Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty kho vận và cảng cẩm phả đến năm 2020 (Trang 105)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Quan điểm phát triển:Phát triển Tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam theo phương châm phát triển bền vững: “Từ tài nguyên kháng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh; thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hài hoà với địa phương và cộng đồng; hài hoà với đối tác và bạn hàng; hài hoà giữa các công ty thành viên và người lao động” với mục tiêu “Vì một tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam Giàu mạnh - Thân thiện - Hài hoà”.

Định hướng phát triển của Tập đoàn có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển riêng của Công ty vì Công ty là một doanh nghiệp chịu sự quản lý và là người thực hiện những cơ chế, chính sách mà Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đưa ra, hoàn thành những chỉ tiêu mà tập đoàn hướng đến. Vì thế mọi hoạt động và chiến lược phát triển của doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ các cơ chế, chính sách và định hướng của ngành than. Mục tiêu chung của tập đoàn trong những năm tới là đưa hoạt động của ngành Than sẽ được chuyển mạnh theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế dưới sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh để tìm kiếm thị trường. Giá than sẽ được xác định phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước điều tiết giá than qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác. Theo định hướng của Chính phủ, ngành than đã có lộ trình điều chỉnh giá cụ thể. Xu hướng tương lai thị trường than sẽ được điều hành theo cơ chế cạnh tranh, do đó sẽ không có sự chênh lệch giữa giá than trong và ngoài nước mà sẽ để cho thị trường tự điều tiết. Đây vừa là định hướng phát triển lại vừa là cơ hội lớn mở ra cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành chứ không riêng gì Công ty kho vận & cảng Cẩm Phả nhằm tăng cao lợi nhuận kinh doanh. Như vậy nếu thị phần càng cao và khách hàng càng nhiều thì càng hứa hẹn một mức lợi nhuận cao cho doanh nghiệp trong tương lai.

Thực hiện cơ chế điều hành của Tập đoàn, các cơ chế, chính sách của Nhà nước về chuyên ngành cảng biển, Công ty đã chủ động đề ra phương hướng phát triển Công ty trong từng thời kỳ phù hợp với tình hình thực tế; chủ động xây dựng các phương án kinh doanh đa ngành, phát huy thế mạnh của cảng biển, tập trung vào lĩnh vực Hàng hải, dịch vụ cảng biển.

Ngoài nhiệm vụ chính là tiến hành tiêu thụ than ở cảng chính và cảng nổi Hòn Nét, quản lý khai thác cảng chính và cảng lẻ khác, Công ty còn định hướng phát triển thêm các ngành nghề cho phép, bao gồm: vận tải biển, chuyển tải than bốc xếp, du lịch hàng hải, cung ứng tàu biển và du lịch, sửa chữa cơ khí…Với định hướng đó, trong tương lai mô hình tổ chức quản lý sẽ phát triển quy mô và thêm nhiều lĩnh vực.

Về công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng lộ trình hội nhập với hệ thống cảng biển trong nước và khu vực. Công ty sẽ chủ động chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác một cảng biển hiện đại bằng các hình thức đào tạo mới, đào tạo nâng cao hơn nữa về chuyên môn, nghiệp vụ khai thác cảng biển và ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật. Đồng thời tổ chức tham gia các hội thảo trong nước và khu vực, tham gia học hỏi những kinh nghiệm quản lý cảng biển.

4.2. Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty kho vận và cảng Cẩm Phả đến năm 2020

4.2.1. Nâng cao công tác quản lý

Kiện toàn sắp xếp mô hình tổ chức quản lý phù hợp với tình hình đặc điểm mới với những thay đổi về quy trình công nghệ, quy mô sản xuất theo lộ trình kế hoạch tổ chức thực hiện của chiến lược kinh doanh đề ra.

Hoàn thiện bộ máy quản lý hiện có của mình để tạo ra một bộ máy tổ chức linh hoạt gắn liền với tổ chức hệ thống tông tin chính xác kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định. Bên cạnh đó, một số bộ phận quan trọng cần được tách ra để tăng cao hiệu quả chuyên môn hóa nghiệp vụ. Công ty nên:

- Thành lập bộ phận tin học nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học về công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh và quản trị sản xuất;

- Tách bộ phận quản lý chất lượng ra thành một phòng chuyên biệt, để nâng cao chức năng, nhiệm vụ của bộ phận trong việc quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm của Công ty.

