5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)
Qua các phân tích đánh giá môi trường bên ngoài trên đây, cùng với tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia, chúng ta xây dựng được ma trận các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty
Bảng 3.4. Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE
STT Yếu tố chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Điểm
1 Suy thoái kinh tế toàn cầu 0,05 2 0,1
2 Hiệp định thương mại tự do 0,1 3 0,3
3 Lãi suất ngân hàng 0,05 1 0,05
4 Tỉ giá ngoại tệ 0,05 2 0,1
5 Tăng trưởng kinh tế 0,05 2 0,1
6 Quy hoạch phát triển ngành than 0,1 2 0,2 7 Sự phát triển kỹ thuật công nghệ 0,1 3 0,3
8 Áp lực từ phía nhà cung cấp 0,05 1 0,05
9 Áp lực từ phía khách hàng 0,07 3 0,21
10 Ảnh hưởng của sản phẩm thay thế 0,03 1 0,03 11 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ trực tiếp 0,2 4 0,8 12 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 0,15 4 0,6
Tổng điểm: 1 2,84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhận xét: chỉ số EFE = 2,84 >2,5 cho thấy công ty kho vận & cảng Cẩm Phả chỉ ở trên mức trung bình về vấn đề các chiến lược của họ, và hiện tại công ty đang ứng phó có hiệu quả với các nhân tố bên ngoài.
3.4.Phân tích môi trƣờng bên trong công ty
3.4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014
Công ty Kho vận và Cảng cẩm Phả -Vinacomin là đơn vị được Tập đoàn công nghiệp than - KS Việt Nam giao nhiệm vụ điều hành tiêu thụ than qua Cảng Cẩm Phả và quản lý khai thác Cảng Cẩm Phả. Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2014 cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu chủ yếu trong bảng sau:
Qua số liệu bảng 3.5 cho thấy sản lượng than tiêu thụ năm 2014 đạt 21.035.786 tấn, giảm 3.871.456 tấn so với năm 2013 tuy nhiên so với kế hoạch năm 2014 Công ty đã hoàn thành vượt mức 35.786 tấn, tương đương 100,17%.
Nguyên nhân sản lượng tiêu thụ giảm so với năm 2014 là do năm 2014 khủng khoảng kinh tế thế giới nên ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ than của Công ty. Mặt khác Tập đoàn đã được các khách hàng truyền thống của Công ty đến nhận than tại Cảng Hòn Gai. Do vậy Công tác tiêu thụ than năm 2014 vẫn tăng so với kế hoạch đề ra.
Tổng doanh thu năm 2014 đạt 33.538.231 triệu đồng giảm 4.061.036 triệu đồng so với năm 2014 và tăng 493.231 triệu đồng tương đương 101,49% so với kế hoạch.
- Doanh thu bán than đạt 32.955.381 triệu đồng, đạt 89,31% so với năm 2014 và tăng 101,40% so với kế hoạch được giao, là do sản lượng tiêu thụ than giảm so với năm 2014. Năm 2014 Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam đã điều chỉnh bán than cao hơn so với năm 2014, đối với thị trường xuất khẩu do nhu cầu về nhiên liệu trên thế giới có xu hướng tăng, trong khi đó khả năng cung cấp lại có xu hướng chững lại, không ổn định, đối với giá bán than trong thị trường nội địa Tập đoàn công nghiệp than - KS Việt Nam có điều chỉnh giá nhưng do Nhà nước điều tiết.
