Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Kho vận và Cảng cẩm

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty kho vận và cảng cẩm phả đến năm 2020 (Trang 67)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Kho vận và Cảng cẩm

-Vinacomin

Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin có một mô hình sản xuất phức tạp, địa bàn quản lý rộng, nhiều kho cảng và nhiều phân xưởng có nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Sơ đồ bố trí bộ máy quản lý của Công ty thể hiện qua sơ đồ hình 1-2.

Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin phân ra làm 2 cấp quản lý:

- Cấp 1: Cấp Công ty

- Cấp 2: Cấp phân xưởng, đội trực thuộc Xí nghiệp, các kho cảng.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được hình thành theo cơ chế trực tuyến chức năng và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng cụ thể để quản lý theo chuyên môn của mình. Các phòng ban chức năng có sự lãnh đạo chung của Giám đốc Công ty và các Phó giám đốc. Với cơ cấu tổ chức quản lý này, Giám đốc công ty vừa chỉ đạo chung vừa phát huy được trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong Công ty và các chỉ thị không bị chồng chéo nhau, vì thế có thể quản lý dài bằng các tuyến theo quyền lực quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhìn chung với cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty là tương đối hợp lý, sự phối kết hợp thực hiện kế hoạch của từng đơn vị đều đạt được các yêu cầu đã đề ra, năm sau cao hơn năm trước và đều tăng từ 10 - 20 %.

Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý:

Công ty có quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn rất rõ ràng cho các bộ phận quản lý cũng như cho các đồng chí lãnh đạo Công ty và trưởng các đơn vị trực thuộc.

* Giám đốc Công ty:

Là người đại diện của Công ty trước Pháp luật, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ một thủ trưởng có các phó giám đốc giúp việc và các phòng ban chức năng làm tham mưu.

Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo một số phòng: Thương mại, Thanh tra kiểm toán, phòng Bảo vệ quân sự và Văn phòng Giám đốc.

* Các phó giám đốc:

Giúp việc Giám đốc phụ trách các lĩnh vực được giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong lĩnh vực phụ trách.

Được thay mặt giám đốc ký các lệnh thuộc lĩnh vực phụ trách. Được giám đốc uỷ quyền quản lý Công ty khi giám đốc đi vắng.

- Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật, trực tiếp phụ trách Phòng Đầu tư xây dựng cơ bản, Kỹ thuật cơ điện vận tải, An toàn, Đội xe ôtô và Đội tầu thuỷ.

- Phó giám đốc kinh tế: Phụ trách vấn đề kinh tế, Kế hoạch vật tư, Tổ chức lao động tiền lương, Kế toán thống kê tài chính và chỉ đạo trực tiếp Xí nghiệp Cảng Cẩm Phả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phó Giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất thường xuyên của Công ty, trực tiếp chỉ đạo: Phân xưởng Tiêu thụ, Trạm Đo lường giám định than, Phân xưởng Cảng Vũng Hoa và trực tiếp làm Trưởng Trung tâm chỉ huy sản xuất.

- Phó Giám đốc thương mại: Phụ trách quản lý các thủ tục thương mại trong hoạt động kinh doanh của Công ty; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động liên quan đến marketing, tìm kiếm thị trường và duy trì các khách hàng tiềm năng để tăng sản lượng tiêu thụ.

* Kế toán trưởng:

Phụ trách phòng kế toán thống kê tài chính. Chịu trách nhiệm về công tác kế toán tài chính về các hoạt động hạch toán kế toán, thu chi tài chính theo đúng các quy định của Nhà nước và của Tập đoàn than cũng như của Công ty.

Chịu trách nhiệm về các số liệu trong báo cáo tài chính.

Tham mưu cho Giám đốc Công ty các biện pháp hữu hiệu để xây dựng một nền tài chính lành mạnh.

* Phòng Thương mại:

Làm các thủ tục nghiệp vụ thương mại trong kinh doanh than. Làm công tác marketing, tìm kiếm thị trường nội địa để tăng sản lượng tiêu thụ (thị trường nước ngoài do Tập đoàn than đảm nhiệm, trừ Trung Quốc).

Phối hợp với các bên cung cấp chuẩn bị tốt chân hàng.

Phối hợp với các đại lý, các nhà tầu để quá trình giao than nhịp nhàng suôn sẻ (vai trò của Shipper)

* Trung tâm chỉ huy sản xuất:

Là đầu mối thông tin chắp nối giữa các bộ phận sản xuất trong quy trình công nghệ. Truyền đạt các lệnh sản xuất của lãnh đạo Công ty đến các đơn vị và tập hợp các thông tin phản hồi từ các đơn vị, tham mưu cho lãnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đạo Công ty xử lý các thông tin về sản xuất, tiến bộ bốc xếp, tình hình chất lượng, số lượng hàng...

Quan hệ với các Trung tâm chỉ huy sản xuất của các đơn vị bạn trong ngành để phối hợp làm tốt công tác giao hàng.

