6. Bố cục của luận văn
3.2.9. Phân tích thực trạng hoạtđộng marketing dịch vụ bán lẻ tạ
mô hình SWOT
a. Điểm mạnh
- Nằm trên địa bàn có tiềm năng về kinh tế, dân cư đông đúc, nhiều trường đại học và cao đẳng lớn.
- Hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng với các mục đích sử dụng khác nhau.
- Lãi suất hấp dẫn, phí dịch vụ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.
- Hệ thống mạng lưới các phòng giao dịch được đầu tư và trang bị theo đúng quy định của BIDV. BIDV Thái Nguyên luôn có phương án mở rộng mạng lưới để BIDV Thái Nguyên có lợi thế cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Hoạt động xúc tiền truyền thông được chú trọng, có nhiều chương trình khuyến ma ̣i ưu đãi khách hàng, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội.
- Có đội ngũ nhân lực trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản và tận tâm với công việc.
b. Điểm yếu
-Khách hàng mới chỉ biết đến sản phẩm truyền thống nhiều, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm hiện đại còn tương đối thấp.
- Hiệu quả hoạt động của một số phòng giao dịch còn yếu. Hoạt động của các phòng giao dịch tại BIDV Thái Nguyên còn chưa đồng đều, chất lượng chưa cao. Đa số các phòng giao dịch đều hình thành trên cơ sở nâng cấp các quỹ tiết kiệm trước đây nên điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các sản phẩm dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới và nhu cầu của khách hàng.
- Mạng lưới phân phối chưa rộng rãi, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư.
- Tính chuyên nghiệp và hình ảnh của BIDV Thái Nguyên trong hoạt động dịch vụ bán lẻ còn chưa theo kịp nhiều ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần. Do hoạt động truyền thông của BIDV chưa được rộng rãi, chi nhánh chưa thực sự chủ động trong các hoạt động quảng bá hình ảnh trên phương tiện thông tin đại chúng
c. Cơ hội
- Tiềm năng thị trường đối với ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất lớn. Với dân số tỉnh Thái Nguyên khoảng 1,7 triệu người song số lượng người dân sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng rất khiêm tốn khoảng 10% và đa phần mới chỉ sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như tín dụng, tiền gửi, thanh toán.
- Hệ thống mạng lưới được phân bố ở các khu vực trung tâm, đông dân, gần trường học, bệnh viện thuận tiện cho người dân tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng.
d. Thách thức
- Khủng hoảng kinh tế kéo dài, hàng tồn kho cao, thất nghiệp gia tăng thị trường vàng, bất động sản diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế và thu nhập của người dân.
- Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM cổ phần khi mà các ngân hàng này luôn có lợi thế về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại, BIDV phải chấp nhận chạy đua trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng để tồn tại và phát triển.
- Lĩnh vực dịch vụ bán lẻ đòi hỏi phải liên tục cập nhật và đổi mới hệ thống công nghệ thông tin để không bị tụt hậu so với các NHTM khác.
3.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động marketing dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên
3.3.1. Yếu tố khách quan
3.3.1.1. Môi trường kinh tế
Tình hình biến động kinh tế năm 2011-2013 còn nhiều khó khăn, thị trường vàng, thị trường chứng khoán, bất động sản diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Do vậy,tất cả biến động đó đều có tác động đến quá trình ra quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Trong bối cảnh như vậy , Ngân hàng Nhà nước điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với định hướng điều hành tổng phương tiện thanh toán, tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Trong đó, lãi suất điều hành ở mức hợp lý phù hợp với cân đối vĩ mô đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn hệ thống; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường; giữ ổn định tỷ giá; tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế.
NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp (mức 7%/năm), tạo điều kiện duy trì lãi suất thấp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN cũng sẽ kiến nghị Chính phủ về phát triển đồng bộ các thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán, bất động sản, mua bán nợ… nhằm giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng.
3.3.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật
Nền chính trị Việt Nam được đánh giá vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố thuận lợi cho ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Môi trường chính trị ổn định thúc đẩy nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của ngành ngân hàng.
Thể chế kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Trong ba năm qua, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 45 luật, pháp lệnh; Chính phủ đã ban hành gần 500 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nhiều văn bản liên quan trực tiếp đến việc tạo lập, củng cố môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XIII (11/2013).
Giai đoạn 2011-2013, về giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát được Quốc hội, Chính phủ tiếp tục đặt lên hàng đầu. Do đó, định hướng chung của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2013 là điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; hoạt động của hệ thống TCTD an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Lãi suất thị trường giảm, tỷ giá ổn định góp phần duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô. Cộng thêm môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, không
chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu từ vào Thái Nguyên ngày càng nhiều.Đây là cơ hội rất lớn để phát triển dịch vụ bán lẻ.
3.3.1.3 .Môi trường văn hóa, xã hội
Quan niệm và thói quen của người dân là đa số người dân còn chưa có thói quen tiết kiệm và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nhưng trong vòng 10 năm trở lại nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng cao bởi tâm lý người tiêu dùng đã có những chuyển biến đáng kể.
Đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng kéo theo đó là sản phẩm tiện ích đi kèm như: thấu chi tài khoản, cho vay trả góp, thẻ ATM, POS, thẻ VISA.
3.3.1.4. Môi trường công nghệ
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước trên thế giới do đó hệ thống khoa học công nghệ ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nào có công nghệ tốt hơn, ngân hàng đó sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng khác.
Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài. Họ có lợi thế về mặt công nghệ cao. Do đó các ngân hàng trong nước không ngừng cải thiện công nghệ của mình.