5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô
3.3.1.1. Môi trường kinh tế
Việt Nam đang có một nền kinh tế phát triển tốc độ cao, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ 2010-2015 xác định mục tiêu tổng quát là đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả bền vững của sự phát triển, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng cho Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hướng hiện đại vào năm 2020.
Thực tế việc thực hiện 3 năm qua của nước ta được thể hiện thông qua chỉ số GDP như sau: 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 % 2012 2013 2014 Năm Tăng trưởng GDP
Hình 3.3. Biểu đồ tăng trƣởng GDP của Việt Nam 2012-2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng tài chính nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn ở mức cao so với thế giới năm 2014 là 5,9%, cao hơn 0,7% so với năm 2012 và hơn 0,48% so với năm 2013 tốc độ tăng như vậy là một thành tựu lớn, tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, sau khi trở thành thành viên của WTO với tình hình chính trị ổn định. Cùng với sự tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động tích cực chung đó, TKV là tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than đã có sự phát triển nhanh và mạnh mẽ, tạo dựng được uy tín, thương hiệu lớn trên trường quốc tế.
Ngoài ra để thực hiện tốt mục tiêu đến năm 2020 mà Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra thì nhu cầu sử dụng than phục vụ cho nền kinh tế là rất lớn. Đây là cơ hội tốt cho TKV gia tăng sản lượng khai thác than trong nước. Hợp tác liên doanh với nước ngoài, có lộ trình hợp lý để chuẩn bị thực hiện nhập khẩu than về đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.
Bảng 3.3. Bảng dự báo nhu cầu và khả năng khai thác than của Việt Nam
TT Năm 2015 2020 2025
1 Nhu cầu trong nước 94 184 308
2 Khả năng khai thác 60 70 80
(Nguồn: Báo cáo Bộ công thương)
Là một Công ty hoạt động thương mại của Tập đoàn than khoáng sản, Công ty phải coi đây là cơ hội cực kỳ quan trọng cho việc gia tăng doanh số trong các lĩnh vực kinh doanh hiện nay, mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh mới để tạo đà cho Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ.
3.3.1.2. Môi trường công nghệ
Việc áp dụng các công nghệ mới đang trở lên ngày càng rộng rãi và trong mọi lĩnh vực. Các ứng dụng của công nghệ mới ngày nay đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các ngành sản xuất và kinh doanh.
Công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ, do đó cũng cần phải chú trọng đến vấn đề đổi mới công nghệ. Hiện nay công nghệ Công ty chủ yếu bằng thủ công và đơn điệu.
Đối với công nghệ sàng tuyển than, chế biến than
Hiện nay nguồn công nghệ mới này cả trong nước và nước ngoài đều rất nhiều. Công ty đang tiến hành vận dụng công nghệ này để thay thế thủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công từ đó cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, tăng năng suất lao động, tăng công suất sản lượng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
Đối với công nghệ bốc xúc giao nhận hàng hoá qua cảng
Quá trình thực hiện bằng thủ công chủ yếu là máy xúc nên năng suất thường đạt thấp. Cho đến nay nhiều cảng mới của các đơn vị tập đoàn đã áp dụng băng tải điện công suất lớn, vì vậy Công ty cần có kế hoạch để thực hiện thay đổi thiết bị để đáp ứng lượng than qua cảng ngày càng tăng của các mỏ trong khi đó mặt bằng cảng không thể mở rộng thêm.
Hiện nay yếu tố thông tin vô cùng quan trọng đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh cho nên việc sử dụng khai thác tốt công nghệ thông tin không thể thiếu cho Công ty trong quá trình hội nhập trong lĩnh vực kinh doanh ra nước ngoài cũng như trong nước.
3.3.1.3. Môi trường pháp luật
Về môi trường luật pháp, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp. Môi trường luật pháp thay đổi nhanh theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay Quốc hội đang đẩy nhanh việc ban hành các bộ luật và các quy định nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước và sự hội nhập của Việt Nam. Năm 2006 Chính phủ đã thông qua 300 nghị định với mục tiêu hoàn thiện pháp luật, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tập trung tháo gỡ những rào cản để chuẩn bị cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận với mọi nguồn lực, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
Các yếu tố về môi trường có thể thấy: Môi trường chính trị của Việt Nam ổn định, không có những bất ổn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đồng thời vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Việt Nam tích cực hội nhập quốc tế, quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường có sự định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đây là những yếu tố cơ bản cho Công ty để định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hướng chiến lược kinh doanh của mình. Các yếu tố này vừa là cơ hội nhưng vừa là thành thức đối với Công ty.
