5. Kết cấu của đề tài
1.1.3. Các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.1.3.1. Huy động vốn dân cư
Ngày nay, các NHTM đều cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực huy động vốn thông qua việc cung cấp các danh mục SP đa dạng với kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn. Có 3 loại hình huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là:
a. Tiền gửi thanh toán:
Đây là tiền mà KH gửi vào ngân hàng nhờ giữ và thanh toán hộ, KH có thể yêu cầu ngân hàng phát hành các phương tiện thanh toán như séc, thẻ. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp (thường áp dụng mức lãi suất không kì hạn) và một số nơi trên thế giới không tính lãi suất khoản tiền này. Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tiền gửi tại ngân hàng. Chính vì vậy, để tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ này, một số ngân hàng còn trả lãi cao hơn và có nhiều ưu đãi kèm theo.
b. Tiền gửi tiết kiệm:
Từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã được coi là công cụ HĐV truyền thống của các ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong việc HĐV của ngân hàng, chính vì vậy các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích người dân gửi tiết kiệm bằng các chính sách giá, hình thức huy động…TG tiết kiệm có rất nhiều loại với những kỳ hạn khác nhau với lãi suất khác nhau và được phân thành hai loại chủ yếu là:
+ Tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào (không phát hành sổ tiết kiệm) song mức lãi suất thường thấp hơn tiết kiệm có kỳ hạn tương ứng
+Tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi được rút ra sau một thời hạn nhất định. Tuy vậy, KH có nhu cầu rút tiền trước hạn cũng có thể được đáp ứng với điều kiện được hưởng lãi suất thấp (lãi suất không kỳ hạn). Khi KH gửi hình thức tiết kiệm này thông thường sẽ phát hành ấn chỉ Thẻ tiết kiệm có kỳ hạn (HĐV tại quầy hoặc gửi tiết kiệm trên máy ATM sau đó KH có thể đến NH nhận sổ) hoặc không in ra sổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiết kiệm (nếu KH lựa chọn hình thức gửi online trên internet banking). Hình thức tính lãi cũng rất linh hoạt phụ thuộc đặc điểm của từng SP từng thời kì như lãi trả sau (gốc và lãi thanh toán khi đến kì hạn), lãi trả trước (lĩnh lãi ngay khi gửi tiết kiệm) hoặc lãi bậc thang (mức lãi suất phân tầng theo mức tiền gửi hoặc khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang theo kì hạn gửi thực tế khi rút trước hạn).
c. Giấy tờ có giá (GTCG)
Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu… là chứng nhận do NH phát hành để HĐV trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa ngân hàng và người mua. GTCG có nhiều loại khác nhau như giấy tờ có giá vô danh, ghi danh, ghi sổ, GTCG ngắn hạn, dài hạn. Để các SP GTCG ngày càng hấp dẫn hơn, các ngân hàng thường huy động phát hành giấy tờ có giá theo đợt với lãi suất hấp dẫn cũng như cung cấp các tiện ích cho KH như có thể được chuyển nhượng, được rút trước hạn, được vay cầm cố….
Hoạt động huy động vốn dân cư có một số đặc điểm là:
- Khả năng huy động vốn tập trung tại một số địa bàn và một số khách hàng, nhất là ở những đô thị phát triển về kinh tế xã hội, công nghiệp, dịch vụ.
- Giá vốn không đồng nhất giữa các địa bàn, thời điểm do điều kiện về kinh tế, xã hội, mặt bằng lãi suất tại địa bàn hay nhu cầu huy động của từng ngân hàng.
- Giá vốn tương đối cao so với các nguồn huy động khác như từ các tổ chức kinh tế, từ tổ chức tín dụng khác.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư sẽ góp phần tăng tính ổn định, bền vững cho nguồn vốn của ngân hàng.
