Bài học đối với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 65 - 68)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học đối với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Ch

tỉnh Bắc Ninh

Từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong khu vực và trên thế giới, có thể rút ra những bài học vô cùng to lớn đối với hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Đó là:

Thứ nhất, Thông qua phát triển mạnh mẽ hệ thống sản phẩm dịch vụ (SPDV) tiên tiến, ngày càng nhiều người biết đến hình ảnh, vị thế của Agribank là một trong những ngân hàng ứng dụng có hiệu quả thành tựu của công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng, phát triển hướng tới mô hình Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh và hiện đại với đa dạng các loại hình dịch vụ.

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước và quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nói riêng và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung có thể rút ra nhiều bài học quý về quá trình xây dựng tập đoàn kinh doanh. Đặc biệt về thực tiễn quản trị doanh nghiệp, quản lý giám sát hoạt động của công ty mẹ và công ty con trong tập đoàn; chiến lược đầu tư và kinh doanh bán chéo sản phẩm; cơ chế tài chính theo hướng tiết kiệm chi phí; xác định đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi có tầm quan trọng đặc biệt đảm bảo hiệu quả, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các cơ quan quản lý nhà nước nên ban hành cơ chế giám sát, quản lý hoạt động của các tập đoàn; cần thiết thành lập cơ quan trực thuộc Chính phủ để quản lý giám sát. Sớm tách bạch quyền sở hữu vốn của Nhà nước với quyền quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tạo quyền chủ động đưa ra quyết sách kinh doanh thông qua các cơ chế đầu tư, kinh doanh, nhân sự, cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng và thu nhập đối với đội ngũ lãnh đạo và người lao động. Tạo điều kiện cho các tập đoàn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tổng công ty tiếp cận và kêu gọi đầu tư các dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia và đầu tư ra nước ngoài mang lại lợi ích kinh tế, chính trị cho đất nước.

Thứ hai, phát triển các SPDV NH theo hướng tăng dần doanh thu từ các dịch vụ NH hiện đại và giảm dần doanh thu từ các dịch vụ NH truyền thống.

Sở dĩ cần phát triển các dịch vụ ngân hàng theo xu hướng này là do các hoạt động dịch vụ ngân hàng mới không đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải sử dụng nguồn vốn của mình. Đây là một thuận lợi lớn cho các ngân hàng thương mại có vốn tự có hạn hẹp như các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các hoạt động dịch vụ mới có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng thương mại bởi chi phí ban đầu thường rất thấp. Đây được coi là một lĩnh vực kinh doanh rất hiệu quả, thu hút các ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới. Hoạt động dịch vụ ngân hàng mới cũng được xếp vào những lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn có rủi ro thấp hơn nhiều so với dịch vụ truyền thống như tín dụng ngân hàng. Vì thế, mở rộng hoạt động dịch vụ mới sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro như rủi ro lãi suất, đặc biệt là những rủi do tín dụng do tính chất thông tin bất cân xứng của thị trường tài chính mang lại.

Thứ ba, phát triển các dịch vụ ngân hàng phải dựa trên nền tảng các công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại.

Ngày nay, khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì không chỉ ngành ngân hàng mà tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế đều phải hướng đến các dịch vụ đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Những dịch vụ đó phải có tính ứng dụng công nghệ cao, đem lại sự thuận tiện và những lợi ích thiết thực cho người sử dụng.

Thứ tư, phát triển SPDV NH phải đi đôi với việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cũng như nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên.

Hoạt động dịch vụ hiện đại luôn đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng tương xứng. Các ngân hàng thương mại không thể triển khai hoạt động phát triển SPDV NH phục vụ các khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp nếu cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Bên cạnh đó, một đội ngũ nhân viên có trình độ cao không chỉ nắm vững lý thuyết, mà còn phải thành thạo trong các hoạt động nghiệp vụ cũng là một đòi hỏi đặc thù của hoạt động dịch vụ ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính vì vậy, quá trình phát triển SPDV NH tại Việt Nam cũng cần định hướng theo các tiêu chí trên để đảm bảo đáp ứng được xu thế chung của thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hoá thương mại và tự do hoá tài chính ngày càng sâu rộng, nhu cầu về dịch vụ tài chính NH có thể phát triển rất nhanh và vượt xa khả năng đáp ứng của các định chế trung gian tài chính hiện có trong nước. Đây chính là điểm thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài chiếm lĩnh thị trường nội địa, đặc biệt khi các rào cản thị trường tài chính ở Việt Nam bị dỡ bỏ và từ ngày 01/4/2007 Nhà nước Việt Nam cho phép các loại Định chế tài chính 100% vốn sở hữu nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo những cam kết hội nhập WTO. Thực tế cũng chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng của công chúng đang ngày một tăng, đặc biệt là ở thành thị. Nhu cầu đó gắn liền với quá trình ra đời với tốc độ nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như quá trình chuyển đổi các Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Đó là nhu cầu về giao dịch cổ phiếu, tư vấn đầu tư, thuê mua tài chính, quản lý nợ v.v... Đồng thời, sự xuất hiện các doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế đóng vai trò như chất xúc tác, thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhanh chóng nhu cầu thị trường về các dịch vụ tài chính NH. Đó là những dịch vụ liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, rút tiền tự động, dịch vụ kiều hối và kinh doanh các công cụ phái sinh như Option, Future, Forward v.v... Rõ ràng, nhu cầu về các loại hình dịch vụ tài chính NH mang tính tiên phong, đột phá, có vai trò tạo động lực kích thích sự ra đời và phát triển các nguồn cung ứng dịch vụ trong nước. Như vậy, thị trường dịch vụ mới, hiện đại của các NH ở Việt Nam hiện nay là thị trường đầy tiềm năng, sẵn sàng đón nhận những công cụ tài chính và nguồn cung ứng mới trên thị trường.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM cần phải chú trọng đầu tư vào công nghệ và cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào việc nâng cao những tiện ích và giá trị sử dụng của các dịch vụ. Trong điều kiện các nguồn lực còn bị hạn chế như hiện nay, thì việc đầu tư vào công nghệ cần chú ý đến tính tương thích giữa công nghệ mới và công nghệ cũ, chú trọng đến sự chấp nhận của khách hàng cũng như công nghệ đó mang lại lợi ích cho khách hàng.

Thứ năm, các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa danh mục phát triển SPDV NH cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao của khách hàng. Luôn coi trọng việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung ứng SPDV NH một cách chính xác và kịp thời.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá SPDV NH tiện ích nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, cần có chính sách khách hàng phù hợp và chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Cung cấp SPDV NH phải mang tính thực tiễn và thiết thực với nhu cầu của khách hàng, đồng thời sản phẩm phải dễ sử dụng, thuận tiện cho khách hàng.

Chính vì vậy, quá trình phát triển SPDV các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng cần định hướng theo các tiêu chí trên để đảm bảo đáp ứng được xu thế chung của thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 65 - 68)