Khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Tổ chức khai thác, dùng tài liệu tại kho lưu trữ văn phòng chính phủ phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của chính phủ (Trang 67 - 69)

- Tài liệu lưu trữ Văn phòng Chính phủ góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của Văn phòng Chính

2.5.3. Khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

thiện hệ thống pháp luật

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động thường xuyên của Văn phòng Chính phủ để thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó Văn phòng Chính phủ còn thực hiện chương trình, kế hoạch tổ chức xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức thẩm tra quy trình, thủ tục và có ý kiến đánh giá độc lập đối với dự án luật, pháp lệnh; thực hiện công tác pháp chế của cơ quan Văn phòng Chính phủ.

Để đảm bảo nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban soạn thảo hoặc đơn vị soạn thảo cần am hiểu về quy định của pháp luật có liên quan và những quy định trước đó cũng như cần kinh nghiệm soạn thảo. Một trong những cách để có được kinh nghiệm là học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Sau khi mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, hồ sơ xây dựng văn bản đó được lưu giữ lại. Trong hồ sơ, quan trọng nhất là các bản dự thảo, biên bản các cuộc họp và văn bản chính thức được thông qua. Qua nghiên cứu hồ sơ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, người nghiên cứu hiểu rõ các vấn đề liên quan khi quyết định lựa chọn các điều luật, các lý do thay đổi điều luật. Các hồ sơ xây dựng luật cũng phần nào phản ánh sự phát triển của luật pháp Việt Nam.

Ví dụ: theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và điều chỉnh chương trình luật, pháp lệnh 2013 của Quốc hội khóa XIII, Luật Xây dựng (sửa đổi) Quốc hội sẽ giao cho Chính phủ soạn thảo, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội tại kỳ hợp thứ III từ đó Chính phủ giao cho các Bộ chuyên ngành soạn thảo trình Chính phủ cho ý kiến trước khi trình sang Quốc hội; Văn phòng Chính phủ là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho việc thẩm tra các dự án Luật, Pháp lệnh nên những ý kiến mà Văn phòng Chính phủ

thẩm tra quy trình, thủ tục và có ý kiến đánh giá độc lập đối với dự án Luật, Pháp lệnh. Sau khi các cơ quan có ý kiến góp ý về dự án Luật Việc làm, chuyên viên Văn phòng Chính phủ sẽ tổng hợp những ý kiến và thu thập thông tin trong tài liệu lưu trữ liên quan đến Bộ luật Lao động, việc làm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Luật Việc làm.

Hay Ví dụ: Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, về cơ bản, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội để đảm bảo an toàn thông tin cho một số loại hình giao dịch điện tử công cộng phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh các yếu tố mới liên quan đến việc sử dụng chứng thư số và chữ ký số nước ngoài. Để tham mưu, tổng hợp giúp Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, các chuyên viên Văn phòng Chính phủ đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, công văn, tài liệu, hồ sơ liên quan đến lĩnh vực giao dịch chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong thời gian qua:

Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Hồ sơ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chung về giao dịch điện tử; Hồ sơ trao đổi giữa Văn phòng Chính phủ với các cơ quan liên quan chữ ký số; Công văn của Bộ Thông tin và Truyền thông góp ý về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Phiếu ý kiến thành viên của Thành viên Chính phủ góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Công văn của Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ban Cơ yếu Chính phủ (Bộ Quốc phòng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Văn phòng Chính phủ nghiên cứu và hệ thống hóa các thông tin tài liệu lưu trữ là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm mục đích cuối cùng là thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành, quản lý trên mọi lĩnh vực, phát hiện ra những văn bản chồng chéo hoặc đã hết hiệu lực. Trên cơ sở phát hiện này, chuyên viên Văn phòng Chính phủ có những kiến nghị kịp thời về sửa đổi, ban hành thay thế cho phù hợp, những văn bản chồng chéo sau khi phát hiện ra có thể tiến hành loại bỏ… Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc cải cách thể chế hành chính nói riêng và cải cách hành chính nói chung.

Một phần của tài liệu Tổ chức khai thác, dùng tài liệu tại kho lưu trữ văn phòng chính phủ phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của chính phủ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)