Kiến nghị với Chính phủ, NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động marketing dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 106 - 108)

6. Bố cục của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, NHNN Việt Nam

Thứ nhất, Chính phủ từng bước phân định rõ ràng quyền hạn quản lý nhà nước của Chính phủ và NHNN trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN. Trong mối quan hệ với Chính phủ, NHNN Việt Nam cần có một vị trí độc lập tương đối.

Thứ hai, xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình về hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.

Thứ tư, có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành Ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng.

Thứ năm, tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động ngân hàng ra nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số NHTM.

Thứ sáu,tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Trước mắt, NHNN hoàn thiện các văn bản liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng khuyến khích mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. NHNN và Hội thẻ Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát triển thị trường thẻ thông qua việc phối hợp với các cơ quan Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ sâu rộng đến từng tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, Hội thẻ Việt Nam cũng nên phối hợp với Bộ công an để phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh thẻ; phối hợp với Bộ tài chính đề xuất với Chính phủ đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc chỉ thị 20 và ban hành các chính sách đãi ngộ về thuế để khuyến khích thực hiện giảm giá hàng hóa dịch vụ cho đối tượng thanh toán qua thẻ hoặc làm đại lý thanh toán thẻ cho các NHTM; phối hợp với Bộ Công thương trong việc định hướng các công ty cung ứng hàng hóa dịch vụ như phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hóa qua mạng, có chính

sách giá ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng thẻ, các cơ quan cung ứng dịch vụ làm đại lý thanh toán thẻ cho NHTM.

Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống ngân hàng và hệ thống các đơn vị thuộc ngành tài chính như là Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quanđặc biệt là cơ quan thuế, hải quan nên chấp nhận thu nộp thuế qua hệ thống tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động marketing dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)