- Thành lập phòng chiến lược kinh doanh: Chức năng của phòng này là thống kê, thu thập thông tin của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu nhu cầu và xu hướng thị trường nhằm đưa ra những định hướng và chiến lược hiệu quả cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thường xuyên nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các nội qui, qui chế để đáp ứng cơ chế điều hành của TKV và đáp ứng tuân thủ chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước trong tình hình mới.

Chú trọng xây dựng, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên bổ sung quản lý hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, để đảm bảo cho việc thực hiện CLKD đạt hiệu quả cao. Hàng năm, duy trì tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó có biện pháp khắc phục công tác quản lý ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các hoạt động của Công ty.

4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức và nguồn nhân lực

Qua phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của Công ty, thì nhận thấy giải pháp phát triển nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện CLKD của Công ty. Bởi vì nó là giải pháp khắc phục những điểm yếu về nguồn nhân lực quản lý, nguồn nhân lực lao động kỹ thuật, để phục vụ mục tiêu của CLKD đã đề ra. Thực hiện tốt giải pháp về phát triển nguồn nhân xlực thì Công ty sẽ hoàn toàn chủ động bổ sung thêm được nguồn nhân lực, chủ động được chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo

thích ứng cả trên phương diện kinh doanh trong giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Nội dung của các giải pháp này cần phải: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong nghề cao, am hiểu pháp luật, biết ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, nghiệp vụ trong nghề cao, tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết gắn bó với doanh nghiệp để phù hợp với thời kỳ kinh doanh hiện đại và hội nhập quốc tế. Phải đảm bảo tốt số nguồn nhân lực để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

4.2.2.1. Về thu hút nhân lực

Xây dựng cơ chế đãi ngộ, khuyến khích đối với những lao động chất lượng cao.

Xây dựng quy chế tuyển dụng lao động phù hợp, linh hoạt, đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng việc, đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu công việc.

Sử dụng nhiều nguồn ứng viên khác nhau, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

4.2.2.2. Về duy trì nguồn nhân lực

Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trung gian, tạo sự năng động, chống sức ì do nhàm chán trong công việc.

Tạo lập hệ thống lương, thưởng, khuyến khích lao động: sử dụng chính sách “Cây gậy và củ cà rốt”

Tạo cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người: Tạo cơ hội cho mọi người thể hiện khả năng cá nhân, thử thách họ với những chỉ tiêu cao

Liệt kê ra những việc theo các cấp độ khác nhau: Rất khó, khó, dễ, rất dễ. Tương ứng là thu nhập hoặc phần thưởng xứng đáng. Từ đó khuyến khích nhân viên làm những việc khó, yêu cầu cao hơn. Đưa ra lộ trình thăng tiến theo từng lĩnh vực, với mỗi chức danh và vị trí công việc kèm theo điều kiện, trách nhiệm,

yêu cầu và quyền lợi để mọi nhân viên có thể lập kế hoạch thăng tiến trong sự nghiệp tại công ty.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường lành mạnh, thân thiện, gắn kết, hợp tác hỗ trợ.

4.2.2.3. Về đào tạo, phát triển

Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, kiến thức kinh doanh, quản lý tài chính cho đối tượng lãnh đạo, quản lý, chuyên gia.

Đào tạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc theo nhóm và các kỹ năng mềm khác.

Đào tạo nhiều hình thức như: đào tạo tại chỗ, tại các tổ chức đào tạo, tham quan học tập.

4.2.2.4. Về tăng sự thỏa mãn và động lực cho lao động

- Rà soát, sắp xếp lại bộ máy quản lý, lao động trong công ty sao cho quỹ lương của khối quản lý không quá 10% tổng quỹ lương. Đây là việc làm khó khăn do đụng chạm đến con người và chế độ kèm theo, Ban lãnh đạo công ty phải có quyết tâm cao mới triển khai thực hiện được.

- Xây dựng, tổ chức bộ máy khoa học, đánh giá, làm rõ, hoàn chỉnh mô hình tổ chức Ban Tổng giám đốc và Giám đốc bộ phận, phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự phối hợp đồng bộ của các Phòng, Ban chức năng để nâng cao tính chuyên môn.

- Xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi. Hệ thống này được xây dựng dựa trên nguyên tắc công bằng và công khai, căn cứ vào năng lực thực tế của nhân viên để có những đãi ngộ thích hợp.

- Xây dựng các quy chế nội bộ, mô tả công việc và tiêu chuẩn vị trí công tác rõ ràng để sắp xếp lao động hợp lý. Đồng thời đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực tại chỗ để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và ổn định nội bộ.

4.2.3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển

Bên cạnh các giải pháp mang tính chiến lược trên, Công ty cần triển khai ngay các giải pháp về nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển.