- Doanh thu kinh doanh dịch vụ cảng đạt 21.287 triệu đồng tăng 690 trđ so với năm 2013 và tăng 2.487 trđ hay 113.23% so với kế hoạch được giao. Điều này chứng tỏ trong năm 2014 Công ty đã khai thác tốt các dịch vụ và đem lại doanh thu kinh doanh dịch vụ cảng tăng một cách đáng kể so với kỳ trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.5.Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2014
TT CHỈ TIÊU ĐVT THỰC HIỆN
2013
NĂM 2014 SO VỚI NĂM 2013 SO VỚI KH 2014
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN +, - % +, - %
1 2 3 4 5 6 7=6-4 8=6/4 9=6-5 10=6/5
1 Sản lượng than sạch Tấn 24.833.036 21.100.000 21.126.715 (3.706.321) 85,08 26.715 100,13
2 Sản lượng than tiêu thụ Tấn 24.907.242 21.000.000 21.035.786 (3.871.456) 84,46 35.786 100,17
3 Tổng doanh thu Tr.đồng 37.599.267 33.045.000 33.538.231 (4.061.036) 89,20 493.231 101,49
a Doanh thu từ HĐSXKD: Tr.đồng 37.557.066 33.000.000 33.467.949 (4.089.117) 89,11 467.949 101,42
- Doanh thu than Tr.đồng 36.899.022 32.500.000 32.955.381 (3.943.641) 89,31 455.381 101,40
- Doanh thu ngoài than Tr.đồng 658.044 500.000 512.568 (145.476) 77,89 12.568 102,51
b Doanh thu hoạt động khác Tr.đồng 42.201 45.000 70.282 28.081 166,54 25.282 156,18
4 GTGT Tr.đồng 661.485 510.000 518.789 (142.696) 78,43 8.789 101,72
5 Tổng tài sản Tr.đồng 3.793.243 3.800.000 4.154.290 361.047 109,52 354.290 109,32
Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 3.640.006 3.700.000 4.062.607 422.601 111,61 362.607 109,80
Tài sản dài hạn Tr.đồng 153.237 100.000 91.684 (61.553) 59,83 (8.316) 91,68
6 Tổng số lao động người 1.285 1.370 1.373 88 106,85 3 100,22
- CNV sản xuất than người 1.029 1.000 1.003 (26) 97,47 3 100,30
7 Năng suất LĐ bình quân: -
Bằng giá trị ( theo GTGT ) Tr.đ/ng-năm - -
- 1 CNV toàn DN Tr.đ/ng-năm 29.260 24.120 24.427 (4.833) 83,48 307 101,50
- 1 CN SX than Tr.đ/ng-năm 36.539 33.045 33.437 (3.102) 91,51 392 101,42
8 Z đơn vị sản phẩm (Bản thân) đồng/tấn 50.106 50.000 50.106 - 100,00 106 100,21
9 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 3.550.857 1.500.000 1.603.340 (1.947.517) 45,15 103.340 106,89
10 LN sau thuế Tr.đồng 2.663.143 1.125.000 1.202.505 (1.460.638) 45,15 77.505 106,89
11 Nộp ngân sách nhà nước Tr.đồng 2.557.896 2.400.000 2.468.758 (89.138) 96,52 68.758 102,86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng tài sản năm 2014 là 4.154.290 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2013 là 361.047 triệu đồng hay tăng 109,52% và tăng 109,32% so với kế hoạch năm 2014. Trong đó Tài sản ngắn hạn tăng 111,61% so với năm 2013 và tăng 109,80% so với kế hoạch năm 2014. Tài sản dài hạn tăng 59,83% so với năm 2013 và tăng 91,68% so với kế hoạch năm 2014 là do trong năm 2014 Công ty đã chú trọng đầu tư thêm tài sản nhằm cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhận viên Công ty.
Tổng số lao động năm 2014 tăng 88 người tương đương 106,85% so với năm 2013, so với kế hoạch số lao động của Công ty năm 2014 không tăng mấy. Nguyên nhân là do năm 2014 Công ty đã được Tập đoàn Công nghiệp than - KS Việt Nam giao thêm nhiệm vụ như điều hành toàn bộ than xuất khẩu của ngành, mở rộng nối dài cầu cảng nhằm đón thêm nhiều tầu có trọng tải lớn vào ăn than. Với khối lượng công việc được giao thêm và sản lượng than tiêu thụ năm 2014 tăng, Công ty đã tổ chức sản xuất hợp lý, với tinh thần trách nhiệm cao cán bộ công nhân viên đã phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, do đó Công ty đã bổ sung thêm số lao động là hợp lý.
Năng suất lao động (tính theo giá trị gia tăng) năm 2014 giảm 3.938 Trđ /người/năm so với năm 2013 và giảm 14 Trđ /người/năm so với kế hoạch. Nguyên nhân là do khủng khoảng kinh tế thế giới nên ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ than của Công ty. Công ty đã có động viên khuyến khích kịp thời có thưởng khi đạt chỉ tiêu sản lượng than rót qua cảng theo kế hoạch đề ra, khi giải phóng tầu nhanh trước thời hạn, khi có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Đây cũng là một thuận lợi rất lớn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 1.202.505 triệu giảm 1.460.638 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 106,89% so với kế hoạch được giao.
