5. Kết cấu của luận văn
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu tài chính, tài sản, kết quả kinh doanh
Các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, chênh lệch thu chi: Các chỉ tiêu tài chính, tài sản: Chỉ tiêu này cho biết các số liệu về tài sản, nguồn vốn tại đơn vị qua các năm; Đơn vị tính là triệu đồng.
Kết quả hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết kết quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị qua các năm (chênh lệch thu chi hàng năm). Công thức tính và đơn vị tính như sau:
Kết quả kinh doanh (triệu đồng) = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Lợi nhuận hàng năm của Công ty, tỷ suất lợi nhuận.
Các khoản thuế đã nộp hàng năm của Công ty. Năng suất lao động.
Chỉ tiêu về ma trận EFE và IFE
Lượng giá các yếu tố ảnh hưởng, phân loại mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng của mỗi yếu tố để xác định tổng điểm của ma trận.
Ma trận EFE dùng để đánh giá các yếu tố bên ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ 3.1. Tổng quan về Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin Cảng cẩm Phả -Vinacomin
Ngày 13/4/1990 Bộ Năng lượng (cũ) đã ban hành quyết định số: 178/NL-TCCB-LĐ thành lập Xí nghiệp Cảng và kinh doanh than trên cơ sở tách bộ phận tiêu thụ của Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông trực thuộc Công ty Than Cẩm Phả.
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và để tập trung sức mạnh, ngành than thành lập Tập đoàn Công nghiệp than- KS Việt Nam. Tiếp theo ngày 17/9/1996 Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số: 2559/QĐ-TCCB thành lập Công ty Cảng và kinh doanh than - TKV (Tên giao dịch là: Port and Coal Trading Company). Cơ quan chủ quản: Tập đoàn công nghiệp than - KS Việt Nam. Công ty hoạt động theo điều lệ ban hành kèm theo quyết định số: 1594 TVN/TCCB ngày 19/7/1996 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Công Nghiệp than - KS Việt Nam. Năm 2008 Công ty Cảng và kinh doanh than - TKV được đổi tên thành Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả -TKV. Ngày 13 tháng 10 năm 2010 Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả - TKV được đổi tên thành Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả -Vinacomin.
Trụ sở chính của Công ty: Đường Lý Thường Kiệt - phường Cửa Ông - thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh. Website: http://camphaport.com.vn.
Trong quá trình phát triển Công ty đã đánh dấu tên mình bằng các mốc quan trọng sau đây: Tháng 4/1998: là thành viên Hiệp hội Cảng biển Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nam. Năm 1999 và năm 2000: hai năm liền được nhận giải thưởng chất lượng Bạc Việt Nam. Ngày 12/11/2000: tấn than tiêu thụ thứ 10.000.000 trong năm rót qua Cảng xuống tầu MODI trọng tải 65.000 DWT. Ngày 12/11/2004: tấn than thứ 11.000.000 trong năm được tiêu thụ qua cảng.
Với những thành tích đã đạt được trong 21 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì năm 1998 và Huân chương lao động hạng nhất năm 2005.
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty
Chức năng nhiệm vụ
Chức năng của Công ty được quy định tại điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty gồm: Chế biến và kinh doanh than, tiêu thụ than qua cảng Cẩm Phả, quản lý và khai thác Cảng Cẩm Phả và các cảng lẻ thuộc Công ty, dịch vụ du lịch và cung ứng tầu biển, dịch vụ vận tải và Bốc xếp than xuất nhập khẩu. Điều hành tiêu thụ than của các doanh nghiệp khác thuộc Tập đoàn công nghiệp than - KS Việt Nam tại Cảng Cẩm Phả và kinh doanh các ngành nghề được Tập đoàn cho phép phù hợp với các quy định của Pháp luật.
Ngành nghề kinh doanh
* Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty - Kinh doanh than.
- Quản lý khai thác và kinh doanh cảng Cẩm Phả. - Dịch vụ du lịch đảo.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá tại cảng. - Dịch vụ hàng hải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.3. Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty.
