Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động marketing dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 51)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Giá sản phẩm gồm: phí dịch vụ, lãi suất dịch vụ bán lẻ. - Thị phần chiếm lĩnh của BIDV Thái Nguyên.

- Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp gồm: quảng cáo, khuyến mại, truyền thông.

- Hệ thống kênh phân phối.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,

CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánhThái Nguyên

3.1.1. Một số nét khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánhThái Nguyên

BIDV Thái Nguyên là Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV, được thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Sau gần 55 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957-1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Bắc Thái (1981-1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnBắc Thái (1990-1996); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnThái Nguyên từ (1997-2011); Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnThái Nguyên (từ tháng 5 năm 2012).

Tên gọi, địa chỉ

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên).

- Địa chỉ: Số 653 - Đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên

* Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của BIDV Thái Nguyên

- Chức năng: BIDV Thái Nguyên là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Thái Nguyên cũng có chức năng như một ngân hàng thương mại như Chức năng trung gian tín dụng, Trung gian thanh toán, và Chức năng tạo tiền.

- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.

- Quyền hạn

+ BIDV Thái Nguyên được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV.

+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của BIDV.

+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.

+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nước và BIDV.

+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.

+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của BIDV.

+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải cung cấp tài liệu, hồ sơ và các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính theo thể lệ tín dụng để quyết định cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra về tình hình và kết quả sử dụng vốn vay, đình chỉ thu hồi trước hạn với các trường hợp khi chi nhánh kiểm tra thấy việc sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các quy định của nhà nước.

+ Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.

- Cơ cấu tổ chức

BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên bao gồm: 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 9 Phòng giao dịch với tổng số 175 cán bộ công nhân viên.

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên

(Nguồn: BIDV Thái Nguyên)

BAN GIÁM ĐỐC P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch tổng hợp P. Quan hệ khách hàng 1 P. Quan hệ khách hàng cá nhân P. Quản lý và dịch vụ kho quỹ P. Quản lý rủi ro P. Quản trị tín dụng P. Tài chính kế toán P. GDKH cá nhân P.GDKH Doanh nghiệp Các PGD P. Quan hệ khách hàng 2

3.1.3. Thực trạng hoạt động dịch vụ bán lẻ của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên

3.1.3.1. Dịch vụ nhận tiền gửi

Là một ngân hàng lớn và có uy tín lâu năm trên địa bàn, BIDV Thái Nguyên luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn được chú trọng, đảm bảo nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Đơn vi ̣: triê ̣u đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012

Tổng nguồn vốn dân cư 1.869.000 2.512.702 2.842.000 34,44 13.11 Tổng nguồn vốn huy động 2.531.740 3.182.000 3.917.000 25,68 23,10

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Thái Nguyên)

Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt: 2.531.740 triệu đồng. Nguồn vốn huy động dân cư năm 2011 đạt 1.869.000 triệu đồng.

Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.182.000 triệu đồng, tăng 25,68% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động dân cư năm 2012 đạt 2.512.702 triệu đồng, tăng 34,44% so với năm 2011.

Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.917.000 triệu đồng, tăng 23,10% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động dân cư năm 2013 đạt 2.842.000 triệu đồng, tăng 13,11% so với năm 2012.

Từ 2011-2013 tổng nguồn vốn của BIDV Thái Nguyên liên tục tăng trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt năm 2011 tỷ lệ lạm phát rất cao 18,13%; đến năm 2012 tỷ lệ lạm phát chỉ còn 6,81%, năm 2013 tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong 10 năm trước đó 6,04%. Điều đó cho thấy sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với sự nỗ lực phấn đấu chi nhánh đó nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp, biện pháp hữu hiệu để tăng trưởng huy động vốn.

Hình 3.2: Nguồn vốn huy động của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Thái Nguyên) - Về thị phần huy động vốn dân cư của BIDV trên địa bàn

Bảng 3.2: Huy động vốn dân cƣ và thị phần huy động vốn dân cƣ của các NHTM trên địa bàn cuối năm 2011 - 2013

Ngân hàng Số vốn huy động dân cƣ (triệu đồng) Thị phần huy động vốn dân cƣ (%) 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Vietinbank Thái Nguyên 1.948.775 2.458,.382 2.819.884 18,74 17,43 16,76

Vietinban Lưu Xá 915.685 1.111.107 1.273.799 8,80 7,88 7,57

Vietinbank Sông Công 464.350 642.698 910.181 4,46 4,56 5,41

NH Đầu tƣ và Phát triển 1.869.000 2.512.702 2.842.000 17,97 17,82 16,9

NH No&PTNT Thái Nguyên 3.258.335 4.108.240 5.007.006 31,33 29,13 29,77

NH Chính sách XH 18.900 36.518 51.752 0,18 0,26 0,31 NH TMCP Quôc tế 317.746 319.362 295.860 3,05 2,26 1,76 NH TMCP Á Châu 162.386 170.942 142.537 1,56 1,21 0,85 NH TMCP Hàng Hải 82.005 185.393 197.763 0,79 1,31 1,18 NH TMCP Kỹ thương 615.717 630.405 625.110 5,92 4,47 3,72 NH TMCP Quân đội 346.653 530.593 661.302 3,33 3,76 3,93 NH TMCP An Bình 118.347 262.101 426.774 1,14 1,86 2,54