* Ban quản lý Cảng và Kinh doanh dịch vụ

Quản lý và khai thác cảng, thu các phí và lệ phí: Cảng phí, phí neo đậu, phí bắt cởi dây tầu, luồng lạch phí, hàng hoá qua vịnh...

Phối hợp với đại lý và các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng để đưa đón tầu ra an toàn, thực hiện bảo đảm an ninh cảng biển.

Quản lý hệ thống báo hiệu hàng hải trên tuyến luồng đảm bảo hướng dẫn luồng tầu đạt yêu cầu, đảm bảo an ninh cảng biển.

Thực hiện các nghiệp vụ đại lý, thay mặt hãng tầu giao dịch với chủ hàng và các cơ quan hữu trách giải quyết mọi vấn đề của chủ tầu đảm bảo chuyến tầu thực hiện suôn sẻ.

Cung cấp các dịch vụ cho chủ tầu và đoàn thuỷ thủ.

Khai thác du lịch biển: Công ty có 01 đảo Cống tây được trang bị khu vui chơI, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ cho du khách trong và ngoài Công ty đến thăm và làm việc.

* Phân xưởng tiêu thụ:

Theo dõi, giám sát số lượng than nhập kho, xuất kho và tồn kho. Chịu trách nhiệm về số lượng hàng hoá giao cho khách hàng (giám định tầu biển theo phương pháp mớn nước).

Kiểm tra nắm nguồn hàng chuẩn bị giao cho khách hàng. * Trạm Đo lường và giám định than ( KCS )

Xác định các chỉ tiêu chủ yếu của than như: độ tro, độ ẩm, chất bốc, nhiệt năng, tỷ lệ trên cỡ và dưới cỡ; kiểm tra hầm hàng; kiểm tra, xử lý tạp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất có lẫn trong than nhằm tham mưu cho Giám đốc Công ty kịp thời bàn bạc với các đơn vị liên quan kịp thời điều chỉnh về chất lượng thông qua việc bốc rót, pha trộn đảm bảo đạt yêu cầu theo điều kiện giao hàng, kịp thời giúp Trung tâm chỉ huy sản xuất ra các lệnh rót hay ngừng rót hàng.

* Phân xưởng Vận tải và Xếp dỡ: Với nhiệm vụ là:

- Vận tải than từ các Cảng lớn, cảng lẻ thuộc khu vực Phía Bắc ra khu vực chuyển tải để xuất khẩu; Vận tải than đến các nhà máy như Nhiệt điện, xi măng thuộc thành phố Hải Phòng. Ngoài ra còn vận tải thiết bị, hàng hóa khác ngoài than.

- Bốc xếp than (hàng hóa ngoài than) từ các đoàn phương tiện Sà lan xuất khẩu hoặc bốc nhập khẩu than (hàng hóa ngoài than) từ tàu xuống các Đoàn Sà lan để vận tải cho các Nhà máy trong nước.

* Đội tàu:

Thực hiện công tác kéo, lai dắt các tàu lớn vào cập cảng và ra cảng Cẩm Phả, chở công nhân viên ra làm việc chuyển tải, phục vụ công tác kiểm tra trên biển…

*Các đơn vị khác trong Công ty:

Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc công ty quy định trong bản chức năng nhiệm vụ đã ban hành.

Trưởng các đơn vị đều chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc Công ty về hoạt động của đơn vị mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của công ty kho vận & cảng Cẩm Phả

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Mục tiêu chiến lƣợc của Công ty

3.2.1. Mục tiêu chung

Tăng cường tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới nhằm tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm của Công ty, không ngừng tối đa hóa lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giữ vững và nâng cao thị phần của Công ty, giúp Công ty đứng vững trên thị trường ngành than nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung, tạo lập sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong tương lai cho Công ty kho vận & cảng Cẩm Phả.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

* Nhiệm vụ năm 2015

Tiêu thụ than tổng số: 22.957.000 tấn; trong đó: xuất khẩu: 850.000 tấn; nội địa: 22.107.000 tấn. Sản lượng than tiêu thụ tại cảng chính: 9.823.000 tấn, các cảng lẻ: 13.134.000 tấn.

Tổng doanh thu: 37.011 tỷ đồng; trong đó: doanh thu tiêu thụ than: 36.881 tỷ đồng, doanh thu khác: 130 tỷ đồng.

Vận tải thuỷ: 1.230.000 tấn; bốc xếp: 400.000 tấn. Doanh thu vận tải và bốc xếp: 68 tỷ đồng.

Tổng sản lượng vận tải ô tô là 44.322.000 T/km, trong đó: vận tải than: 5.307.000 T/km, vận chuyển nước: 515.000 T/km; vận chuyển than mỏ là 38.500.000 T/km.

Kinh doanh dịch vụ cảng: 14,5 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân người/tháng: 7.070.000 đồng.Chênh lệch doanh thu trừ chi phí dự kiến: 933 tỷ đồng.