3.1.3.1. Điều kiện địa lý
* Vị trí địa lý: Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin có trụ sở đóng trên địa bàn phường Cửa Ông, Thành Phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp khu dân cư phường Cửa Ông, Phía đông giáp đảo Thẻ Vàng, đảo Cống Đông (Huyện Vân Đồn); Phía nam thuộc vùng biển Vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp Vịnh Bái Tử Long.
Tổng lãnh hải quản lý là 17.8 hải lý, đây là tuyến luồng từ Cảng Cẩm Phả đến phao số 0 với tổng chiều dài gần 40 km, độ sâu luồng trung bình là - 8.4m có thể đón tầu từ 5 đến 7.5 vạn DWT ra vào thuận lợi. Diện tích đất liền là 6.730m2 (bao gồm khu vực cảng chính, nhà điều hành).
* Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất rộng . Riêng cảng chính là 500m và Công ty quản lý toàn bộ cảng Cửa Ông và tuyến luồng từ cảng ra phao số “O”. Ngoài khu vực sản xuất tại cảng chính Công ty còn quản lý cả khu vực chuyển tải ABell và Hòn Nét cho những tàu có trọng tải lớn mà không vào lấy hàng trong bờ được mà phải chuyển tải 100% do Tập đoàn than phân chỉ tiêu cho các đơn vị. Cảng Cửa Ông là cảng nước sâu đứng thứ nhì trong nước, sau cảng Đà Nẵng. Ngoài cảng rót than, Công ty còn quản lý Đảo Cống Tây nằm cách bờ khoảng 10Km đường chim bay, nằm tại huyện đảo Vân Đồn, có bãi tắm và khu nhà nghỉ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty trong những ngày nghỉ cuối tuần và phục vụ tất cả những khách du lịch đến thăm quan, nghỉ mát.
* Khí hậu: Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin nằm trong vùng chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 27 cC - 30cC. Mùa này có giông bão kéo theo mưa lớn, lượng mưa trung bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
240mm, mưa lớn kéo dài nhiều ngày thường gây khó khăn cho công tác tiêu thụ than, làm than có độ ẩm lớn, gây trở ngại cho việc xử lý chất lượng than trong quá trình rót than xuống tàu của khách hàng.
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ mùa này từ 13cC - 17cC. Có khi xuống tới 3cC - 5cC, mùa này mưa ít nên lượng mưa không đáng kể, thuận lợi cho việc rót hàng và vận chuyển hàng xuống phương tiện. Tuy nhiên từ tháng 1 cho đến tháng 3 thường có sương mù và mưa phùn, do đó gây bất lợi cho công tác vận chuyển than từ kho đống ra cảng do đường trơn.
3.1.3.2. Thiết bị chủ yếu của Công ty
Theo chức năng nhiệm vụ của Công ty, hoạt động chủ yếu là thương mại và dịch vụ do đó trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty gồm các thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác quản lý, phương tiện giao thông đường bộ xe ô tô loại nhỏ phục vụ trong công tác giao dịch và đưa đón cán bộ công nhân viên đi làm, phương tiện đường thuỷ phục vụ cho các dịch vụ hàng hải, công tác tuần tra kiểm tra giữ gìn an ninh trật tự trên biển. Và các thiết bị Bảo đảm an toàn hàng hải, thiết bị phân tích chất lượng than.
Công ty đã trang bị các thiết bị kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của dây chuyền sản xuất kinh doanh và dịch vụ, hầu hết các thiết bị đều được trang bị mới, hiện đại, tỷ lệ sử dụng còn lại cao.