NH Việt nam Thịnh Vượng 160.141 276.030 451.638 1,54 1,96 2,68

NH TMCP Sài gòn thương tín 55.662 199.944 210.516 0,54 1,42 1,25 NH TMCP Nam Việt 27.423 328.339 447.903 0,26 2,33 2,66 NH TMCP Đông Á 40.136 143.751 166.769 0,39 1,02 0,99 NH TMCP Đông Nam Á 187.218 249.275 0,00 1,33 1,48 NH TMCP Ngoại thương 41.451 0,00 0,00 0,24 Tổng cộng 10.401.261 14.103.725 14.103.725 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên)

,0 500000,0 1000000,0 1500000,0 2000000,0 2500000,0 3000000,0 3500000,0 4000000,0 4500000,0 2011 2012 2013 đv: triệu đồng

Hình 3.3: Thị phần huy động vốn dân cư các NHTM trên địa bàn 2011 - 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Thái Nguyên)

Quy mô huy động vốn dân cư đều tăng qua các năm. Tuy nhiên thị phần huy động vốn dân cư của các NHTM Nhà nước trên địa bàn có xu hướng giảm dần do sự mở mới của các NHTM cổ phần. Năm 2011 có 16 ngân hàng, đến năm 2012 là 17 ngân hàng và năm 2013 là 18 ngân hàng.

Năm 2011 thị phần huy động vốn dân cư của BIDV đứng thứ 3 sau chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên, chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên nhưng đến 2012, 2013 thị phần huy động vốn dân cư của BIDV Thái Nguyên đứng thứ 2 sau chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên. Điều đó thể hiện sự nỗ lực, sự đổi mới của BIDV Thái Nguyên.

,0 2000000,0 4000000,0 6000000,0 8000000,0 10000000,0 12000000,0 14000000,0

Số vốn huy động dân cƣ các NHTM trên địa bàn

31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011

- Tỷ trọng huy động vốn dân cư trong tổng nguồn vốn của BIDV

Bảng 3.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cƣ trong tổng nguồn huy động năm 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Huy động vốn cuối kỳ (trđ) 2.531.740 3.182.000 3.917.000

Huy động vốn dân cư cuối kỳ (trđ) 1.869.000 2.512.702 2.842.000

Tỷ trọng số dư huy động vốn dân

cư/số dư huy động (%) 73,82 78,97 72,56

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Thái Nguyên)

Năm 2011 - 2013 tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cư chiếm tỷ trọng trên 70%. Năm 2012 tỷ trọng tăng cao 78,97%. Điều đó chứng tỏ năm 2012 BIDV đã có rất nhiều chuyển biến trong công tác huy động vốn dân cư.

Năm 2011-2013 tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao từ năm 2010 đến năm 2011 vì vậy tâm lý gửi tiền của người dân rất hoang mang, các ngân hàng phải chạy đua lãi suất huy động. Để giữ được khách hàng BIDV đó đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn như tiết kiệm tặng thẻ cào, tiết kiệm linh hoạt với chương trình tiết kiệm này khách hàng có thể gửi kỳ hạn dài nhưng có thể rút ra linh hoạt, lãi suất được hưởng bằng lãi suất kỳ hạn rút ra. Đây là sản phẩm khách hàng rất ưa chuộng vì lãi suất biến động liên tục.

Hình 3.4: Tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cư trong tổng nguồn huy động năm 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Thái Nguyên)

Với sản phẩm tiện ích, lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng. Vì vậy trong lúc công tác huy động vốn rất khó khăn thì BIDV vẫn tăng trưởng tốt. Điều đó chứng tỏ vị thế và uy tín của BIDV trên thị trường rất tốt.

HĐV dân cư 73.82% HĐV doanh nghiệp 26.18% Năm 2011 HĐV dân cư 78.97% HĐV doanh nghiệp 21.03% Năm 2012 HĐV dân cư 72.56% HĐV doanh nghiệp 27.44% Năm 2013

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Mặc dù phải chịu sức ép cạnh tranh giữa các TCTD trong và ngoài địa bàn, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng chi nhánh BIDV Thái Nguyên đó vượt qua được khó khăn thử thách trong công tác tín dụng để khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Để có được kết quả này, trong thời gian qua BIDV Thái Nguyên đó kết hợp đồng thời nhiều hình thức cấp tín dụng với các kỳ hạn khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng dựa trên nguồn vốn huy động được.