Để nâng cao năng lực R&D, Công ty cần có nhiều biện pháp đồng bộ. Thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển hoặc giao chức năng nghiên cứu và phát triển cho Phòng phát triển kinh doanh. Công ty sẽ dành một khoản kinh phí thích đáng cho hoạt động R&D. Thu hút một số cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm trong kinh doanh quản lý và những người này sẽ giúp Công ty nghiên cứu và lựa chọn loại dịch vụ kinh doanh và đưa ra kế hoạch triển khai cụ thể.

Chú trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Công ty cần nghiên cứu thị trường kỹ càng trước khi quyết định những loại sản phẩm ,dịch vụ mà công ty có thế mạnh cạnh tranh được với các đối thủ.

Đối với lĩnh vực kho vận (logistics), Công ty cần triển khai ngay các giải pháp về nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển. Hiện tại, có rất nhiều loại dịch vụ thuộc logistics hiện đang được các công ty nước ngoài cung ứng cho khách hàng. Công ty cần nghiên cứu kỹ từng loại dịch vụ, đồng thời nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ để lựa chọn những dịch vụ mà Công ty có thể kinh doanh thành công.

Để nâng cao năng lực R&D, Công ty cần có nhiều biện pháp đồng bộ. Thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển hoặc giao chức năng nghiên cứu và phát triển cho Phòng phát triển kinh doanh. Công ty sẽ dành một khoản kinh phí thích đáng cho hoạt động R&D. Thu hút một số cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm trong kinh doanh logistics và những người này sẽ giúp Công ty nghiên cứu và lựa chọn loại dịch vụ kinh doanh và đưa ra kế hoạch triển khai cụ thể.

Chú trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Lĩnh vực kinh doanh logistics là khá mới mẻ và có rất nhiều loại dịch vụ khác nhau. Công

ty cần nghiên cứu thị trường kỹ càng trước khi quyết định những loại dịch vụ mà Công ty có thế mạnh cạnh tranh được với các đối thủ.

Tiến hành hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong việc phát triển và kinh doanh những dịch vụ mới. Đối với những dịch vụ liên quốc gia, hình thức liên doanh, liên kết sẽ là thích hợp cho Công ty.

4.2.4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ

Do đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên công ty kho vận & cảng Cẩm Phả cần áp dụng cộng nghệ thông tin một cách hợp lý. Mạng nội bộ đã được thiết lập nhưng những ứng dụng trên đó chưa nhiều. Hiện chưa có phần mềm quản lý văn bản điện tử, toàn bộ văn bản vẫn sao gửi thủ công.

Cầm tiến hành sử dụng hệ thống Email nội bộ; hệ thống báo cáo doanh thu chưa cập nhật thực hiện theo ngày; chương trình quản lý khách hàng và hệ thống theo dõi công nợ mới đang thử nghiệm và cập nhật. Đơn vị chưa sử dụng hiệu quả Website tập đoàn. Việc chậm đổi mới và ứng dụng CNTT làm cho hệ thống thông tin nội bộ yếu, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh.

Để khắc phục điều này, công ty Kho vận & cảng Cảm Phả cần nhanh chóng đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng hệ thống thông tin nội bộ tốt. Đơn vị cần phải phân công một lãnh đạo phụ trách về thông tin (CIO), thiết lập một hệ thống thông tin nội bộ và quản trị quan hệ khách hàng (CRM) hiện đại. Ngoài ra, Công ty cũng chú trọng đến việc triển khai xây dựng hệ thống intranet- hệ thống truyền thông nội bộ nhằm cun g cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng, thị trường và dịch vụ giữa các bộ phận trong công ty.

Công ty sẽ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 là nền tảng cho sự đảm bảo về chất lượng; xây dựng hệ thống quy trình kinh doanh nhằm hướng dẫn thực hiện , đánh giá và cải tiến dịch vụ; xây dựng hệ thống CRM (Customer Relationship Management) nhằm cập nhật và đánh

giá hệ thống khách hàng của công ty; xây dựng hệ thống website tương tác với khách hang. Bên cạnh đó, cần phát triển “Hệ thống thông tin quản lý - MIS”. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, và vai trò của MIS trong doanh nghiệp ngày càng lớn. Hệ thống thông tin quản lý giúp cho việc cập nhật thông tin nhanh chóng, dễ dàng và giúp cho việc trao đổi thông tin trong nội bộ diễn ra nhanh và hiệu quả.

4.2.5. Xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.

Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty kho vận và cảng cẩm phả đến năm 2020 (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)