Các thiết bị kỹ thuật chính của Công ty được tổng hợp theo bảng 3.1 sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thiết bị kỹ thuật chính của Công ty
TT Tên thiết bị ĐVT Số lƣợng Nƣớc
Chế tạo
Công suất thiết kế
Năm đƣa vào sử dụng
Tỷ lệ Còn lại
I Xe Ôtô các loại
1 Xe ôtô du lịch TOYOTA 16 chỗ Chiếc 03 Nhật 16 chỗ 2007 85%
2 Xe Mercedec Benz 16 chỗ Chiếc 01 Đức 16 chỗ 2008 85%
3 Xe ô tô PRADO 7 chỗ Chiếc 01 Nhật 7 chỗ 2009 90%
4 Xe ô tô cứu thương Hyndai Chiếc 01 Hàn Quốc - 2010 90%
5 Xe ô tô Hyndai 47 chỗ Chiếc 01 Hàn Quốc 47 chỗ 2009 90%
6 Xe ô tô DEAWOO Chiếc 01 Hàn Quốc 4 chỗ 2002 70%
7 Xe ô tô Camry 2.4 G Chiếc 01 Nhật 4 chỗ 2003 70%
8 Xe ô tô Hyndai 29 chỗ Chiếc 01 Hàn Quốc 29 chỗ 2006 80%
9 Xe ô tô tải Hoàng Trà Chiếc 01 Trung Quốc 18 tấn 2004 70%
10 Xe ô tô du lịch Hyndai Chiếc 01 Hàn Quốc 7 chỗ 2007 90%
11 Xe ô tô con FORD Chiếc 01 Mỹ 4 chỗ 2007 90%
12 Xe ô tô tải KAMAZ Chiếc 21 Nga 15 tấn 2009 90%
13 Xe ô tô tải SCANIA Chiếc 05 Nga 23 tấn 2009 85%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TT Tên thiết bị ĐVT Số lƣợng Nƣớc
Chế tạo
Công suất thiết kế
Năm đƣa vào sử dụng
Tỷ lệ Còn lại
14 Xe ô tô tải Hyndai Chiếc 05 Hàn Quốc 5 tấn 2009 85%
15 Xe ô tô tải KRAZ Chiếc 08 Ukraine 28.7 tấn 2009 85%
II Phƣơng tiện thuỷ
1 Tàu Yết Kiêu Cái 01 Singapore 3.200CV 1997 70%
2 Tàu Đông Hải Cái 01 Singapore 980CV 1997 70%
3 Ca nô Cái 02 Nhật 240CV 2000 75%
4 Tàu CKD 01 Cái 01 Việt Nam 90CV 1997 70%
5 Tàu CKD02 Cái 01 Việt Nam 150CV 1997 70%
6 Tàu than VN 01 Cái 01 Việt Nam 700CV 1997 70%
7 Tàu kéo Tuần Châu Cái 01 Việt Nam 2500 2010 90%
8 Ca nốt Cái 03 Nhật 40CV 2000 65%
9 Tầu cao tốc vỏ nhôm Cái 01 Việt Nam 780CV 2004 95%
10 Tầu cao tốc vỏ nhựa Cái 01 Việt Nam 175CV 2004 95%
11 Tầu gỗ Cái 02 Việt Nam 22CV 2001 80%
12 Đoàn tàu đẩy Sà lan đoàn 07 Việt Nam 2100T/đoàn 2005 80%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TT Tên thiết bị ĐVT Số lƣợng Nƣớc
Chế tạo
Công suất thiết kế
Năm đƣa vào sử dụng
Tỷ lệ Còn lại
13 Đoàn tàu đẩy Sà lan Đoàn 07 Việt Nam 2300T/đoàn 2006 90%
14 Ponton cẩu nổi Cái 02 Áo 7500T/ngày/cẩu 2006 80%
15 Tàu nhà ở Cái 01 Việt Nam 24 giường 2005 80%
IV Tài sản về Luồng
1 Hệ thống phao
Số 0 -Soi Đèn Cái
01
Việt nam 1998 65%
2 Hệ thống phao Con Ong- Soi
Đèn Cái 01 Việt nam 1999 70%
3 Hệ thống báo
Hiệu nổi Cái 01 Việt nam 1997 65%
4 Hệ thống Hải đăng Soi đèn Cái 01 Việt nam 1997 65%
V Thiết bị phân tích chất lƣợng
1 Cân điện tử Cái 02 Nhật 1999 70%
2 Máy đo nhiệt năng Cái 01 Mỹ 2002 80%
3 Máy nghiền mẫu Cái 01 Nga 1997 65%
4 Cân điện tử Cái 01 Thuỵ Sỹ 1998 70%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.4. Quá trình kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin
Quá trình kinh doanh than và dịch vụ Cảng biển.
