5. Kết cấu của luận văn
3.5.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty
Qua mô hình SWOT đã xác định được một số phương án chiến lược cơ bản theo nguyên lý mà lý luận đã hướng dẫn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính sát thực với thực tiễn và cân đối bảo đảm nhiều yếu tố liên quan để mong muốn cho các phương án chiến lược đã được đưa ra, chuyển thành các chiến lược hoặc các giải pháp có tính khả thi cao thì cần phải có thêm những kinh nghiệm, ý kiến của các chuyên gia và đặc biệt là tư tưởng phương châm của lãnh đạo quản lý cấp cao của Công ty kho vận và Cảng Cẩm phả-TKV. Do vậy, sau khi tổng hợp nhiều quan điểm, với mục tiêu bám sát nhiệm vụ kinh
doanh của Công ty thì chiến lược kinh doanh của Công ty đã được lựa chọn như sau:
- Chiến lược 1: Chiến lược phát triển tăng trưởng bằng tăng sản lượng kinh doanh than, kinh doanh cảng, kinh danh vận tải bộ và kinh doanh vật tư thiết bị mỏ.
- Chiến lược 2: Chiến lược nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, phát triển nhân lực đáp ứng cho quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh
* Lý do lựa chọn chiến lược
Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt, những địa bàn thuận lợi luôn bị các đối thủ tranh giành. Do vậy muốn giành thị trường, cần phải giữ vững những thị phần thuận lợi hiện có, đồng thời tập trung chiếm lĩnh những địa bàn, đối tượng khách hàng tiềm năng trước các đối thủ là cách đi khôn ngoan và cạnh tranh thắng lợi. Bên cạnh đó, việc phát triển nhân lực, nâng cao kỹ năng quản trị là một vấn đề hết sức quan trọng.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ ĐẾN NĂM 2020
4.1. Định hƣớng thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty kho vận và cảng Cẩm Phả
4.1.1. Thuận lợi và khó khăn
4.1.1.1. Thuận lợi
Trong năm vừa qua, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản do tiến trình đổi mới kinh tế của đất nước đem lại thì Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả còn có rất nhiều thuận lợi khác trong việc phát triển Công ty ngày càng vững mạnh hơn.
Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang trong giai đoạn phát triển ổn định, vững chắc, tạo được uy tín và thu hút được nhiều đối tác trong và ngoài nước.
Công ty đã triển khai thực hiện dự án đầu tư thiết bị cầu nổi có năng suất bốc xếp 15.000 tấn/ngày ở cảng nổi Hòn Nét phục vụ cho việc xếp than chuyển tải và các hàng hóa khác cho các tàu có trọng tải lớn không có cẩu vào Cảng Cẩm Phả và đảm bảo duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh than và khai thác Cảng Cẩm Phả trong những năm tới.
Nhằm không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng và tăng năng lực cạnh tranh của Cảng trong quá trình hội nhập, Công ty đã xây dựng và hoàn thành kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, đóng mới tàu công tác phục vụ cho công tác duy tu hệ thống báo hiệu hàng hải. Đầu tư nhà nổi phục vụ sinh hoạt cho CBCNV làm việc tại cảng nổi Hòn Nét.
Thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than của Tập đoàn CN Than và Khoáng sản Việt Nam, đồng thời khai thác tiềm năng
lợi thế của biển đảo, trong nhưng năm qua Công ty đã làm thủ tục với UBND tỉnh Quảng Ninh xin phép sử dụng đất đảo Cống Tây. Việc khai thác đã có hiệu quả, hàng năm đã có hàng nghìn lượt khách du lịch đến thăm đảo, tạo thêm một phần doanh thu cho Công ty.
Công ty đã phối hợp với Trường ĐH Hàng Hải, Cảng Hải Phòng tổ chức các lớp đào tạo bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV cũng như để chủ động đáp ứng yêu cầu sản xuất phát triển.
4.1.1.2. Khó khăn
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động, bên cạnh các thành tựu đã đát được, Công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải sớm tìm ra biện pháp khắc phục.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tình hình tiêu thụ than gặp nhiều khó khăn, thị trường bị thu hẹp, Tập đoàn có những biện pháp điều chỉnh để giữ ổn định sản xuất và tiêu thụ, tăng cường công tác khoán, đặc biệt là khoán chi phí nhằm triệt để tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cảng biển, Công ty đã xây dựng đề án trình Tập Đoàn CN Than và Khoáng sản Việt Nam, Bộ năng lượng và các cơ quan chức năng của Bộ GTVT xin thành lập tổ chức Đại lý tàu biển Than Việt Nam. Tuy được phép kinh doanh đại lý nhưng điều kiện ràng buộc về thị phần, địa bàn hoạt động rất hạn hẹp. Bởi vì làm đại lý tàu, mức đầu tư ít lại có lợi nhuận cao, vì vậy mà các tổ chức đại lý không muốn san sẻ thị phần cho ngành Than.