1.1.3.2. Tín dụng bán lẻ
Hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng được chia làm 2 nhóm chủ yếu là nhóm cho vay có tài sản đảm bảo và nhóm cho vay không có tài sản đảm bảo.
a. Nhóm cho vay có tài sản đảm bảo bao gồm các loại hình sau
- Cho vay tiêu dùng: các khoản cho vay cá nhân này thường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của KH với các hình thức SP cho vay như cho vay thấu chi trên tài khoản, cho vay trên thẻ tín dụng, cho vay theo món.
- Cho vay kinh doanh: là hoạt động ngân hàng tài trợ cho các hộ sản xuất, các cá nhân có nhu cầu kinh doanh khi họ thiếu vốn lưu động hoặc có một phương án kinh doanh khả thi nhưng thiếu vốn (thường áp dụng cho vay theo món hoặc cho vay hạn mức)
- Cho vay du học: đây là hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu đi du học của học sinh, sinh viên. Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay để trả chi phí du học, đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thời cung cấp những dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước… và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Cho vay du học sẽ là dịch vụ phát triển tiềm năng trong tương lai.
- Cho vay chứng minh tài chính: cho vay chứng minh tài chính có nghĩa là việc người đi du học phải phải chứng minh khả năng tài chính cho quá trình du học theo yêu cầu của các cơ sở đào tạo, Lãnh sự quán và Đại sứ quán nước ngoài rằng gia đình người đi học có đủ tiền để trang trải toàn bộ chi phí trong suốt quá trình học tập (học phí, ăn ở, bảo hiểm, sách vở, đi lại…) cho người đi học và vẫn có đủ tiền để lo cuộc sống của các thành viên còn lại trong gia đình ở Việt Nam
Cách chứng minh tài chính như sau: các nguồn thu nhập hàng tháng của bố mẹ; sổ tiết kiệm; giấy tờ nhà đất; các loại tài sản khác (nếu có)
- Cho vay cầm cố GTCG: đây là hình thức khi KH gửi tiết kiệm tại NH song phát sinh nhu cầu rút trước hạn, nếu khi nhân viên NH tính toán thấy việc cho KH cầm cố chính sổ tiết kiệm này để vay ra trước số tiền cần sử dụng so với mức lãi khi đến hạn KH được hưởng mà có lợi hơn thì sẽ tư vấn KH sử dụng SP này (do khi rút trước hạn chỉ được hưởng lãi suất thấp), đây là hình thức cho vay an toàn và rất được KH ủng hộ do giảm thiểu được thiệt hại về lãi suất khi rút trước hạn.
- Cho vay thẻ tín dụng: đây là hình thức khi KH có nhu cầu sử dụng vốn vay trong thời gian rất ngắn (theo ngày) sau đó sẽ hoàn trả được dần đặc biệt thích hợp khi đi nước ngoài, KH có nhu cầu được NH phát hành cho một thẻ tín dụng với một hạn mức nhất định tùy theo nhu cầu và giá trị tài sản đảm bảo. Với thẻ này, KH có thể rút tiền mặt (mất phí rút tiền - tỉ lệ phí cao) hoặc thanh toán POS (thường KH không phải chịu phí, người chịu phí là các đơn vị chấp nhận thẻ - tùy thuộc thỏa thuận giữa đơn vị chấp nhận thẻ và NH thanh toán thẻ). Đây là hình thức tiêu dùng tiên tiến được nhiều nước áp dụng và dần trở nên phổ biến hơn với người Việt, khuyến khích thói quen tiêu dùng không dùng tiền mặt vì nếu quẹt thanh toán thì tối đa đến 45 ngày KH không phải trả lãi đồng nào cho khoản tiền đã tiêu (với điều kiện phải thanh toán đúng hạn), ngoài ra phạm vi sử dụng thẻ là toàn cầu và thường được hưởng nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn.
b. Nhóm cho vay không cần tài sản đảm bảo:
Ngân hàng thực hiện cho vay mà không cần có tài sản đảm bảo. Ngân hàng muốn cho vay thì phải dựa trên uy tín của người cho vay. Dịch vụ của nhóm này bao gồm:
- Cho vay tín chấp: KH dùng uy tín của mình để vay NH một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn như sửa chữa nhà... Thường những khoản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiền này không lớn và thời hạn vay ngắn, và khách hàng có uy tín, có lịch sử quan hệ giao dịch tốt với NH, hoặc KH là nhân viên của NH. Ngân hàng thường cung cấp khoản tín dụng này với lãi suất cao hơn các SP khác.