Bảng 3.4.Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên2011-2013

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh %

2012/2011 2013/2012

DN TDBL BQ 213.412 292.136 469.238 36,89% 60,62%

DN TDBL cuối kỳ 266.438 390.412 543.138 46,53% 39,12%

Tổng dư nợ 3.497.153 4.407.389 4.945.254 26,03% 12,20%

Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ 0,68 0,46 0,29% -32,35 -36,96%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Nhìn vào bảng dữ liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2011 - 2013, dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV đó có những bước tăng trưởng đáng kể. Dư nợ tín dụng bán lẻ tại thời điểm 31/12/2013 đạt 543.138 triệu đồng, gấp 2,04 lần so với thời điểm cuối năm 2011. Năm 2011 dư nợ tín dụng bán lẻ là 266.438 triệu đồng, dư nợ bán lẻ bình quân là 213,412 triệu đồng. Năm 2012, dư nợ bán lẻ là 390.412 triệu đồng tăng 46,53% so với năm 2011, dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân là 292.136 triệu đồng tăng 36,89% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ tín dụng bán lẻ là 4.945.254 triệu đồng tăng 26,03% so với năm 2012, dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân là 469.238 triệu đồng tăng 60,62% so với năm 2012.

Hình 3.5.Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Thái Nguyên) - Về cơ cấu dư nợ bán lẻ

Bảng 3.5: Tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ năm 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ (trđ) 3.497.153 4.407.389 4.945.254

Dư nợ bán lẻ(trđ) 266.438 390.412 543.138

Tỷ trọng DN bán lẻ/Tổng dư nợ (%) 7,62 8,9 10,98%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Năm 2011 Dư nợ bán lẻ là 266.438 triệu đồng chiếm 7,62% tổng dư nợ. Năm 2012 Dư nợ bán lẻ là 390.412 triệu đồng chiếm 8,9% tổng dư nợ. Năm 2013 Dư nợ bán lẻ là 543.138 triệu đồng chiếm 10,98% tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ tăng dần qua từng năm, tuy nhiên tín dụng bán lẻ còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng dư nợ. Đây là một điểm yếu vì xu thế phát triển dịch vụ bán lẻ là xu thế tất yếu trong tương lai của các ngân hàng thương mại. 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ bán lẻ Tổng dư nợ

- Về phát triển tín dụng bán lẻ tại mạng lưới các phòng giao dịch của BIDV Thái Nguyên.

Bảng 3.6.Kết quả phát triển tín dụng bán lẻ tại mạng lƣới phòng giao dịch

TT Phòng giao dich 2011 2012 2013 DNBL tỷ đồng Tỷ trọng % DNBL tỷ đồng Tỷ trọng % Tốc độ tăng giảm % DNBL tỷ đồng Tỷ trọng % Tốc độ tăng giảm % 1 Phòng QHKH3 195,6 73,53 268 68,72 37,01 358 65,93 33,58 2 PGD Sông Công 39,8 14,96 77 19,74 94,47 115 21,18 49,35 3 PGD Hoàng Văn Thụ 20,7 7,78 20 5,13 -3,38 39 7,18 95 4 PGD Gang Thép 9,0 3,38 23 5,90 155,56 27 4,97 17,39 5 PGD Phan Đình Phùng 0,9 0,35 2 0,51 122,22 4 0,74 100 Cộng dƣ nợ bán lẻ 266 100 390 100 543 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Các phòng giao dịch: Đồng Hỷ, Quan triều, Phổ Yên, Tân Thịnh tính đến 31/12/2013 chưa thực hiện cho vay

Qua số liệu trên ta thấy rằng, dư nợ tín dụng bán lẻ tập trung phần lớn tại phòng quan hệ khách hàng 3 tại Trụ Sở Chính chi nhánh ở Thành phố Thái Nguyên, với tỷ trọng bình quân chiếm khoảng 70% dư nợ tại BIDV Thái Nguyên. Như vậy việc phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên chưa được đẩy mạng tại mạng lưới phòng giao dịch, đây là một điểm yếu, là nhân tố cơ bản dẫn đến việc phát triển tín dụng bán lẻ tại chi nhánh còn hạn chế, chưa xứng tầm.

Hình 3.6.Mạng lưới phòng giao dịch 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Thái Nguyên) 3.1.3.3.Các dịch vụ khác

* Dịch vụ thẻ

- Hoạt động của chi nhánh trên địa bàn cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của 18 TCTD khác trên một địa bàn nhỏ hẹp và kinh tế chưa phát triển với những đặc thù của một tỉnh trung du-miền núi. Nhưng việc phát triển dịch vụ thẻ vẫn là một dịch vụ phát triển mạnh của BIDV Thái Nguyên. Doanh số phát hành thẻ sẽ được thể hiện qua bảng:

Bng 3.7: Tình hình kinh doanh thẻ của BIDV Thái Nguyên 2011-2013

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động marketing dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)