Thời kỳ đầu, thủ tục tàu lai dắt vào Cảng cũng gặp rất nhiều khó khăn, tàu phải ký hợp đồng thuê mướn, do đó không chủ động được nên điều hành kém hiệu quả.
4.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Quan điểm phát triển:Phát triển Tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam theo phương châm phát triển bền vững: “Từ tài nguyên kháng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh; thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hài hoà với địa phương và cộng đồng; hài hoà với đối tác và bạn hàng; hài hoà giữa các công ty thành viên và người lao động” với mục tiêu “Vì một tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam Giàu mạnh - Thân thiện - Hài hoà”.
Định hướng phát triển của Tập đoàn có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển riêng của Công ty vì Công ty là một doanh nghiệp chịu sự quản lý và là người thực hiện những cơ chế, chính sách mà Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đưa ra, hoàn thành những chỉ tiêu mà tập đoàn hướng đến. Vì thế mọi hoạt động và chiến lược phát triển của doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ các cơ chế, chính sách và định hướng của ngành than. Mục tiêu chung của tập đoàn trong những năm tới là đưa hoạt động của ngành Than sẽ được chuyển mạnh theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế dưới sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh để tìm kiếm thị trường. Giá than sẽ được xác định phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước điều tiết giá than qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác. Theo định hướng của Chính phủ, ngành than đã có lộ trình điều chỉnh giá cụ thể. Xu hướng tương lai thị trường than sẽ được điều hành theo cơ chế cạnh tranh, do đó sẽ không có sự chênh lệch giữa giá than trong và ngoài nước mà sẽ để cho thị trường tự điều tiết. Đây vừa là định hướng phát triển lại vừa là cơ hội lớn mở ra cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành chứ không riêng gì Công ty kho vận & cảng Cẩm Phả nhằm tăng cao lợi nhuận kinh doanh. Như vậy nếu thị phần càng cao và khách hàng càng nhiều thì càng hứa hẹn một mức lợi nhuận cao cho doanh nghiệp trong tương lai.
Thực hiện cơ chế điều hành của Tập đoàn, các cơ chế, chính sách của Nhà nước về chuyên ngành cảng biển, Công ty đã chủ động đề ra phương hướng phát triển Công ty trong từng thời kỳ phù hợp với tình hình thực tế; chủ động xây dựng các phương án kinh doanh đa ngành, phát huy thế mạnh của cảng biển, tập trung vào lĩnh vực Hàng hải, dịch vụ cảng biển.
Ngoài nhiệm vụ chính là tiến hành tiêu thụ than ở cảng chính và cảng nổi Hòn Nét, quản lý khai thác cảng chính và cảng lẻ khác, Công ty còn định hướng phát triển thêm các ngành nghề cho phép, bao gồm: vận tải biển, chuyển tải than bốc xếp, du lịch hàng hải, cung ứng tàu biển và du lịch, sửa chữa cơ khí…Với định hướng đó, trong tương lai mô hình tổ chức quản lý sẽ phát triển quy mô và thêm nhiều lĩnh vực.
Về công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng lộ trình hội nhập với hệ thống cảng biển trong nước và khu vực. Công ty sẽ chủ động chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác một cảng biển hiện đại bằng các hình thức đào tạo mới, đào tạo nâng cao hơn nữa về chuyên môn, nghiệp vụ khai thác cảng biển và ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật. Đồng thời tổ chức tham gia các hội thảo trong nước và khu vực, tham gia học hỏi những kinh nghiệm quản lý cảng biển.
4.2. Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty kho vận và cảng Cẩm Phả đến năm 2020
4.2.1. Nâng cao công tác quản lý
Kiện toàn sắp xếp mô hình tổ chức quản lý phù hợp với tình hình đặc điểm mới với những thay đổi về quy trình công nghệ, quy mô sản xuất theo lộ trình kế hoạch tổ chức thực hiện của chiến lược kinh doanh đề ra.
Hoàn thiện bộ máy quản lý hiện có của mình để tạo ra một bộ máy tổ chức linh hoạt gắn liền với tổ chức hệ thống tông tin chính xác kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định. Bên cạnh đó, một số bộ phận quan trọng cần được tách ra để tăng cao hiệu quả chuyên môn hóa nghiệp vụ. Công ty nên:
- Thành lập bộ phận tin học nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học về công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh và quản trị sản xuất;
- Tách bộ phận quản lý chất lượng ra thành một phòng chuyên biệt, để nâng cao chức năng, nhiệm vụ của bộ phận trong việc quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Thành lập phòng chiến lược kinh doanh: Chức năng của phòng này là thống kê, thu thập thông tin của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu nhu cầu và xu hướng thị trường nhằm đưa ra những định hướng và chiến lược hiệu quả cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thường xuyên nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các nội qui, qui chế để đáp ứng cơ chế điều hành của TKV và đáp ứng tuân thủ chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước trong tình hình mới.