- Cho sinh viên vay: những sinh viên có năng lực học tốt được nhà trường xác nhận có thể được ngân hàng cho vay với chính sách ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ để phục vụ việc học như đóng tiền học phí…
- Cho vay ứng trước lương: một số KH để đáp ứng nhu cầu tạm thời của mình với số tiền không lớn, và có uy tín đối với doanh nghiệp cũng như ngân hàng thì họ sẽ dùng uy tín của mình để được ứng trước lương. Các ngân hàng muốn cho vay thì phải thẩm định tốt năng lực cũng như uy tín của KH và căn cứ các hợp đồng lao động, đề bạt, tăng lương, kinh nghiệm công tác, trình độ học vấn của KH.
- Cho vay tiêu dùng cá nhân: hình thức cho vay này giúp KH thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của mình như: mua sắm, đi du lịch, cưới xin, chữa bệnh… Ngân hàng thường cung cấp các dịch vụ này cho KH có mối quan hệ lâu năm với ngân hàng, có uy tín cao, đạo đức tốt.
- Cho vay thấu chi: cho vay thấu chi là nghiệp vụ cho phép cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai vượt quá số dư có tới một hạn mức đã được thỏa thuận. Để được hưởng DV cho vay thấu chi tài khoản, chủ tài khoản phải ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với ngân hàng. Hạn mức thấu chi được xác định trên cơ sở dòng tiền, uy tín và khả năng chi trả của KH. KH được sử dụng tiền vay của ngân hàng không phải thế chấp hay ký quỹ, cũng không phải ra ngân hàng làm các thủ tục trả nợ gốc hay lãi mà ngân hàng sẽ chủ động thực hiện thu nợ từ các khoản thu trên tài khoản khách hàng.
- Cho vay thẻ tín dụng: KH được cấp thẻ tín dụng với một hạn mức nhất định song không bắt buộc phải thế chấp tài sản đảm bảo tại ngân hàng. Thường những Kh này phải là người có uy tín, có thu nhập ổn định, có quan hệ giao dịch tốt với ngân hàng hoặc là nhân viên ngân hàng mới được áp dụng.
1.1.3.3. Dịch vụ thanh toán.
Dịch vụ thanh toán có 2 hình thức cơ bản là thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.
a) Thanh toán trong nước:
Có thể coi là một DV truyền thống của bất kỳ ngân hàng nào. Các ngân hàng cung cấp DV này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán chuyển tiền của KH trong lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều kênh chuyển tiền trong nước như kênh thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
toán bù trừ, thanh toán từng lần qua ngân hàng nhà nước (NHNN), thanh toán song phương, đa phương và thanh toán điện tử liên ngân hàng. Hoạt động chuyển tiền giữa các ngân hàng khác nhau ngày càng được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn với mức phí cạnh tranh.
Không chỉ ký kết hợp đồng chuyển tiền giữa các ngân hàng, một số ngân hàng có bắt tay với các Tập đoàn hoặc các công ty khác để mở rộng kênh thanh toán trong nước như VNPOST, BANKNET, VIETPAY, ONCE PAY để thực hiện các giao dịch thanh toán song phương đến tận các huyện, xã hoặc thực hiện thanh toán các dịch vụ như hóa đơn, tiền vé máy bay…
b. Thanh toán quốc tế:
Hiện nay DV thanh toán quốc tế được các NH thực hiện thông qua kênh SWIFT, kiều hối, chuyển tiền Westion union (WU), thanh toán séc và Bankdraft, trong đó SWIFT là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Để phát triển DV thanh toán quốc tế, các ngân hàng thường ký kết hợp đồng với các đối tác NH nước ngoài nhằm thu hút lượng kiều hồi chuyển về cũng như có một thỏa thuận phí ưu đãi, cạnh tranh hơn cho KH khi sử dụng kênh chuyển tiền của NH.