Nó sẽ là cơ hội đối với Công ty bởi vì môi trường chính trị pháp luật ổn định, có sự tăng trưởng rõ rệt, có định hướng rõ ràng. Công ty hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần, theo luật doanh nghiệp sẽ có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nguồn tài chính phong phú hơn, tính năng động tự chủ cao hơn. Nó tạo ra nhiều cơ hội, phát triển mới, tăng cường thêm sức mạnh cho sự phát triển bền vững.
Đồng thời là thách thức khi mà Công ty không còn được bảo hộ tuyệt đối của Tập đoàn than khoáng sản. Bên cạnh đó sẽ có sự can thiệp của luật pháp như: Luật chống độc quyền, luật đấu thầu. Sự thay đổi luật pháp có thể tạo điều kiện cho nhiều đơn vị kinh doanh khác ra đời, dẫn đến có sự cạnh tranh mạnh mẽ và có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty.
3.3.1.4. Môi trường văn hóa xã hội
Khi kinh tế đi vào phát triển ổn định, đất nước bước vào hội nhập quốc tế, các điều kiện vật chất, văn hoá tinh thần cơ bản được cải thiện. Con người thay đổi cuộc sống, tập tục sinh hoạt, nhu cầu luôn hướng tới sự tiện lợi, đơn giản hoá, do đó việc gia tăng sử dụng năng lượng trong sinh hoạt là rất lớn.
Dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường, ở mỗi quốc gia luôn luôn là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trị kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Thông thường các nhà quản trị phải phân tích cơ cấu dân số trên cơ sở giới tính, tuổi tác để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, phải xác định được nhu cầu thực tế về sản phẩm hàng hoá của mình và dựa vào đó để quyết định kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác, sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác; từ địa phương này sang địa phương khác cũng là những yếu tố tác động đến các hoạt động hoạch định về các chiến lược và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính sách quản lý nguồn nhân lực, chiến lược thị trường và các chiến lược sản xuất kinh doanh hỗ trợ khác trong vùng không gian kinh doanh hiện có.
Dân số năm 2014 là khoảng hơn 90 triệu người xu hướng sự phân bố dân cư chênh lệch khá lớn giữa đồng bằng và miền núi giữa thành thị và nông thôn. Xu hướng chung là người dân thường dồn và tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… Đây là những cơ hội tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành than nói chung cũng như Công ty nói riêng, thêm nhu cầu của thị trường, cũng như thị trường sẽ một phần đáp ứng theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của Công ty. Công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý thị trường mục tiêu cho từng khu vực để từ đó phân bổ nguồn lực cũng như các kênh bán hàng cho phù hợp.
Bên cạnh đó, Việt Nam chúng ta rất đa dạng nhánh văn hóa như: Nhánh văn hóa của người dân tộc thiểu số, nhánh văn hóa của người miền Nam, nhánh văn hóa của người miền Trung và nhánh văn hóa của người miền Bắc,… Sự hiện diện của các nhánh văn hóa cũng có những ảnh hưởng khá sâu sắc tới các hoạt động về quản trị trên cả ba phương diện nhà quản trị, đối tượng quản trị và môi trường quản trị. Việt Nam có 7 vùng (nhánh) văn hóa và 25 tiểu vùng. Mỗi vùng có một tập quán riêng, cảm nhận cái đẹp khác nhau, dẫn đến thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Đây là một vấn đề cần lưu ý đối với công ty khi tuyển và sử dụng nhân viên cũng như khi việc hoạch định và thực hiện các chính sách kinh doanh trong các vùng và tiểu vùng văn hóa đó.
3.3.1.5. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm rất nhiều yếu tố liên quan: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết... Các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến Công ty trên các mặt sau: Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho công ty; Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng; Tác động đến việc làm và thu nhập của dân cư, do đó ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hoá của công ty, đặc biệt là các dịch vụ kho vận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mặt khác, môi trường tự nhiên cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Sự phát triển của các ngành kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Tuy nhiên, hiện nay đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty có tác động đáng kể ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái đặc biệt là môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng dân cư khu vực lân cận khai trường của Công ty. Toàn bộ lĩnh vực kinh doanh chế biến than, kinh doanh vận tải, kinh doanh cảng đều làm phát sinh lượng bụi vào không khí. Do đó để đảm bảo ổn định trong sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải có biện pháp để làm sao khắc phục được những ô nhiễm trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình gây ra.
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp và chính phủ là không thể thờ ơ với công việc này. Hiện nay, người ta đanh tìm cách đối phó với tình trạng ô nhiễm bằng những cách riêng của mình. Ngoài việc đóng thuế môi trường ra đã có nhiều nhà kinh doanh chủ động tìm cách thay thế nguyên liệu, vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kỹ thuật xử lý chất thải.