- Tài liệu lưu trữ Văn phòng Chính phủ góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của Văn phòng Chính
2.5.2. Khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ công tác nội chính
Công tác nội chính bao gồm: công tác quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, tư pháp, thanh tra, địa giới hành chính, tài liệu về biên giới, hải đảo, bản đồ biên giới qua các thời kỳ, việc xây dựng các cột mốc biên giới, tìm kiếm cứu nạn, cơ yếu, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đặc xá… Đây là vấn đề cơ bản của bất kỳ một quốc gia nào. Với chức năng tham mưu cho CP, Thủ tướng CP trong chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực nội chính, các chuyên viên Văn phòng Chính phủ ngoài sử dụng những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác, họ còn biết sử dụng thông tin trong quá khứ, chắt lọc để phục vụ cho công việc hiện tại của mình tốt hơn.
Ví dụ: Nhiều năm qua tình hình cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia được thực hiện tốt, kết quả là việc cắm mốc biên giới giữa hai nước diễn ra tốt đẹp, nhiều cột mốc biên giới đã được xây dựng để xác định chủ quyền của mỗi nước, chính phủ hai nước đã ký nhiều hiệp định song phương, hợp tác liên quan đến cắm mốc biên giới. Để lãnh đạo CP có thể đưa ra được nhiều chủ trương, biện pháp thực hiện như trên thì một phần không nhỏ là có sự đóng góp, tham mưu của cán bộ, chuyên viên Văn phòng Chính phủ. Các cán bộ Văn phòng Chính phủ đã tham khảo, sử dụng các loại tài liệu phục vụ cho công việc tham mưu, tổng hợp của mình như:
Hồ sơ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chung về công tác biên giới;
Hồ sơ của Thủ tướng phê duyệt chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chương trình, quy định, quy chế, đề án, dự án về công tác biên giới với Campuchia giai đoạn 2001 – 2015;
Hồ sơ của Chính phủ, Thủ tướng CP quy định chung về công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền;
Hồ sơ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền;
Báo cáo kết quả hội nghị biên giới Việt Nam – Campuchia;
Kế hoạch chương trình quản lý bảo vệ biên giới đất liền 2005 – 2007 để đầu tư xây dựng bờ sông, suối biên giới trọng yếu, kè bảo vệ chân cột mốc biên giới quốc gia.
Nghiên cứu những nội dung trong tài liệu lưu trữ về cắm mốc từ trước cho tới nay giúp các chuyên viên có thể hoạch định chiến lược hợp tác song phương giữa hai nước về cắm mốc đường biên cũng như xác định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Hay ví dụ: liên quan đến xác định địa giới hành chính giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình tại bảy khu vực chồng lấn do lịch sử để lại. Đây là vấn đề tranh chấp từ lâu giữa hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nội, có rất nhiều văn bản liên quan đến vấn đề này thể hiện sự lãnh đạo, quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về địa giới hành chính. Các chuyên viên Văn phòng Chính phủ đã kiến nghị những nội dung liên quan để giải quyết xác định địa giới hành chính giữa hai tỉnh và tài liệu lưu trữ chính là nguồn tư liệu tham khảo để giúp các chuyên viên đưa ra được những kiến nghị, đề xuất:
Văn bản của Đảng, Nhà nước chỉ đạo chung về lĩnh vực địa giới hành chính;
Hồ sơ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chung về địa giới hành chính;
Hồ sơ trình, báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chung về đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính;
Báo cáo của Bộ Nội vụ về xác định địa giới hành chính giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình;
Hồ sơ về thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội;
Hồ sơ thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh Hòa Bình;
Công văn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về xác định địa giới hành chính giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa bình tại bảy khu vực chồng lấn lịch sử để lại;
Hồ sơ trao đổi giữa Văn phòng Chính phủ với các cơ quan liên quan về thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính địa phương;
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường về xác định địa giới hành chính giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình;
Với các tài liệu liên quan trên, các chuyên viên Văn phòng Chính phủ đã nghiên cứu lịch sử vấn đề tranh chấp giữa hai tỉnh và đề xuất các giải pháp, tổng hợp giúp Thủ tướng Chính phủ ra được quyết định đúng đắn nhất về giải quyết tranh chấp giữa hai tỉnh. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng, các cấp chính quyền hai tỉnh, thành phố đã thống nhất xác định được địa giới hành chính trên toàn tuyến địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố. Đây là kết quả mang tính toàn diện, triệt để vì cùng với việc thi hành Quyết định số 1860/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xác lập địa giới hành chính tại bảy khu vực chồng lấn, các cấp chính quyền hai tỉnh, thành phố đã quyết tâm, bố trí thời gian, phối hợp với đơn vị kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát, thống nhất đường địa giới hành chính tại các khu vực khác để thống nhất đường địa giới hành chính trên toàn tuyến địa giới giữa hai tỉnh, thành phố. Với kết quả đạt được như trên đã giải quyết triệt để gần 20 năm vướng mắc về địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây trước đây (nay là thành phố Hà Nội) và tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đường địa giới hành chính đã được thống nhất xác định, các cấp chính quyền hai tỉnh, thành phố sẽ có điều kiện tốt hơn trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, duy trì và tăng cường an ninh trật tự,
đảm bảo ổn định và phát triển đời sống nhân dân ở địa phương, đặc biệt là ở khu vực giáp ranh.