3.3. Phân tích môi trƣờng bên ngoài Công ty

Mục tiêu của phân tích môi trường bên ngoài là đề ra danh sách tóm gọn những cơ hội từ môi trường mà Công ty cần phải nắm bắt và những nguy cơ cũng từ môi trường đem lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô

3.3.1.1. Môi trường kinh tế

Việt Nam đang có một nền kinh tế phát triển tốc độ cao, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ 2010-2015 xác định mục tiêu tổng quát là đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả bền vững của sự phát triển, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng cho Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hướng hiện đại vào năm 2020.

Thực tế việc thực hiện 3 năm qua của nước ta được thể hiện thông qua chỉ số GDP như sau: 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 % 2012 2013 2014 Năm Tăng trưởng GDP

Hình 3.3. Biểu đồ tăng trƣởng GDP của Việt Nam 2012-2014

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng tài chính nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn ở mức cao so với thế giới năm 2014 là 5,9%, cao hơn 0,7% so với năm 2012 và hơn 0,48% so với năm 2013 tốc độ tăng như vậy là một thành tựu lớn, tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, sau khi trở thành thành viên của WTO với tình hình chính trị ổn định. Cùng với sự tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động tích cực chung đó, TKV là tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than đã có sự phát triển nhanh và mạnh mẽ, tạo dựng được uy tín, thương hiệu lớn trên trường quốc tế.

Ngoài ra để thực hiện tốt mục tiêu đến năm 2020 mà Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra thì nhu cầu sử dụng than phục vụ cho nền kinh tế là rất lớn. Đây là cơ hội tốt cho TKV gia tăng sản lượng khai thác than trong nước. Hợp tác liên doanh với nước ngoài, có lộ trình hợp lý để chuẩn bị thực hiện nhập khẩu than về đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.

Bảng 3.3. Bảng dự báo nhu cầu và khả năng khai thác than của Việt Nam

TT Năm 2015 2020 2025

1 Nhu cầu trong nước 94 184 308

2 Khả năng khai thác 60 70 80

(Nguồn: Báo cáo Bộ công thương)

Là một Công ty hoạt động thương mại của Tập đoàn than khoáng sản, Công ty phải coi đây là cơ hội cực kỳ quan trọng cho việc gia tăng doanh số trong các lĩnh vực kinh doanh hiện nay, mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh mới để tạo đà cho Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ.

3.3.1.2. Môi trường công nghệ

Việc áp dụng các công nghệ mới đang trở lên ngày càng rộng rãi và trong mọi lĩnh vực. Các ứng dụng của công nghệ mới ngày nay đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các ngành sản xuất và kinh doanh.

Công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ, do đó cũng cần phải chú trọng đến vấn đề đổi mới công nghệ. Hiện nay công nghệ Công ty chủ yếu bằng thủ công và đơn điệu.

Đối với công nghệ sàng tuyển than, chế biến than

Hiện nay nguồn công nghệ mới này cả trong nước và nước ngoài đều rất nhiều. Công ty đang tiến hành vận dụng công nghệ này để thay thế thủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công từ đó cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, tăng năng suất lao động, tăng công suất sản lượng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao.

Đối với công nghệ bốc xúc giao nhận hàng hoá qua cảng

Quá trình thực hiện bằng thủ công chủ yếu là máy xúc nên năng suất thường đạt thấp. Cho đến nay nhiều cảng mới của các đơn vị tập đoàn đã áp dụng băng tải điện công suất lớn, vì vậy Công ty cần có kế hoạch để thực hiện thay đổi thiết bị để đáp ứng lượng than qua cảng ngày càng tăng của các mỏ trong khi đó mặt bằng cảng không thể mở rộng thêm.

Hiện nay yếu tố thông tin vô cùng quan trọng đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh cho nên việc sử dụng khai thác tốt công nghệ thông tin không thể thiếu cho Công ty trong quá trình hội nhập trong lĩnh vực kinh doanh ra nước ngoài cũng như trong nước.

3.3.1.3. Môi trường pháp luật

Về môi trường luật pháp, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp. Môi trường luật pháp thay đổi nhanh theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay Quốc hội đang đẩy nhanh việc ban hành các bộ luật và các quy định nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước và sự hội nhập của Việt Nam. Năm 2006 Chính phủ đã thông qua 300 nghị định với mục tiêu hoàn thiện pháp luật, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tập trung tháo gỡ những rào cản để chuẩn bị cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận với mọi nguồn lực, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.

Các yếu tố về môi trường có thể thấy: Môi trường chính trị của Việt Nam ổn định, không có những bất ổn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đồng thời vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Việt Nam tích cực hội nhập quốc tế, quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường có sự định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đây là những yếu tố cơ bản cho Công ty để định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hướng chiến lược kinh doanh của mình. Các yếu tố này vừa là cơ hội nhưng vừa là thành thức đối với Công ty.

Nó sẽ là cơ hội đối với Công ty bởi vì môi trường chính trị pháp luật ổn định, có sự tăng trưởng rõ rệt, có định hướng rõ ràng. Công ty hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần, theo luật doanh nghiệp sẽ có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nguồn tài chính phong phú hơn, tính năng động tự chủ cao

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty kho vận và cảng cẩm phả đến năm 2020 (Trang 67)