Kiến nghị đối với Agribank

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 148 - 161)

4. Kết cấu của luận văn

4.6.3. Kiến nghị đối với Agribank

Thứ nhất, hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng Với định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đã được trình bày ở trên cho thấy NH chưa có một chiến lược hoàn chỉnh. Do vậy, Agribank cần xây dựng chiến lược phát triển SPDV của mình trên cơ sở nghiên cứu môi trường kinh doanh, xu thế phát triển dịch vụ hiện nay, cần nghiên cứu và tham khảo chiến lược phát triển SPDV của các ngân hàng khác để xây dựng chiến lược phát triển SPDV tổng thể, nhất quán của toàn hệ thống. Định hướng phát triển SPDV cần phải chỉ rõ hơn, cụ thể hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để có thể tỏ rõ ưu thế trong từng SPDV của ngân hàng mình so với ngân hàng khác. Chuẩn hóa các SPDV để thực hiện đồng nhất tại chi nhánh.

Thứ hai, mở rộng quyền tự chủ cho các chi nhánh trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Mỗi địa bàn hoạt động khác nhau có ưu thế phát triển những loại SPDV khác nhau. Do vậy, Agribank nên cho phép các chi nhánh phát triển SPDV theo khả năng và điều kiện của từng chi nhánh. Đồng thời, khi giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện cho từng chi nhánh, Agribank cần xem xét những lợi thế của từng địa bàn hoạt động để có thể giao chỉ tiêu cho phù hợp.

Thứ ba, phát triển màng lưới hoạt động hợp lý, tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng do chính phủ phê duyệt

Mạng lưới rộng là một ưu thế của Agribank, nhưng mặt khác cũng là một trở lực trong việc triển khai hiện đại hóa ngân hàng. Do vậy, Agribank phải bố trí sắp xếp lại mật độ ngân hàng trong toàn hệ thống sao cho hợp lý, tập trung đầu tư công nghệ, củng cố sát nhập các chi nhánh trực thuộc và tạo điều kiện cho các chi nhánh hoạt động có hiệu quả, hình thành mạng lưới phân phối SPDV tốt nhất cho công chúng. Thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngân hàng nhằm lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, củng cố thị trường truyền thống là nông nghiệp, nông thôn và chú trọng thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt phát huy lợi thế của mạng lưới khách hàng rộng để tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư nhằm tạo lập nguồn vốn ổn định và tăng trưởng.

Phải tiến hành khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và các lợi thế có thể có cho việc phát triển dịch vụ trước khi thành lập một chi nhánh hay phòng giao dịch. Bởi vì các điều kiện đó rất quan trọng cho sự SPDV NH, nó là cơ sở để có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tăng thêm uy tín cho ngân hàng. Đồng thời phải có chiến lược mở rộng mạng lưới cụ thể để hạn chế sự chồng chéo làm giảm hiệu quả hoạt động.

Thứ tư, Agribank cần xây dựng các văn bản, qui định, qui trình liên quan đến việc thực hiện các SPDV NH theo hướng đơn giản hoá, dễ thực hiện đảm bảo qui trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hiện nay, hệ thống văn bản, qui định của Agribank về hướng dẫn qui trình nghiệp vụ được khách hàng đánh giá là khó hiểu, mâu thuẫn, thủ tục rười rà. Vì vậy, Agribank cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ khai báo nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho cả khách hàng giao dịch và cho chính bản thân ngân hàng.

Thứ năm, có kế hoạch cho việc phát triển công nghệ hiện đại.

Để phát triển được SPDV NH thì việc phát triển công nghệ NH phải đi trước một bước. Đồng thời để cung cấp các SPDV NH hiện đại, hoàn hảo, Agribank cần tập trung vốn cho phát triển công nghệ như mua sắm thiết bị công nghệ mới, hiện đại, nâng cấp đường truyền dữ liệu, cải tiến các chương trình ứng dụng…nhằm phục vụ chiến lược phát triển SPDV NH. Muốn vậy, Agribank cần thực hiện tiết giảm chi phí cho các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động quản lý xuống mức tối thiểu, tập trung đầu tư, phát triển các SPDV mới trên nền tảng công nghệ hiện đại để thu hút khách hàng, tăng doanh thu, phí dịch vụ hơn nữa và nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank.