Nộp ngân sách Nhà nước năm 2014 là 2.468.758 triệu đồng, giảm 89,138 triệu đồng so với năm trước và tăng 68.758 triệu đồng so với kế hoạch đó là tiền thuế xuất khẩu.
Nhận xét chung: Năm 2014 Chỉ tiêu sản lượng và doanh thu có giảm so với năm trước nhưng các chỉ tiêu khác đề ra tăng so với năm 2013. Tuy nhiên so với kế hoạch các chỉ tiêu đề tăng, điều này chứng tỏ năm 2014 Công ty là đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả rất đáng mừng là đơn vị tuy có số cán bộ công nhân viên không lớn. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế giảm so với năm trước là do sự điều hành sản xuất kinh doanh của công ty do Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo chỉnh giá mua than tăng lên. Công ty đã có nhiều cố gắng và không ngừng đổi mới qui trình công nghệ trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ động trong công tác điều hành, phối kết hợp với các đơn vị tạo điều kiện trong công tác tiêu thụ. Do đó sản lượng tiêu thụ, doanh thu đạt kết quả cao.
3.4.2. Phân tích môi trường nội bộ bên trong công ty
3.4.2.1. Yếu tố nguồn nhân lực và tổ chức
Là doanh nghiệp thương mại dịch vụ nên Công ty rất coi trọng tổ chức bộ máy và lực lượng nhân viên gọn nhẹ. Trong quá trình phát triển những năm vừa qua, Công ty thường xuyên chú ý đến các vấn đề như tinh giản bộ máy quản lý để hợp lý hoá tối ưu nhất, tập trung trẻ hoá và nâng cao chất lượng nhân sự, sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn nhân lực
* Điểm mạnh
- Lực lượng cán bộ lãnh đạo quản lý tốt, rất năng động, thích ứng tốt với thị trường, đặc biệt có kinh nghiệm quản lý công tác trong thời gian dài.
- Lực lượng quản lý các phòng, ban các phân xưởng giàu kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh, gắn bó với Công ty đã nhiều năm.
* Điểm yếu
- Lực lượng quản lý các phòng, phân xưởng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn là chính. Do đó sẽ thiếu hụt nhiều lãnh đạo quản lý các phòng ban phân xưởng khi có nhu cầu phát triển của những năm tiếp theo khi mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới.
3.4.2.2. Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của Công ty Trong lĩnh vực kinh doanh than
Về chế biến và pha trộn. Công việc chế biến hiện nay của Công ty chỉ mang tính pha trộn than nhập từ các Công ty sản xuất trong Tập đoàn nhập về pha trộn với nhau ra than thành phẩm để tiêu thụ trong và ngoài nước. Vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư quy trình để chế biến sâu, tạo ra các loại thành phẩm để tăng thêm giá trị của mặt hàng than.
Về kinh doanh than tiêu thụ
Công ty đang tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ, tiến tới sẽ là đầu mối bán than để phục vụ cho các ngành công nghiệp. Công ty đã chuẩn bị mọi điều kiện đồng thời tiến hành nhập khẩu than phục vụ thị trường trong nước để tăng sản lượng trong lĩnh vực kinh doanh than.
Trong lĩnh vực kinh doanh Cảng
Hoạt động kinh doanh này chủ yếu phục vụ cho một số mỏ và các tàu khu trục đến ăn than cho nên rất ổn định với tốc độ tăng trưởng cao
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải
Với mức độ đầu tư chưa lớn, lĩnh vực kinh doanh vận tải ôtô kinh doanh chủ yếu trong vùng Cẩm Phả với tỷ trọng thấp, thời gian tới cần tăng cường đầu tư, mở rộng vùng hoạt động để nâng thị phần kinh doanh đưa nhiệm vụ này chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Việc kinh doanh vận tải thuỷ đang là hình thức vận tải chính của Công ty đã được tiến hành đầu tư, nâng cấp một cách hợp lý nên đã phát triển mang lại hiệu quả.
3.4.2.3. Yếu tố tài chính
Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ, hoạt động chính là mua và bán, vận chuyển. Những năm gần đây Công ty luôn có sự thuận lợi về tài chính để đảm bảo kinh doanh. Công ty hoạt động kinh doanh đã nhiều năm không phải đi vay ngân hàng. Công tác tổ chức hoạt động quản lý tài chính rất lành mạnh, minh bạch, trong hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao, tỷ lệ lợi nhuận bổ sung cho vốn chủ sở hữu hàng năm rất lớn.
