5. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chiến lược kinh doanh
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan
a. Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế
Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của công ty. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới định hướng phát triển kinh doanh của các công ty. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các công ty trong khu vực tiến hành các hoạt động phát triển SX, KD thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ như tình hình suy thoái kinh tế trong 2 năm vừa qua đã làm cho việc phát triển SX, KD của các công ty trong khu vực nói riêng bị giảm rất nhiều. Xu hướng tự do hoá mậu dịch của các nước ASEAN và của thế giới đã ảnh hưởng tới định hướng sản xuất kinh doanh của các nước trong khu vực.
b.Chính sách kinh tế - xã hội
Trong cơ chế thị trường mỗi công ty là một chủ thể kinh doanh độc lập vì vậy công ty có quyền thực sự trong việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh của mình thông qua việc xây dựng một cơ cấu và danh mục sản phẩm có hiệu quả. Nhưng như vậy không có nghĩa là công ty có thể sản xuất bất cứ sản phẩm, tham gia kinh doanh bất kì lĩnh vực nào miễn là mang lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhuận. Chính sách kinh tế của nhà nước có thể mang lại thuận lợi cho hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh khi định hướng của nó phù hợp với những chính sách đang được nhà nước khuyến khích và ngược lại có thể mang đến sự thất bại cho công ty đó khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của nó đi ngược lại với các chính sách kinh tế của nhà nước.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện vai trò chủ thể kinh doanh của mình, mục tiêu kinh tế của công ty có thể mâu thuẫn với các mục tiêu xã hội, điều quan trọng là công ty phải biết dung hoà các lợi ích để vừa đạt được các mục tiêu của mình vừa góp phần phát triển xã hội.
c. Môi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng công ty. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các công ty đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, tỷ giá hối đối ổn định, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các công ty kinh doanh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.
1.3.3.2 Các nhân tố môi trường ngành
a.Sự cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành
Khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường, thì các công ty sản xuất, kinh doanh đều bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh. Các công ty có thể cạnh tranh về giá cả (giảm giá...) hoặc phi giá cả (quảng cáo...). Các sản phẩm cạnh tranh nhau về lợi ích sử dụng, chất lượng sản phẩm, thương hiệu,... Dễ thấy rằng, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động XH tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết để thu được nhiều lợi nhuận.
Trong cùng một ngành, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi công ty, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh của mỗi công ty. Do đó, công ty phải có những chiến lược thị trường với những vũ khí cạnh tranh có hiệu quả. Hàng hoá trước khi đưa ra thị trường phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, công ty phải biết mình xâm nhập thị trường bằng vũ khí gì, chất lượng, giá cả hay đa dạng hoá sản phẩm. Và có thể nói rằng, việc xác định cho mình một danh mục, cơ cấu sản phẩm hợp lý, không những là một trong vũ khí lợi hại, là lợi thế quan trọng trong kinh doanh của công ty mà còn cho phép nó phân tán rủi ro trong kinh doanh, và kéo dài tuổi thọ của một dòng hay nhóm sản phẩm.
b. Khả năng gia nhập mới của các công ty kinh doanh
Theo cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, việc gia nhập mới các công ty là một xu thế tất yếu, nó xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những ngành nghề có mức doanh lợi cao hoặc thị trường lớn thì đều bị rất nhiều các công ty khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các công ty trong ngành kinh doanh, khi gặp các nguy cơ cạnh tranh cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của công ty, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường.
c. Sản phẩm thay thế
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các công ty sản xuất, kinh doanh cũng bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu sản phẩm hợp lý để có thể tạo ra vũ khí cạnh tranh hiệu quả xác định vị trí của mình trên thương trường. Đồng thời, kinh tế phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển, nhu cầu con người cũng càng được nâng nên tầm cao mới, nhu cầu của họ sẽ khắt khe và đa dạng hơn. Để có một cơ cấu sản phẩm hợp lý, các công ty sản xuất, kinh doanh luôn phải cải tiến những sản phẩm hiện có tạo ra hay có những sản phẩm mới nhằm thay thế các sản phẩm đã lỗi thời không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các Sản phẩm thay thế này sẽ quyết định đến việc tồn tại và phát triển, hay phá sản của một công ty.
d. Hệ thống phân phối
Có thể hiểu hệ thống phân phối là tập hợp các cá nhân và tổ chức tham gia vào quá trình làm cho sản phẩm tới được với khách hàng. Trong sự vận động nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi công ty sản xuất, kinh doanh cần phải xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm của mình, vì mạng lưới phân phối là cách thức để công ty có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Có tiêu thụ được sản phẩm thì mới thực hiện được kết quả kinh doanh và thực hiện lợi nhuận. Mở rộng hệ thống phân phối tiêu thụ cho phép công ty mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh số bán và lợi nhuận. Hệ thống phân phối phù hợp sẽ cho phép công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay tình hình thị trường rất biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi công ty cần phải năng động sáng tạo tìm ra cái mới, cái cần và ngày càng hoàn thiện hệ thống phân phối để thích nghi trong cơ chế thị trường và đưa công ty ngày càng phát triển.
e. Khách hàng
Thị trường hay nói chính xác là khách hàng là nơi bắt đầu và cũng là nơi kết thúc quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ và nhu cầu của khách hàng, công ty đưa ra các quyết định sản xuất và khi quá trình sản xuất kết thúc, sản phẩm của công ty được đưa ra thị trường để đáp ứng các nhu cầu đó. Số lượng khách hàng quyết định quy mô thị trường hàng hóa của công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nếu quy mô thị trường lớn, công ty có thể tăng đầu tư sản xuất sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường và tăng sản lượng bán.