Cần phải xây dựng một chiến lược phát triển công nghệ dài hạn đi đôi với phát triển nguồn lực hiện có. Bởi công nghệ tiên tiến thường xuyên thay đổi, có nhiều kỹ thuật mới có thể ứng dụng cùng một lúc, hơn nữa việc thay đổi công nghệ NH thường khá tốn kém nếu không có chiến lược phát triển công nghệ đúng đắn có thể gây ra sự lãng phí lớn. Và Agribank phát triển công nghệ phải mang tính đồng bộ, để có thể phát huy vai trò của mình trong việc tạo ra các SPDV mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo sự thuận lợi cho NH trong công tác quản lý.

Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, chú trọng công tác đào tạo phải đi đôi với sử dụng cán bộ sau đào tạo.

Agribank cần xây dựng chiến lược đào tạo cho toàn ngành, xây dựng duy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để có kế hoạch đào tạo nâng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành. Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ các lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu của công việc trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề và kỹ thuật nghiệp vụ đủ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác đào tạo phải đi đôi với sử dụng cán bộ sau đào tạo nhằm tránh lãng phí và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong việc phát triển SPDV NH.

Thứ bảy, Đề nghị TSC triển khai sớm thẻ theo công nghệ thẻ chíp.

Thứ tám, Tiếp tục xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu Agribank đến năm 2020.

Cần sớm đưa nội quy - quy chế về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Agribank nhằm tạo ấn tượng về hình ảnh và thương hiệu của Agribank ở trong nước và quốc tế. Tiếp tục triển khai sâu, rộng việc thực hiện các nội dung trong Cẩm nang nhận diện thương hiệu do Agribank ban hành trong toàn hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Agribank Chi nhánh Bắc Ninh đã luôn cố gắng hoàn thiện, phát triển nâng cao chất lượng SPDV NH của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ nội lực và từ cơ chế điều hành của Agribank, NHNN.

Để phát triển SPDV NH góp phần nâng cao vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cũng như tạo thế chủ động trong hội nhập quốc tế, Chi nhánh cần thực hiện một hệ thống các giải pháp và ổn định lâu dài. Điều đó cũng đòi hỏi ở tầm vĩ mô Nhà nước cùng các cấp ngành cũng phải có các biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho ngân hàng thực thi các biện pháp đó.

Những kết qủa đạt được của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển SPDV NH, tạo điều kiện cho Agribank Chi nhánh Bắc Ninh một bước đà đầy ý nghĩa, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể:

Một là, luận văn đã làm rõ quan niệm về SPDV NH, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển SPDV NH từ đó rút ra nhận định phát triển SPDV là xu thế phát triển tất yếu của các NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Hai là, Luận văn đã đưa ra bức tranh tổng quan về thực trạng SPDV NH tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Ninh , qua đó đề cập đến ưu và nhược điểm của SPDV NH tại chi nhánh.

Ba là, thông qua việc tìm hiểu thực trạng SPDV NH tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã đề cập một số giải pháp để phát triển SPDV NH tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Ninh.

Bốn là, luận văn đã đưa ra các kiến nghị cụ thể, có thể thực hiện được trong tương lai gần đối với Chính phủ, NHNN, Agribank Việt Nam, đó là những điều kiện cần thiết, điều kiện hỗ trợ để thực hiện chiến lược phát triển SPDV ngân hàng tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Ninh.

Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như thực trạng hoạt động của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh, đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển SPDV, tác giả đã đề ra một số giải pháp cần thiết mang tính lâu dài và phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với định hướng phát triển. Tuy nhiên một đề tài tương đối rộng và khá phức tạp, liên quan hầu hết đến các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Do vậy những ý kiến đề xuất cho luận văn thực sự có ý nghĩa, tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các Nhà khoa học, thầy cô giáo, các nhà quản lý ngân hàng, các bạn bè đồng nghiệp và các nhà kinh tế liên quan đến lĩnh vực này./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Cox (2000), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia.

2. Lê Văn Tư (2000), Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2003), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

4. GS.TS Lê Văn Tư (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

5. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. TS. Lê Xuân Nghĩa (2006), “Một số định hướng chiến lược phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đến năm 2010”, Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

7. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế

quốc dân.

8. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn văn Giàu (2008), Cải cách và mở của dịch vụ ngân hàng, Tạp chí ngân hàng.

10. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình Marketing ngân hàng, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Mùi (2009), Giáo trình Marketing dịch vụ tài chính, Nhả xuất bản Tài chính.

12. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13. Quản trị nguồn nhân lực (2002), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức (2007), Ba xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng, Thời báo Kinh tế điện tử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

16. Học viện ngân hàng (2004), Giáo trình Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

17. Bộ Thương Mại (2004), Kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty in thương mại và xây dựng Nhật Quang.

18. Nguyễn Quang Huy (2005), Hội nhập WTO - Cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng.

19. Trần Đình Định (2007), Hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng - Lựa chọn chiến lược kinh doanh của tổ chức tín dụng, Công ty in Bình Định.

20. NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2008), Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh.

21. Báo cáo thường niên của Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013.

22. NHNo&PTNT Việt Nam, Công văn 5744/NHNo-NCPT ngày 05/9/2014 về việc Cập nhật, bổ sung bản mô tả tóm tắt sản phẩm dịch vụ Agribank năm 2014.

23. NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013, 2014.

24. Agribank Chi nhánh Bắc Ninh (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm dịch vụ.

25. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân hàng tỉnh Bắc Ninh các năm 2011, 2012, 2013, 2014.

26. NHNo&PTNT Việt Nam, Thông tin Ngân ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam các tháng năm 2014.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH: TỈNH BẮC NINH

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của Quý khách hàng, Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Ninh tiến hành khảo sát nhằm nắm bắt ý kiến đánh giá cũng như yêu cầu và mong muốn của Quý khách đối với sản phẩm dịch vụ của Agribank.

Agribank rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Quý khách thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây bằng cách đánh dấu nhân (x) vào ý kiến mà Quý khách lựa chọn.

Agribank cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin Quý khách cung cấp.

Phần A: Thông tin về khách hàng: 1. Họ và tên: ... 2. Nghề nghiệp: ... 3. Giới tính: Nam Nữ 4. Tuổi : ≤20 20 < n≤ 30 30 < n < 50 ≥ 50 5. Mức thu nhập:

< 3 triệu 3- dưới 6 triệu 6-dưới10 triệu ≥ 10 triệu

6. Trình độ học vấn: THPT Đại học Trung cấp - Cao đẳng Trên Đại học Khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phần B: Nội dung khảo sát:

Câu hỏi 1: Những sản phẩm - dịch vụ Quý khách thường sử dụng ở Ngân hàng là gì? Tiền gửi tiết kiệm

Tín dụng

Tiền gửi thanh toán Thẻ

Thu - chi hộ

Dịch vụ NH điện tử Chuyển tiền - kiều hối Khác

Câu hỏi 2: Quý khách gửi tiết kiệm trong khoảng nào? < 50 triệu

Từ 100 triệu - dưới 300 triệu Từ 50 triệu - dưới 100 triệu ≥ 300 triệu

Câu hỏi 3: Quý khách có tài khoản tiết kiệm tại Agribank - Bắc Ninh không?

Có Không

Câu hỏi 4: Quý khách có sử dụng sản phẩm thẻ của Agribank không?

Có Không

Câu hỏi 5: Quý khách giao dịch qua Ngân hàng trung bình bao nhiêu lần trong 1 tháng?

< 5lần 5- dưới 10lần

10- dưới 15 lần ≥ 15

Câu hỏi 6: Thời gian Quý khách sử dụng dịch vụ của Agribank.

Dưới 6 tháng Từ 6 - ≤ 12 tháng

Từ 12 - ≤ 24 tháng ≥ 24 tháng

Câu hỏi 7: Quý khách có sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác không?

Có Không

Câu hỏi 8: Yếu tố nào khiến Quý khách sử dụng các sản phẩm - dịch vụ của Ngân hàng?

Sự tiện lợi và nhanh chóng Sự cần thiết

Sự an toàn Sự hỗ trợ về tài chính

Sự hiện đại Khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tại Ngân hàng nào?

Câu hỏi 9: Quý khách có thường theo dõi thông tin về hoạt động của Agribank ở Bắc Ninh không?

Không bao giờ Thỉnh thoảng

Ít khi Thường xuyên

Câu hỏi 10: Quý khách có đăng ký dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng không?

Có Không

Câu hỏi 11: Quý khách vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình trong các phát biểu dưới đây (khoanh tròn, gạch chéo, hoặc tô đen một trong các ô từ 1 đến 5)?

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 148 - 161)