Hình 3.1. Sơ đồ quá trình kinh doanh than và dịch vụ cảng biển
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả)
Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Công Nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hoạt động của Công ty mang tính chất của hoạt động thương mại và dịch vụ. Công ty mua than đã sàng tuyển của Công ty Tuyển than Cửa Ông bằng hình
Chưa đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
(1) Tiếp nhận điều kiện giao hàng và lịch tầu đến Cảng
nhậnhàng
(3) Tiếp nhận tầu vào Cảng
(4) Giao hàng, giám sát phát hiện lỗi trong chất lượng
và số lượng hàng hoá nếu ...
(5) Làm thủ tục cho lô hàng
(6) Đưa tàu rời Cảng hoặc rời vùng chuyển tải (4’) Các bên cung cấp hàng (4’’) Các D.vụ hàng hải: - Cởi bắt dây - Lai dắt - ... Sau khi xử lý đạt yêu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thức giao nhận hàng dưới phương tiện thuỷ (Giao nhận theo mớn nước), qua cân điện tử.
Do tính chất công việc như vậy nên đã hình thành quy trình kinh doanh than và dịch vụ cảng biển như sau: Sơ đồ quá trình kinh doanh than và dịch vụ cảng biển, được thể hiện như hình 3.1.
Nội dung cơ bản của các bước trong quá trình kinh doanh than và dịch vụ cảng biển.
(1) Nhận thông tin về tàu và hàng hoá
Quá trình nhận hàng hóa sẽ bao gồm:
* Về tàu: Bao gồm:tên tàu, tên khách hàng, ngày tàu đến, thời gian giao hàng, tiến độ xếp dỡ.
- Các thông số kỹ thuật: Trọng tải tàu, các kích thước của tàu như: dài, rộng, mớn nước, Sơ đồ bố trí hầm hàng, Số cẩu bốc hàng tại tàu...Các thông số trên do đại lý hoặc chủ tầu cung cấp.
+ Về hàng hoá:
- Chủng loại, số lượng mỗi loại.
- Tiêu chuẩn và chất lượng mỗi loại như: Giới hạn min, max của các chỉ tiêu độ tro, độ ẩm, hàm lượng chất bốc, S, P, C, nhiệt năng, cỡ hạt, độ bền cơ học HGI...
Thông tin này do TVN cấp hoặc căn cứ vào hợp đồng mà Công ty được Tập đoàn than uỷ quyền ký kết với khách hàng.
(2) Chuẩn bị chân hàng.
- Thông báo cho các bên cung cấp chuẩn bị chân hàng theo hợp đồng và điều kiện giao hàng, nếu có điều kiện cụ thể thì phải đi xem xét, xác định tại kho bãi trước khi tàu đến.
- Kiểm tra hợp đồng về phương tiện vận chuyển và thiết bị xếp dỡ với các tàu cần chuyển tải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đôn đốc sự chuẩn bị của bên cung cấp đảm bảo chất lượng, số lượng, tiến độ giao hàng.
Việc này được thông báo bằng văn bản hoặc (fax)
(3) Tiếp nhận phương tiện vào Cảng
* Kiểm tra:
- Thông tin báo tàu đến Cảng, điều động bố trí, sắp xếp ngày, giờ các phương tiện thuỷ vào cầu theo trình tự tác nghiệp.
- Kiểm tra an toàn luồng, bố trí phương tiện lai dắt tàu vào để cập Cảng. - Kiểm tra cầu Cảng, vị trí sắp xếp các thiết bị bốc rót.
- Kiểm tra các giấy tờ, điều kiện pháp lý, phối hợp với các cơ quan hữu quan nhận Cảng cho phương tiện.
- Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra trên, tàu được hoa tiêu đưa vào khu vực quay trở, sau đó tàu được tàu lai dắt của Công ty đưa vào cập cảng chuẩn bị quá trình giao nhận hàng.
(4) Quá trình giao hàng:
- Hàng được chuyển từ kho than của Công ty tuyển than Cửa Ông- Vinacomin xuống tàu qua hệ thống rót HITACHI và cẩu Poóctích.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá theo quy trình do tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành.
- Khắc phục các sự cố có ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giao hàng.