Giải pháp chung nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Ch

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 128 - 130)

4. Kết cấu của luận văn

4.5.1. Giải pháp chung nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Ch

nhánh Tỉnh Bắc Ninh năm 2014 và các năm tiếp theo

Thông qua phát triển mạnh mẽ hệ thống SPDV tiên tiến, ngày càng nhiều người biết đến hình ảnh, vị thế của Agribank là một trong những ngân hàng ứng dụng có hiệu quả thành tựu của công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng, phát triển hướng tới mô hình Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh và hiện đại với đa dạng các loại hình dịch vụ.

4.5.1.1. Giải pháp về công tác quản trị điều hành, tổ chức và đào tạo

- Phải thay đổi nhận thức và quan điểm kinh doanh: Hiện nay sản phẩm của bộ phận nào do bộ phận đó chịu trách nhiệm từ khâu tuyên truyền tiếp thị đến khâu bán hàng và chăm sóc khách hàng, nay yêu cầu toàn thể cán bộ nhân viên phải thay đổi nhận thức và nâng cao trách nhiệm cá nhân.

- Hình thành bộ phận và đội ngũ cán bộ chuyên sâu từng sản phẩm dịch vụ: Phòng chuyên trách tại chi nhánh cấp I và cán bộ chuyên sâu tại cơ sở, có chính sách cán bộ để thu hút nhân tài và cán bộ chuyên sâu.

- Lựa chọn đối ngũ quảng cáo, tiếp thị: Chủ yếu là cán bộ tín dụng và cán bộ giao dịch trực tiếp.

- Tổ chức tập huấn để toàn thể cán bộ hiểu biết tường tận từng sản phẩm dịch vụ, khả năng giao tiếp, kỹ năng điều tra xác định nhu cầu tiềm năng.

- Thực hiện Văn hoá doanh nghiệp, thay đổi kỹ năng phương pháp tiếp cận khách hàng.

- Đổi mới phương pháp bán hàng chủ động, đào tạo cán bộ đa năng để thu hút khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sử dụng mỗi cán bộ ngân hàng là một phòng giao dịch, thực hiện được nhiều sản phẩm dịch vụ đơn giản liên kết.

- Chăm sóc khách hàng lớn để họ chăm sóc khánh hàng khác

- Liên tục mở các đợt khuyến mại, thưởng để kích thích nhu cầu tiềm năng của khách hàng và duy trì vòng đời của sản phẩm dịch vụ.

- Thực hiện cơ chế trả lương và thưởng theo kết quả kinh doanh của từng nhóm sản phẩm, từng bộ phận lao động (Chi nhánh có cơ chế khoán riêng - trong đó tập trung vào phát triển phát triển sản phẩm dịch vụ).

4.5.1.2. Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị

Muốn thu hút được nhu cầu sử dụng SPDV và duy trì sự phát triển bền vững của SPDV nhất là SPDV hiện đại, trước hết đòi hỏi trang thiết bị và cơ sở vất chất của Ngân hàng phải hiện đại và đi trước.

- Có trụ sở giao dịch an toàn, ổn định trang bị công nghệ hiện đại. - Mỗi Chi nhánh cấp huyện có ít nhất 3 máy rút tiền tự động.

4.5.1.3. Giải pháp thông tin, tuyên truyền, quảng cáo * Quảng cáo tập trung từ Agribank

- Thông qua trang Web của Agribank, in trên các tiêu đề ở danh thiếp, ấn chỉ, phong bì, trên các sản phẩm dịch vụ khuyến mại của Ngân hàng, quà khuyến mại các chương trình từ thiện, văn hoá, thể thao.

- Quảng cáo trên báo, phát thanh, truyền hình...

- Thông qua hệ thông tin nhắn tại tất cả các mạng điện thoại. - Thông qua các đợt quay thưởng, khuyến mại.

- Thông qua truyền miệng từ cán bộ ngân hàng và các khách hàng lớn, khách hàng chủ chốt.

- Tìm tòi sự khác biệt và tính nổi trội của sản phẩm dịch vụ để quảng cáo. - Miễn phí và các hình thức khuyến mại sản phẩm dịch vụ.

* Quảng cáo riênglẻ tại địa phương

- Triển khai quảng bá tập trung vào các ngày lễ lớn tại địa phương, quảng bá sản phẩm dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương thông qua Đài phát thanh - truyền hình, đặc biệt chú trọng quảng bá thông qua Đài truyền thanh xã, phường có độ phủ sóng rộng tại nông thôn, có chi phí thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Căn cứ việc xác định nhu cầu tiềm năng để lựa chọn sản phẩm dịch vụ cần quảng bá.

- Liên hệ quảng cáo trên tất cả các tài sản cầm cố thế chấp NH và tại trụ sở các cơ quan, ban ngành phối hợp thực hiện, sử dụng các SPDV NH.

- Liên hệ quảng bá tại các cuộc họp, tập huấn, hội thảo của các ngành, các doanh nghiệp, đơn vị và các địa phương.

- Thực hiện miễn phí, khuyến mại và chăm sóc khách hàng lớn, khách là cán bộ chủ chốt tại địa phương để họ quảng cáo và chăm sóc các khách hàng khác cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)