5. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Tiêu chí định lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ a/ Doanh số dịch vụ NHBL: một trong những tiêu chí đầu tiên khi đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là sự tăng trưởng doanh số hoạt động dịch vụ . Có thể so sánh doanh số dịch vụ của đơn vị qua các kỳ liên tiếp về số tuyệt đối và so sánh tương quan với các đơn vị khác cùng hệ thống NHTM có sự tăng tưởng như:
+ Huy động vốn: hiệu số giữa số dư huy động vốn cuối kỳ và số dư huy động vốn đầu kỳ (doanh số tăng trưởng)....
+ Tín dụng: hiệu số giữa dư nợ cuối kỳ và dư nợ đầu kỳ, doanh số giải ngân thu nợ trong kỳ....
+ Dịch vụ thanh toán: số lượng món thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế, số lượng tiền chuyển đi và đến, các kênh thanh toán đã thực hiện, số lượng phí chuyển tiền thu được...
+ Dịch vụ thẻ: số lượng thẻ phát hành trong năm, số lượng thẻ trong trạng thái hoạt động, doanh số thanh toán qua thẻ...
+ Các dịch vụ khác như bảo hiểm, chi trả lương...cũng tương tự đo lường bằng số món thực hiện trên doanh số thanh toán trong kỳ.
b/ Cơ cấu dịch vụ NHBL so với dịch vụ ngân hàng cung cấp cho các khách hàng tổ chức:
- Như đã đề cập ở trên, mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn còn là mới, đối tượng khách hàng cá nhân, hộ giao đình còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Do đó, để đánh giá quy mô sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ta cần có so sánh (số tuyệt đối và tương đối) về sự gia tăng cơ cấu của số lượng, doanh thu dịch vụ NHBL so với dịch vụ khách hàng tổ chức qua các kì nghiên cứu
2.3.1.2. Sự đa dạng của SP dịch vụ bán lẻ
Quy mô dịch vụ thể hiện số lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp, sự đa dạng về chủng loại dịch vụ trong hệ thống danh mục dịch vụ của ngân hàng. Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khắt khe hơn nên các ngân hàng cũng phải không ngừng cải tiến, phát triển thêm nhiều dịch vụ mới cũng như tăng cường cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Bên cạnh đó, vì nhu cầu phân tán rủi ro, tăng thu nhập nên các ngân hàng cũng tăng cường mở rộng danh mục dịch vụ NHBL.
2.3.1.3. Số lượng khách hàng và thị phần
Đây là tiêu chí chung để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Một ngân hàng càng hoạt động tốt bao nhiêu càng thu hút được nhiều KH bấy nhiêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đặc biệt, trong DV NHBL khi KH cá nhân, hộ gia đình là đối tượng đông đảo và là thị trường đầy tiềm năng để các ngân hàng khai thác.
KH cá nhân dễ bị tác động bởi các yếu tố: chất lượng dịch vụ, lãi suất, chương trình khuyến mại… Trong điều kiện cạnh tranh, các NH cần nâng cao vị thế, cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ để mở rộng thị phần. Dịch vụ NHBL cần được đa dạng về chủng loại dịch vụ và nâng cao chất lượng. Phát triển dịch vụ NHBL chính là việc gia tăng số lượng KH cá nhân cũng như thị phần hoạt động của NH. Các NH có chiến lược phát triển riêng: một số tập trung thị phần tại một số đô thị lớn hoặc thị phần, chiếm số lượng lớn trong một số DV nhất định như có NH có thế mạnh trong dịch vụ thẻ, có NH chiếm thị phần lớn trong dịch vụ tiền gửi hoặc tín dụng.
a/ Về số lượng khách hàng: đó không chỉ là số đông KH mà còn thể hiện ở nhóm KH mục tiêu mà ngân hàng đó xác định. Ở Hải Dương, nếu như Agribank hướng đến nhóm KH là các hộ nông dân ở khu vực ngoại thành còn Vietcombank lại nhắm đến KH có thu nhập cao, ổn định trong khu vực nội thành.
b/ Về thị phần: thị phần thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường của một NH trên một khu vực, địa bàn nhất định. Thị phần nói rõ phần dịch vụ tiêu thụ của riêng ngân hàng so với tổng khối lượng DV tiêu thụ trên thị trường (thị phần tuyệt đối)
Bên cạnh đó, còn xem xét tới thị phần tương đối.
Thị phần tương đối = Phần doanh số của ngân hàng/ phần doanh số của đối thủ cạnh tranh
hay thị phần tương đối = Khối lượng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng/ khối lượng dịch vụ bán ra của đối thủ cạnh tranh.
Nếu thị phần tương đối > 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về ngân hàng. Nếu thị phần tương đối < 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ.
Nếu thị phần tương đối =1, thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng và đối thủ như nhau.
Tùy theo vị trí của mình trên thị trường mà mỗi NH có mục tiêu chiếm lĩnh thị phần khác nhau. Đó có thể là thị phần HĐV dân cư, thị phần tín dụng bán lẻ hay thị phần thẻ ATM. Nếu như Agribank tập trung đẩy mạnh thị phần thẻ ATM nói chung thì Vietcombank lại tập trung nâng cao các tiện ích cho chủ thẻ để tăng doanh số giao dịch, còn ACB lại chú trọng phát triển thẻ tín dụng quốc tế.
2.3.1.4. Tăng doanh thu cho ngân hàng
Đây là con số thể hiện hiệu quả của các dịch vụ NHBL và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển hoạt động dịch vụ NHBL qua các thời kì. Song khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tính toán sự gia tăng chỉ tiêu doanh thu, người ta cũng cần phải tính toán sự gia tăng thực chất hiệu quả hoạt động (gia tăng thu nhập ròng) vì thu nhập ròng chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí dịch vụ. Nếu doanh thu tăng cao không đồng nghĩa với lợi nhuận tăng thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động DV NHBL chưa sát thực tế.