1.1.3.4 .Dịch vụ thẻ.
Xu hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trên thế giới. Dịch vụ thẻ bao gồm dịch vụ phát hành thẻ và dịch vụ thanh toán thẻ. Thẻ thanh toán bao gồm hai loại là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
a. Thẻ ghi nợ: bao gồm thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế
+ Thẻ ATM (thẻ ghi nợ nội địa): đây là hình thức phát triển đầu tiên, cho phép KH tiếp cận với tài khoản của mình tại ngân hàng từ máy ATM. Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: Vấn tin tài khoản, in sao kê, chuyển khoản, gửi tiết kiệm,…hoặc thực hiện quẹt thanh toán tại các máy POS. Hệ thống ATM hiện đại còn cho phép KH gửi tiền vào TK của mình ngay tại các máy này, phạm vi sử dụng của thẻ trong lãnh thổ Việt Nam.
+Thẻ ghi nợ quốc tế (debit card): về cơ bản cũng có những tính năng như thẻ ATM song phạm vi áp dụng của thẻ là nội địa và quốc tế, khi sử dụng thẻ tại nước ngoài số tiền trong tài khoản của KH sẽ được NH thanh toán thẻ tự động quy đổi ra tiền nội tệ tại nước đó (rút tiền mặt hoặc quẹt thanh toán) thường là theo tỉ giá NH có lợi hơn cho KH hơn là phải mua dự trữ ngoại tệ khi ra nước ngoài, giảm thiểu được các rủi ro (tỉ giá mua ngoại tệ cao, ngoại tệ giả, bị từ chối thanh toán bằng tiền mặt vì nhiều trung tâm mua sắm trên thế giới từ chối thanh toán bằng tiền mặt, rủi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ro mất cắp, đánh rơi...) ngoài ra còn được hưởng nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn dành cho chủ thẻ.
Thẻ ghi nợ kết nối trực tiếp tới TK thanh toán của KH và TK bị ghi nợ ngay khi khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán. Mảng dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ là một kênh thu hút nguồn vốn hiệu quả với chi phí vốn thấp.
b. Thẻ tín dụng (credit card): thẻ tín dụng hay còn gọi là"thẻ ghi có"cũng là một loại thẻ do ngân hàng phát hành. Thẻ tín dụng không kết nối với TK thanh toán của khách hàng. KH được cấp một hạn mức tín dụng theo tài khoản thẻ tín dụng để thực hiện chi tiêu. Thẻ tín dụng được dùng để mua hàng hoá và các dịch vụ trả tiền sau. Việc thanh toán hàng hoá dịch vụ được thực hiện tại những nơi có máy cà thẻ POS và tại các điểm bán lẻ có hình thức thanh toán qua thẻ, phạm vi sử dụng thẻ tín dụng là nội địa và quốc tế . Ngoài ra, thẻ tín dụng cũng có chức năng rút được tiền mặt tại máy ATM (trong hạn mức cho phép) song đây là giao dịch không được khuyến khích do vậy bị áp mức phí rất cao.
1.1.3.5. Các dịch vụ khác.
a/ Dịch vụ ngân hàng điện tử:
+ Mobile Banking: là DV giúp KH tiếp cận và sử dụng DV của ngân hàng thông qua thiết bị điện thoại. Muốn tham gia dịch vụ, KH đăng ký cung cấp những thông tin cơ bản như: số điện thoại di động, số TK cá nhân dùng trong thanh toán. Sau đó KH được nhà cung ứng dịch vụ thanh toán qua mạng này cung cấp một mã số cá nhân để KH xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì KH sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán qua điện thoại di động.
+ Internet Banking: DV này giúp KH chuyển tiền trên mạng thông qua các TK cũng như kiểm soát hoạt động của các TK này . Để tham gia, KH truy cập vào Website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính- chuyển tiền, gửi tiết kiệm online, truy vấn thông tin cần thiết. Ngoài ra KH cũng có thể truy cập vào các Website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng, thanh toán cước