Phổ biến,giáo dục pháp luật cho người dân ở dùng dân tộc thiểu số,

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1. Phổ biến,giáo dục pháp luật cho người dân ở dùng dân tộc thiểu số,

núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và ngư dân

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục tiêu nâng cao dân trí cần được đặt quan trọng hàng đầu đặc biệt là người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân là những người ít có điều kiện để tìm hiểu các các thông tin pháp luật để biết mà làm đúng pháp luật.

Vì vậy việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân phải căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân như: Luật giáo dục 2005, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003, Luật an ninh quốc gia 2004, Luật giáo dục quốc phòng an ninh 2013, Luật khoáng sản 2010, Luật tài nguyên nước 2012, Luật biển Việt Nam 2012...

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh

28 Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng Internet, http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx?ItemId=104, [Truy cập ngày 15/9/2013]

tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân cần được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống.

Nhà nước phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.

Ủy ban nhân dân các cấp phải tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; chủ trì phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.29

2.2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động được quan tâm tổ chức thực hiện. Thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 – 2012.

Thấy được tầm quan trọng đó các bộ, ngành đã tổ chức tập huấn các quy định của pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng, phát sóng các chuyên mục riêng hàng tháng về các lĩnh vực lao động – việc làm, qua đó đưa những thông tin cơ bản về các chế độ, chính sách, quy định của pháp luật tới đông đảo người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh; phát hành tờ rơi, áp phích về pháp luật tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hàng năm lồng ghép tuyên truyền cổ động pháp luật lao động trên các tuyến đường phố trong Tuần lễ Quốc gia an toàn, vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ. Các nội dung được tuyên truyền, phổ biến chủ yếu là các quy định về hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, k luật lao động, trách nhiệm vật chất... như

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

Bộ luật lao động 2012, Luật công đoàn 2012… Qua đó, ý thức của người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi cũng như trách nhiệm khi tham gia vào quan hệ lao động đã được nâng lên đáng kể, góp phần chấp hành tốt các quy định của pháp luật lao động.

Để pháp luật, nhất là pháp luật lao động và công đoàn được thực thi và phát huy hiệu quả, phấn đấu đến hết năm 2013, có 95% số người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, và 70% số người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động theo Đề án 3130

của Chính phủ, hàng năm, Liên đoàn lao động tỉnh đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai “Ngày Pháp luật” nhằm đổi mới và đa dạng hóa hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật và phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến toàn thể cán bộ chuyên trách Công đoàn, phát huy tính chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục.

Để đưa các văn bản pháp luật đến với công nhân, viên chức lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh phải triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều phương pháp, cách làm khác nhau. Các cấp công đoàn trong tỉnh đã có nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đa dạng và được thực hiện bằng nhiều biện pháp sinh động, phong phú như tập huấn, toạ đàm, thi tìm hiểu, truyền thông giao lưu, phát tài liệu, tờ rơi...

Vì vậy Luật phổ biến giáo dục pháp luật đã quy định rõ: việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp được chú trọng thực hiện thông qua việc phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

30 Quyết định số 31/2009/QĐ/TTg về việc phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.

Tổ chức công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận động người lao động tìm hiểu, học tập pháp luật. 31

Để có thể tối đa hóa quyền lợi của người lao động cho họ yên tâm làm việc, chăm lo cho cuộc sống của chính mình.

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)