4. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ ngân hàng. Đa dạng hoá các SPDV NH đang là hướng đi của các ngân hàng trên thế giới nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Để chứng minh điều này, chúng ta hãy nhìn nhận một cách khách quan sự phát triển các dịch vụ ngân hàng được đòi hỏi từ nhiều phía, như:
1.1.4.1. Từ nhu cầu của thị trường
Nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng đa dạng, phong phú và không ngừng đổi mới theo hướng phát triển của công nghệ hiện đại. Đặc biệt là đòi hỏi thoả mãn các dịch vụ ngân hàng ngày một cao hơn như các nhu cầu về tài chính, tiền tệ, thanh toán… để có thể phục vụ sản xuất, kinh doanh, đời sống của công chúng một cách tốt nhất.
Ngoài mong muốn được sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, khách hàng còn mong muốn được sử dụng dịch vụ với chất lượng cao, công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu về tài chính tiền tệ của họ một cách nhanh nhất, chính xác, an toàn, bảo mật. Do vậy, phát triển các dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cho tới thời điểm hiện nay, các NHTM Việt Nam chưa có hoạt động nghiên cứu thị trường tổng thể nào để có những căn cứ sát thực về nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, đa số các SPDV NH mới ra đời đều được khách hàng và thị trường chấp nhận nhanh chóng, mang lại cho các ngân hàng những lợi thế cạnh tranh vì đã cung ứng cho khách hàng những SPDV NH hiện đại và có nhiều tiện ích.
1.1.4.2. Từ yêu cầu phát triển của ngân hàng thương mại
Phát triển SPDV NH trong bối cảnh hiện nay là một trong những bước cần thiết đối với các NHTM. Do môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế các ngân hàng muốn tồn tại buộc phải phát triển các SPDV của mình để đảm bảo đứng vững khi nền kinh tế quốc gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, khi mà các ngân hàng phải tham gia vào sân chơi bình đẳng với các ngân hàng nước ngoài và cũng là để cạnh tranh được với các NHTM khác ở trong nước. Sự cần thiết phát triển SPDV NH xuất phát từ những lý do cụ thể sau:
Thứ nhất, là phát triển SPDV NH sẽ cho các NHTM đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường.
Nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng đa dạng, phong phú và không ngừng đổi mới theo hướng phát triển của công nghệ hiện đại. Đặc biệt là đòi hỏi thoả mãn các SPDV NH ngày một cao hơn như các nhu cầu về tài chính, tiền tệ, thanh toán… để có thể phục vụ sản xuất, kinh doanh, đời sống của khách hàng một cách tốt nhất.
Thứ hai, là phát triển SPDV NH làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Nếu như trước đây khách hàng phải tìm đến ngân hàng để được cung ứng các dịch vụ thì ngày nay trong điều kiện môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng phức tạp thì mỗi ngân hàng phải tìm mọi cách để mở rộng được thị phần và thu hút được khách hàng đến với mình. Muốn vậy, không có cách nào khác là phát triển đa dạng các loại hình SPDV NH, cung ứng những dịch vụ tiện ích, hoàn hảo cho khách hàng. Hơn nữa, ngân hàng nào có dịch vụ mới hơn, linh hoạt và hoàn hảo hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì sẽ thu hút được khách hàng lớn hơn. Do vậy, việc đa dạng hoá các SPDV NH, cải tiến nâng cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chất lượng dịch vụ và phát triển SPDVmới sẽ giúp ngân hàng đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, là phát triển SPDV NH là thực hiện nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản…Do vậy, các ngân hàng cần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm phân tán bớt rủi ro, đảm bảo nguyên tắc: "tránh để nhiều trứng trong một giỏ". Hơn nữa, hoạt động dịch vụ với đặc điểm là ngân hàng không phải sử dụng nguồn vốn của mình do vậy nó cũng góp phần hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, giữ vững ổn định của ngân hàng. Khi thị trường có những biến động thì nguồn thu từ các dịch vụ khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau giúp ngân hàng ổn đinh được mức doanh thu theo dự kiến.
Thứ tư, là việc phát triển SPDV NH làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Từ trước đến nay, nguồn thu nhập chính của ngân hàng là từ lãi cho vay. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay sự gia tăng của các TCTD đã khiến cho lãi suất đầu vào có xu hướng tăng cao, trong khi lãi suất đầu ra không tăng một cách tương ứng, hay nói cách khác là chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động đang có xu hướng co hẹp lại. Điều này tất nhiên ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng ngày nay không chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng mà còn tăng cường phát triển SPDV NH có chi phí vốn rẻ, hạn chế rủi ro, đồng thời tăng thêm nguồn thu từ phí dịch vụ.
Thứ năm, là phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm thúc đẩy các nghiệp vụ khác cùng phát triển.
Các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại tạo thành một thể thống nhất. việc phát triển dịch vụ này sẽ tạo điều kiện tiền đề cho sự phát triển các nghiệp vụ khác. Chẳng hạn, nếu ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán hoàn hảo thì sẽ thu hút được khách hàng, từ đó có thể tận dụng các nguồn tiền nhàn rỗi trên tài khoản thanh toán của họ làm tăng khả năng huy động vốn cho ngân hàng. Hay việc phát triển dịch vụ bảo lãnh, tư vấn, quản lý ngân quỹ sẽ giúp khách hàng hoạt động kinh doanh tốt hơn, từ đó đẩy mạnh sự phát triển và tính hiệu quả của hoạt động tín dụng, thanh toán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Như vậy, ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng tốt một số SPDV nhất định mà còn phải chú trọng phát triển toàn diện các hoạt động SPDV NH nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
- Từ yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới sẽ mang lại cho các NHTM Việt Nam nhiều cơ hội song cũng nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức về sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực SPDV NH với các ngân hàng nước ngoài. Dịch vụ ngân hàng trong nước còn nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, không tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng nên đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Do vậy, để có thể tự tin tham gia vào thị trường khu vực và quốc tế nâng cao khả năng cạnh tranh, không còn cách nào khác là các NHTM Việt Nam phải nhanh chóng tìm các giải pháp phát triển SPDV NH.