Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Hải Dương (Trang 53 - 54)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3.Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê, bảng thống kê và đồ thị thống kê:

- Chia các số liệu thống kê thành các nhóm, tổ cùng tiêu chí để phân tích: các nhóm SP dịch vụ bán lẻ (huy động vốn, tín dụng bán lẻ....)

- Phân tổ số liệu phiếu điều tra thu được theo các tiêu chí trên nội dung phiếu, tổng hợp số liệu chi tiết và số liệu bình quân tính toán được theo từng chỉ tiêu điều tra cụ thể sau đó tổng hợp theo phân tổ chung:

+ Phân tổ ý kiến về"Năng lực phục vụ"và"Thái độ ứng xử"từ đó tổng hợp số liệu bình quân về"Đánh giá năng lực, thái độ của nhân viên ngân hàng"

+ Phân tổ số liệu ý kiến về"Phương tiện hữu hình";"Sự thuận tiện, các SP dịch vụ đa dạng, hiện đại"và"Sự hài lòng chung"từ đó tổng hợp số liệu bình quân về"Đánh giá cơ sở vật chất, tiện ích của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự hài lòng chung"

Từ đó tổng hợp số liệu bình quân đo lường sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hải Dương, đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá khái quát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng nhiều đến các bảng thống kê và đồ thị thống kê nhằm giúp người đọc dễ hiểu và nhanh chóng nắm bắt khái quát các số liệu thông qua các công cụ thống kê trực quan này.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng dựa trên số liệu của một kỳ làm gốc và lấy các kỳ sau để so sánh với kỳ gốc để biết mức độ tăng giảm của năm sau so với năm trước và so sánh với một số ngân hàng cùng địa bàn. Ở luận văn này sẽ sử dụng số liệu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Hải Dương trong 3 năm 2011, 2012 và 2013. Phương pháp so sánh sẽ sử dụng cả so sánh tuyệt đối và tương đối để qua đó đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hải Dương theo thời gian, không gian.

2.2.3.3. Phân tích thống kê mô tả

Đây là phương pháp thu thập, mô tả và trình bày số liệu trong những điều kiện thời gian cụ thể.Phương pháp này được dùng để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hải Dương, thông qua các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chỉ ra các kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới.

2.2.3.4. Phương pháp ma trận SWOT:

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Đây là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp dưới dạng một ma trận 2 hàng, 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) với trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định.

Điểm mạnh Điểm yếu

Cơ hội Thách thức

Từ mô hình có thể thấy các thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội, thách thức với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hải Dương (từ các yếu tố bên trong, bên ngoài tổ chức), chỉ ra các yếu tố tác động đến nó, đưa ra được các giải pháp phù hợp để đạt được kết quả cao.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Hải Dương (Trang 53 - 54)