3.4.2.4. Yếu tố nghiên cứu phát triển (R & D)
Trong thời gian vừa qua Công ty chỉ thường xuyên tập trung vào sử dụng kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn trong hoạt động để duy trì phát triển. Hiện nay Công ty cần phải có chính sách cho vấn đề nghiên cứu phát triển, để có thể đáp ứng được khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến áp dụng cho quá trình hoạt động của Công ty, nhất là khâu chế biến than sau này. Do đó cần phải có sự đầu tư mới để có các yếu tố tăng năng suất, tăng hiệu quả cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, giảm áp lực ô nhiễm môi trường. Đây là công việc cần thiết Công ty cần phải chú ý, quan tâm để có sự phát triển bền vững cho những năm tiếp theo.
3.4.2.5. Thương hiệu và uy tín của Công ty
Đây là tài sản vô hình to lớn và cực kỳ có ý nghĩa đối với Công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh than Công ty đã có một bề dày hoạt động kể từ khi thành lập Công ty (1990) cho đến nay.
Về tiêu thụ than
Công ty có lượng khách hàng tiêu thụ truyền thống tương đối lớn ở tất cả các thị trường miền bắc, miền trung, miền nam. Do đó Công ty rất có tiếng và tên tuổi trong thị trường than nội địa.
Về kinh doanh Cảng
Trong vùng Cẩm Phả- Quảng Ninh Công ty cũng là một đơn vị lớn về quản lý cảng xuất than. Đặc biệt cảng Cẩm Phả có khu vực mặt cảng
rộng và dài thuận lợi cho các con tầu có trọng tải lớn vào ăn than, có thể kết hợp sắp xếp nhiều tầu nhận hàng cùng một lúc. Do đó khu vực cảng hiện nay của Công ty có tầm quan trọng, đó là cảng không thể thay thế. Đây là những yếu tố mang tính uy tín, Công ty cần phát huy để từ đó mở rộng sang các lĩnh vực khác để tăng năng lực kinh doanh đa ngành trong chiến lược kinh doanh những năm tiếp theo.
Nề nếp văn hoá kinh doanh của Công ty
Kể từ khi thành lập (1990) đến nay, Công ty luôn tạo dựng được nét văn hoá mang bản sắc riêng của mình. Phong cách lãnh đạo cũng như nhân viên luôn hướng tiêu chí “hết lòng phục vụ khách”. Không khí làm việc có xu hướng tự do và thường lấy những thành quả uy tín, thương hiệu làm niềm tự hào của nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Bên cạnh đó cũng còn một số điểm yếu: Các hiện tượng cấu thành văn hoá doanh nghiệp còn mơ hồ, chưa thực sự có tính tổ chức, nghi thức cụ thể, do đó tác phong công nghiệp và tính chuyên nghiệp chưa cao.
3.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE)
Điểm phân loại của yếu tố về qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty được xác định căn cứ vào kết qua khảo sát đánh giá cho thấy: Trong tổng số 21 câu hỏi khảo sát có 18 câu trả lời “Có”, và 3 câu trả lời “Không”, điểm phân loại cho yếu tố này được xác định là: 18/21 x 4 = 3,43 điểm.
Kết quả khảo sát về năng lực của hệ thống quản trị của Công ty gồm 79 câu hỏi, kết quả cho thấy: 59 câu cho kết qủa “Có”, 20 câu cho kết quả “không”. Điểm phân loại về năng lực quản trị của công ty được xác định; 59/79 x 4 = 2.99 điểm.
Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực marketing và bán hàng của công ty cho thấy: Trong tổng số 15 câu hỏi khảo sát có 11 câu trả lời “Có”, và 4 câu trả lời “Không”, điểm phân loại cho yếu tố này được xác định là: 11/15 x 4 = 2,93 điểm.
Bảng 3.6. Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - IFE Tên biến Các yếu tố nội bộ ảnh hƣởng đến kết quả SXKD Mức độ quan trọng TB Mức độ quan trong Phân loại So điểm quan trọng
c1 Năng lực của hệ thống quản trị 4.17 0.062 2.99 0.19