “Phải chăng đây là khác biệt văn hoá. Có phải đây là một tập tục nguyên thuỷ? Hay là một cung cách đối kháng?” [32, 374]. Có thể thấy, lúc đầu mới đặt chân đến mảnh đất An Nam, Philippe mang theo sự kiêu hãnh, ngạo mạn về sức mạnh của đấng khai sáng văn minh. Nhưng quá trình tiếp xúc với xứ nhiệt đới khắc nghiệt, đặc biệt với người đàn bà bản xứ khiến hắn “ngộ” ra giới hạn của sức mạnh chinh phục và khả năng đối kháng mạnh mẽ của văn hoá bản địa phương Đông. Hoài nghi của ông chủ đồn điền Messmer một lần nữa được nhà dân tộc học René cảnh báo qua lời tự vấn “Họ cam chịu ư? Họ hèn hạ ư? Hãy coi chừng! Để rồi xem, hồn đất sẽ trả thù” [32, 193].

Trong Đội gạo lên chùa, từ điểm nhìn bên trong, nhà văn luôn để nhân vật An sống trong băn khoăn, trăn trở vì một lẽ sống : “Từ bi ư? Hận thù ư? Sống thế nào mới phải? Đó là một câu hỏi lớn trong tôi” [33, 375]. Nhất là khi chứng kiến những điều tàn bạo, oái ăm trong cuộc sống mà bản thân An chưa thể dứt hẳn những sân hận ở đời. Đó là những lần nỗi oán hận dâng lên khi nhớ tới cái chết bi thảm của cha, khi chứng kiến sư thầy bị hành hạ, thầy giáo Hải bị giết chết…Những giằng xé này cũng được An đưa vào chiến trường khi đối đầu sống chết với quân thù. Cắt nghĩa và tranh biện với tư tưởng từ bi của An, nhà văn trao điểm nhìn cho nhân vật anh chính trị viên - một người đang làm cách mạng nghi vấn “điên rồ hay ngớ ngẩn, hay khiếp sợ? Ta tha cho chúng liệu chúng có từ bi không ? [33, 728]. Bởi cách mạng là bạo lực và từ bi trong hoàn cảnh này khác nào “tự sát”. Giọng điệu hoài nghi lúc này là cơ sở của sự tranh biện, đối thoại giữa các luồng tư tưởng về vấn đề nhập thế của đạo Phật.

Gắn với cảm hứng nhận thức lại lịch sử, giọng chất vấn, hoài nghi nổi lên như giọng điệu chủ đạo trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Với giọng điệu này nhân vật luôn được đặt trong trạng thái tâm lí dằn vặt suy tư để tìm kiếm một câu trả lời thoả đáng để nhận thức lại vấn đề được cho là đúng trong quá khứ. Vua Nghệ Tông đến chết vẫn chưa thanh thản vì một chữ đức của đấng quân vương trong thời mạt pháp “Nhân từ ư? Thương dân ư? Những đức hạnh tốt đẹp đó hỏi trên đời có ông vua nào hơn được cha con ông? Thế mà tại sao, tại sao nước đai Việt này vẫn đói khát, loạn lạc? Tại sao cơ đồ của tổ tiên ông vẫn ngả nghiêng “[34, 159]. Thời “Thiên tuý” Đức trị chưa đủ, nhà Trần cần thiết phải có một cuộc lột xác mới me đó chính là chính sách cải cách của Hồ Quý Ly nhưng Minh Đạo của thái sư chưa hội tụ được tinh khí âm dương để làm nên hồn núi sông. Vì lẽ ấy, nhân cách và con đường đổi mới của Quý Ly vẫn bị cương toả bởi cái nhìn hoài nghi. Phạm Sinh từng nghi hoặc: “Ông ta là một người tài giỏi ư? Một ke bất trắc ư? Hay một hôn quân bạo chúa ngày mai? Phải ủng hộ ông ta hay tiêu diệt ông ta? [34, 606]. Nguyên Trừng - ke đứng giữa sự co kéo của các thế lực tự vấn: “Ai rồ dại ? Cha tôi hay Hán Thương ? Hay bà hoàng Thánh Ngẫu. Cũng có khi ke rồ dại

ấy chính là tôi” [34, 651], “Cha ta có ảo tưởng không? Cha ta có tham vọng quá không? Nỗi bi đát , khốn cùng của cha ta chính là ở chổ đó. Một phương thuốc lớn! Ai sẽ tin cha? Dân chúng chăng? Bá quan chăng? Ông vua già Nghệ Tông chăng? Cả riêng ta nữa chăng? Hay những ke đồng mưu với cha? Có đúng họ theo cha vì một phương thuốc lớn? [34, 32]. Trăn trở của Nguyên Trừng là những hoài nghi về con đường cải cách, về khát vọng và tham vọng, về ảo tưởng (Minh Đạo sẽ đưa đất nước đến sự hoà thịnh) và hiện thực (Minh Đạo để mất lòng dân) của Quý Ly. Là một người chép sử nhạy cảm với thời cuộc, có cái nhìn minh triết nhưng Sử Văn Hoa vẫn tỏ ra nghi ngại, chưa dám đánh giá qúa sớm về nhân vật, về lịch sử: “Ai đúng, ai sai? Khát Chân hay Quý Ly? Đánh giá thành ư? Bại ư? Có khi bại mà mấy trăm năm sau lại thành. Có khi người đời chỉ vì mê muội mà kéo ánh sáng trở về bóng tối” [34, 635]. Bản thân Hồ Quý cũng đặt câu hỏi cho chính mình: “Hạnh phúc ư ? Ta sung sướng hay ta không sưng sướng …”[34, 503]. Bằng cách đặt câu hỏi chất vấn, hoài nghi, Nguyễn Xuân Khánh đã đối thoại với quá khứ để hiểu và đánh giá công bằng hơn những con người lịch sử. Nghệ Tông là ông vua nhân từ và ranh giới giữa nhân từ và nhu nhược rất mong manh. Quý Ly có thể là nhà chính trị thất bại nhưng ông là vua cải cách tài ba, tàn bạo, tham vọng cá nhân rất lớn nhưng không thể phủ nhận khát vọng đẹp đẽ của Quý Ly muốn xây dựng một đất nước Đại Việt phồn vinh thịnh trị. Khát Chân là vị tướng tài ba nhưng cố chấp, bảo thủ trước cái mới.

Bản chất của tiểu thuyết là đối thoại, giọng điệu chất vấn và hoài nghi ngoài khả năng giúp nhà văn thâm nhập vào thế gới bên trong của nhân vật mà còn tạo ra cho tác phẩm một cấu trúc mở để người đọc cùng tham gia đối thoại

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w