Chú trọng xây dựng, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên bổ sung quản lý hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, để đảm bảo cho việc thực hiện CLKD đạt hiệu quả cao. Hàng năm, duy trì tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó có biện pháp khắc phục công tác quản lý ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các hoạt động của Công ty.
4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức và nguồn nhân lực
Qua phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của Công ty, thì nhận thấy giải pháp phát triển nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện CLKD của Công ty. Bởi vì nó là giải pháp khắc phục những điểm yếu về nguồn nhân lực quản lý, nguồn nhân lực lao động kỹ thuật, để phục vụ mục tiêu của CLKD đã đề ra. Thực hiện tốt giải pháp về phát triển nguồn nhân xlực thì Công ty sẽ hoàn toàn chủ động bổ sung thêm được nguồn nhân lực, chủ động được chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo
thích ứng cả trên phương diện kinh doanh trong giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Nội dung của các giải pháp này cần phải: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong nghề cao, am hiểu pháp luật, biết ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, nghiệp vụ trong nghề cao, tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết gắn bó với doanh nghiệp để phù hợp với thời kỳ kinh doanh hiện đại và hội nhập quốc tế. Phải đảm bảo tốt số nguồn nhân lực để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.2.2.1. Về thu hút nhân lực
Xây dựng cơ chế đãi ngộ, khuyến khích đối với những lao động chất lượng cao.
Xây dựng quy chế tuyển dụng lao động phù hợp, linh hoạt, đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng việc, đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu công việc.
Sử dụng nhiều nguồn ứng viên khác nhau, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
4.2.2.2. Về duy trì nguồn nhân lực
Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trung gian, tạo sự năng động, chống sức ì do nhàm chán trong công việc.
Tạo lập hệ thống lương, thưởng, khuyến khích lao động: sử dụng chính sách “Cây gậy và củ cà rốt”
Tạo cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người: Tạo cơ hội cho mọi người thể hiện khả năng cá nhân, thử thách họ với những chỉ tiêu cao
Liệt kê ra những việc theo các cấp độ khác nhau: Rất khó, khó, dễ, rất dễ. Tương ứng là thu nhập hoặc phần thưởng xứng đáng. Từ đó khuyến khích nhân viên làm những việc khó, yêu cầu cao hơn. Đưa ra lộ trình thăng tiến theo từng lĩnh vực, với mỗi chức danh và vị trí công việc kèm theo điều kiện, trách nhiệm,
yêu cầu và quyền lợi để mọi nhân viên có thể lập kế hoạch thăng tiến trong sự nghiệp tại công ty.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường lành mạnh, thân thiện, gắn kết, hợp tác hỗ trợ.
4.2.2.3. Về đào tạo, phát triển
Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, kiến thức kinh doanh, quản lý tài chính cho đối tượng lãnh đạo, quản lý, chuyên gia.
Đào tạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc theo nhóm và các kỹ năng mềm khác.
Đào tạo nhiều hình thức như: đào tạo tại chỗ, tại các tổ chức đào tạo, tham quan học tập.
4.2.2.4. Về tăng sự thỏa mãn và động lực cho lao động
- Rà soát, sắp xếp lại bộ máy quản lý, lao động trong công ty sao cho quỹ lương của khối quản lý không quá 10% tổng quỹ lương. Đây là việc làm khó khăn do đụng chạm đến con người và chế độ kèm theo, Ban lãnh đạo công ty phải có quyết tâm cao mới triển khai thực hiện được.
- Xây dựng, tổ chức bộ máy khoa học, đánh giá, làm rõ, hoàn chỉnh mô hình tổ chức Ban Tổng giám đốc và Giám đốc bộ phận, phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự phối hợp đồng bộ của các Phòng, Ban chức năng để nâng cao tính chuyên môn.
- Xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi. Hệ thống này được xây dựng dựa trên nguyên tắc công bằng và công khai, căn cứ vào năng lực thực tế của nhân viên để có những đãi ngộ thích hợp.
- Xây dựng các quy chế nội bộ, mô tả công việc và tiêu chuẩn vị trí công tác rõ ràng để sắp xếp lao động hợp lý. Đồng thời đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực tại chỗ để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và ổn định nội bộ.
4.2.3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển
Bên cạnh các giải pháp mang tính chiến lược trên, Công ty cần triển khai ngay các giải pháp về nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển.
Để nâng cao năng lực R&D, Công ty cần có nhiều biện pháp đồng bộ. Thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển hoặc giao chức năng nghiên cứu và phát triển cho Phòng phát triển kinh doanh. Công ty sẽ dành một khoản kinh phí thích đáng cho hoạt động R&D. Thu hút một số cán bộ nhân viên