4. Kết cấu của luận văn
4.6.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước có vai trò chủ đạo điều tiết hoạt động của các NHTM, điều hành chính sách tiền tệ. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của mình, đề nghị NHNN:
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các NHTM.
NHNN cần có những chính sách cho các NHTM thực sự cạnh bình đẳng bằng việc nâng cao chất lượng SPDV chứ không phải bằng việc lôi kéo, khuyến mại, dùng lợi ích vật chất vô lối. Cụ thể NHNN Việt Nam cần đưa ra các ràng buộc khắt khe hơn về vốn pháp định, công nghệ, nhân sự, về cơ sở hạ tầng, ... đối với các NHTM cổ phần nhằm tránh tình trạng có quá nhiều NHTM cổ phần với quy mô nhỏ bé và công nghệ lạc hậu như hiện nay. Nếu không, điều này dẫn đến những cuộc canh tranh không lành mạnh ví dụ như yếu tố tăng lãi suất mà chúng ta chứng kiến thời gian qua và hiện nay chưa dứt.
- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò liên kết các ngân hàng trong nước nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài. Các chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, đầu tư cho công nghệ hiện đại, sản phẩm mới, ... phụ thuộc vào chiến lược riêng từng ngân hàng nhưng nên được nằm trong khuôn khổ các thỏa thuận chung của hiệp hội, tránh những cuộc “chiến tranh giá cả” không cần thiết như cuộc chiến lãi suất diễn ra cuối năm 2010 cũng như hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Bổ sung, sửa đổi Luật NHNN và Luật các TCTD, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nhằm mục đích đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ quốc tế, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Quy định rõ phạm vi hoạt động cũng như loại hình dịch vụ ngân hàng mà các TCTD được phép thực hiện và cung ứng cho nền kinh tế. Bãi bỏ một số hạn chế đang cản trở các NHTM mở rộng các hoạt động dịch vụ mới.
Hoàn thiện các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước theo lộ trình tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài chính. Tiếp tục định hướng cho các TCTD phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo cho các TCTD đầu tư đúng hướng và có hiệu quả trong kinh doanh.
Ban hành những cơ chế về quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ của NHTM. Nên giao quyền cho các NHTM được lựa chọn sản phảm dịch vụ, mức thu phí của từng loại dịch vụ theo nguyên tắc thương mại.
Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch về vốn. Từng bước loại bỏ những bất hợp lý về mua, bán và sử dụng ngoại tệ, cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia rộng rãi hơn nữa các giao dịch hối đoái. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa có kiểm soát, từng bước giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước tiền tới hình thành tỷ giá theo quy luật cung cầu. Tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích chuyển tiền kiều hối về nước để tăng lượng ngoại tệ thặng dư ở khu vực dân cư và tạo điều kiện cho các NHTM phát triển dịch vụ.
Đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi cấp, mọi ngành của nền kinh tế chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành ngân hàng để góp phần quản lý tiền mặt ngoài lưu thông và có thể kiểm soát tốt các dòng tiền ra - vào. Nhất là quy định thanh toán séc hướng phù hợp với luật séc quốc tế để đơn giản hơn về thủ tục thanh toán nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Thứ hai, Nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hoá các công cụ của thị trường tiền tệ, tạo cho thị trường này hoạt động sôi động hơn, trở thành hậu thuẫn vững chắc cho việc đảm bảo thanh khoản và là cơ sở để phát triển các nghiệp vụ của các NHTM.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ ba, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các TCTD.
Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các TCTD cũng như các định chế tài chính khác nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tồn tại và xử lý nghiêm các sai phạm, từ đó đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.
Cấu trúc lại mô hình tổ chức và chức năng hệ thống thanh tra theo chiều dọc. Đổi mới phương pháp thanh tra, tiến dần đến thông lệ và chuẩn mực quốc tế. hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế (Basel 1), đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định này. Ban hành quy định mới về đánh giá xếp hạng TCTD theo tiêu chuẩn CAMEL(S).
Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD. Triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, quản trị, điều hành, thông tin báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN.
Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, đồng thời đẩy mạnh giáo dục tư cách đạo đức của đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cán bộ thực hiện các quy trình thanh tra theo quy định.
Thứ tư, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trên toàn hệ thống
NHNN cần đi trước một bước trong việc thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tư công nghệ cho hệ thống thanh toán, nâng cáo chất lượng các phượng tiện và công cụ thanh toán.
Có chính sách khuyến khách, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.