Khách hàng có xu hướng chung muốn tối đa hóa lợi ích của mình với chi phí thấp nhất nên họ luôn mong muốn những sản phẩm có giá bán thấp nhưng chất lượng và dịch vụ tốt. Cho nên việc phân tích và phân khúc thị trường phù hợp, tạo được niềm tin và uy tín và chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện tiên quyết trong hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh.
f. Nguồn nguyên liệu sản xuất
Các nguồn nguyên liệu đầu vào của một công ty được cung cấp chủ yếu bởi các công ty khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của công ty là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của công ty phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của công ty phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Còn nếu các yếu tố đầu vào của công ty là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.3.3. Các nhân tố bên trong công ty a. Bộ máy quản lý
Công ty là một tổ chức kinh tế, nên bộ máy quản lý của công ty cần phải được phân định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận nhằm quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh một cách phù hợp nhất và hiệu quả nhất. Quản trị doanh nghiệp là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ công ty làm tập thể những người lao động trong công ty, sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội. Tổ chức bộ máy quản lý công ty là sự kết hợp mọi nỗ lực của con người trong công ty để đạt được mục tiêu chung của công ty và mục tiêu riêng của mỗi người một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Quản trị tổ chức tốt góp phần sử dụng triệt để khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động kỹ thuật vào hoạt động quản trị, khuyến khích sử dụng hợp lý con người, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập, sáng tạo của nhà quản trị. Trong xã hội của chúng ta, do việc thành lập tổ chức khá đơn giản và phổ biến. Các tổ chức đem lại hiệu quả kinh tế, chúng là phương tiện mà nhờ đó tập hợp được các nguồn lực để trực tiếp thực hiện những mục tiêu chung. Sự tập hợp các nguồn tài nguyên có thể dẫn đến sự phân công lao động và sự chuyên môn hóa, quá trình này sẽ tạo ra hiệu quả. Sự chuyên môn hóa sẽ làm cho con người trở nên có trình độ kỹ năng cao hơn trong công việc. Mặc dù sự chuyên môn hóa này cũng có thể có những khác biệt nhất định nhưng nó sẽ nâng cao kỹ năng của từng cá nhân và đồng thời tăng hiệu quả của tổ chức.
b. Nguồn nhân lực
Lịch sử loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự phát triển kinh tế-xã hội. Ngay cả khi khoa học công nghệ đạt được trình độ phát triển cao, chi phối mọi lĩnh vực đời sống, thì cũng không thể thay thế vai trò nguồn lực lao động, nhân tố sáng tạo và sử dụng công nghệ
Lao động chính là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Khi phân tích các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế, hầu hết các quốc gia đều khẳng định các nguồn lực chủ yếu là lao động, tài nguyên, vốn, khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, nguồn lao động chính là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực còn lại. Không dựa trên nền tảng phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hoá, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý… thì không thể sử dụng các nguồn lực khác, thậm chí là lãng phí, làm cạn kiệt và huỷ hoại chúng.
Lao động là một bộ phận của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao động trong hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành mức tăng trưởng của kinh tế.
Một đội ngũ công nhân viên hiệu quả là điều kiện tiên quyết đến việc thành công của một công ty. Với khả năng lao động và sáng tạo thì nhân tố con người được đánh giá là nhân tố nòng cốt cho sự phát triển. Sự hoàn thiện của nhân tố con người sẽ từng bước hoàn thiện quá trình sản xuất và xác lập hiệu quả kinh doanh trong công ty.
Xác định rõ thực lực của từng cá nhân cụ thể, đặt họ đúng vị trí trong công ty sẽ là cách thức sử dụng nhân lực đầy hiệu quả và phát huy tối đa hiệu quả sức mạnh tiềm năng của cá nhân đó đồng thời nó tạo động lực cho các cá nhân phát triển, nâng cao trình độ khả năng của mình.
c. Công nghệ và năng lực sản xuất
Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Sự hoàn thiện của máy móc, thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như thế công nghệ là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của các công ty chịu tác động mạnh mẽ của trình độ công nghệ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bồi dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc,... Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật là do con người sáng tạo ra và làm chủ nên chính con người đóng vai trò quyết định. Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngắn hơn, hiện đại hơn, đóng vai trò ngày càng to lớn, mang tính chất quyết