Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 145 - 146)

4. Kết cấu của luận văn

4.6.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Thứ nhất, Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa trong tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nhằm duy trì đà phục hồi tăng trưởng, thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng đã đề ra cho năm nay. Trước mắt, cần tiếp tục rà soát, kịp thời điều chỉnh những cơ chế, chính sách không còn phù hợp; tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên, tìm đầu ra cho sản phẩm, giảm hàng tồn kho, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm… Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng nhằm tạo tiền đề cho phục hồi tăng trưởng kinh tế trong dài hạn… Cùng với sự nỗ lực của bản thân ngân hàng, các giải pháp của chính phủ có vai trò định hướng cho các ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng các sản phẩm dịch vụ của mình phù hợp với pháp luật của nhà nước.

Thứ hai, Chính phủ phải từng bước phân định rõ ràng quyền hạn quản lý nhà nước của chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước. Trong mối quan hệ với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có một vị trí độc lập tương đối.

Thứ ba, Chính phủ cần tạo hàng lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và khả thi. Cần nâng cao hiệu lực pháp lý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về thị trường ngân hàng nhằm tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cho các hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các NHTM thực sự kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, có hiệu quả để phát triển kinh tế đất nước.

Xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư, Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và dễ giám sát,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ năm, Có định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật - công nghệ thông tin hiện đại cho ngành ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng.

Thứ sáu, Thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa dịch vụ ngân hàng theo đúng cam kết quốc tế. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động ngân hàng ra thị trường tài chính quốc tế và tận dụng đuợc nguồn vốn.

Thứ bảy, Hoàn thiện chính sách về nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Thứ tám, Chính phủ cần tăng cường hiệu lực của bộ máy thi hành án nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)