Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua Câu lạc bộ pháp luật

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

5. Kết cấu đề tài

2.1.7. Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua Câu lạc bộ pháp luật

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

Câu lạc bộ pháp luật là mô hình sinh hoạt pháp luật tại đơn vị cơ sở.

Hội viên tham gia Câu lạc bộ có thể là cán bộ, công chức, quần chúng nhân dân, có thể là đại diện của các ngành, đoàn thể như hội phụ nữ, nông dân, thanh niên, cựu chiến binh, học sinh, sinh viên...và không giới hạn về số lượng. Để trở thành hội viên Câu lạc bộ, các cá nhân tự nguyện tham gia cần nộp đơn xin gia nhập Câu lạc bộ. Trong quá trình hoạt động, Câu lạc bộ cần khuyến khích các cá nhân có nhu cầu được giao lưu, tìm hiểu, học hỏi về pháp luật tham gia và trở thành hội viên Câu lạc bộ. Thực tế hoạt động của các Câu lạc bộ thời gian qua cho thấy số lượng hội viên các Câu lạc bộ đã gia tăng đáng kể sau một thời gian Câu lạc bộ đi vào hoạt động.

Câu lạc bộ pháp luật là tổ chức được thành lập và hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, tích cực đấu tranh bảo vệ pháp luật, nhiệt tình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Thông qua các hoạt động sinh hoạt của Câu lạc bộ nhằm góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, gây dựng lòng tin đối với pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của các hội viên nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung tại địa bàn.

Tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật được thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy chế, điều lệ tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu lạc bộ pháp luật hoạt động định kỳ, thường xuyên dưới sự lãnh đạo của các cấp u Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của ngành Tư pháp.

Câu lạc bộ pháp luật được xác định là một hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật có hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng và địa bàn dân cư khác nhau. Thực tiễn những năm qua cho thấy, mặc dù số lượng Câu lạc bộ pháp luật được thành lập chưa nhiều, nhưng tác dụng, hiệu quả, sức lan toả tích cực của mô hình này là không nhỏ trong đời sống cộng đồng dân cư. Điều này được khẳng định trước hết vì Câu lạc bộ là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo thành viên tham gia nhằm giao lưu, học hỏi, tạo một diễn đàn, sân chơi bổ ích và lành mạnh để cùng trao đổi, nắm bắt kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật.

Thông qua hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và kịp thời. Từ đó, giúp hội viên và nhân dân trên địa bàn nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức

tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, đưa pháp luật dần trở thành thói quen trong ứng xử hàng ngày của nhân dân. Câu lạc bộ còn tạo điều kiện để mỗi hội viên trở thành một tuyên truyền viên pháp luật tích cực vận động người thân trong gia đình, địa bàn mình cư trú chấp hành pháp luật.

Câu lạc bộ pháp luật huy động sự quan tâm, phát huy tính tích cực, phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể hữu quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý, đưa công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Vì lẽ đó, hoạt động của Câu lạc bộ góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Vì vậy để người dân có một kiến thức, hiểu biết pháp luật nhất định Luật phổ biến giáo dục pháp luật có quy định: Các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;

- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;

- Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức;

- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.

Ngoài các thông tin nêu trên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử các thông tin khác về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hỏi - đáp pháp luật cần thiết cho người dân.27

Vì các cơ quan nêu trên là cơ quan Nhà nước (là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội) và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

trung ương của tổ chức chính trị - xã hội là tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ. Vì vậy phải cho nhân dân hiểu rõ và tin tưởng vào hoạt động quản lý xã hội của mình của mình nên các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức, người dân… phải được công khai cho nhân dân hiểu để thực hiện đúng pháp luật.

2.1.8. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tủ sách pháp luật

Thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; với mục tiêu nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Ngày 25/01/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Tủ sách pháp luật được xây dựng, quản lý, khai thác tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và ở cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, nhà trường và cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tủ sách pháp luật cấp xã là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức chính quyền và đoàn thể ở cơ sở, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân nhằm giúp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người học, người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Trong đời sống xã hội, sách pháp luật đóng vai trò là công cụ truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, nhân dân, là nguồn cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật nhằm phục vụ hoạt động bảo vệ pháp luật của cơ quan Nhà nước, giúp cho người dân hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan gây lãng phí về thời gian và tiền của cho cơ quan Nhà nước và công dân. Bởi vậy, xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ sở giúp người đọc có điều kiện tập hợp, tìm hiểu, tra cứu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác

và thống nhất. Mặt khác, sách pháp luật còn góp phần nâng cao dân trí pháp lý trong từng cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt đối với cán bộ, công chức ở cơ sở, sách pháp luật là công cụ, phương tiện giúp họ tiếp cận, tìm hiểu, vận dụng đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc điều hành, giải quyết các công việc hàng ngày ở địa phương. Việc xây dựng tủ sách pháp luật cơ sở góp phần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp hành pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước.

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)