Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về phổ biến,giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 100 - 107)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2.2. Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về phổ biến,giáo dục pháp luật

Như người viết đã phân tích ở các phần trước thì các quy định về phổ biến, giáo dục pháp luật hiện hành còn khái quát, cô đọng nhưng thực tiễn lại hết sức đa dạng, phong phú và không ngừng biến đổi. Đặc biệt, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, để áp dụng pháp luật đạt hiệu quả không chỉ dựa vào các văn bản đã được pháp điển hoá thành luật mà còn dựa vào các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Vì vậy, để khắc phục những bất cập, hạn chế của quyền công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn như quyết định, chỉ thị, thông tư… để hướng dẫn thực hiện đúng tinh thần của luật.

Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thấy, từ khi hình thành cho đến nay, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật được bổ sung hoàn thiện, tạo được khung pháp lý an toàn điều chỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là Luật phổ biến, giáo dục pháp luật Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012. Và Luật có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2013. Tuy nhiên, ra đời trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước luôn diễn ra nhanh chóng và nhiều đạo luật, các quy định pháp luật khác thường xuyên có sự bổ sung sửa đổi, nên pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật bộc lộ một số hạn chế như: một số quy định còn không thống nhất, thiếu đồng bộ, và chưa rõ ràng. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng, luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện một cách đồng bộ, có hệ thống pháp luật, cụ thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một yêu cầu có tính khách quan trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

KẾT LUẬN

Trong đời sống xã hội, pháp luật đóng vai trò của là công cụ truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, nhân dân, cung cấp thông tin về nội dung các văn bản pháp luật nhằm phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, giúp cho người dân hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan gây lãng phí về thời gian và tiền của cơ quan Nhà nước và công dân, Bởi vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đem đến điều cần thiết cho người dân, dựa vào nhu cầu của họ.

Quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật. Vì thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật thì trước hết đều phải hiểu biết pháp luật. Bên cạnh đó công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn giúp hình thành ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng pháp luật cho mọi công dân, nhằm pháp huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện nhưng thực tế ở nhiều nơi còn xem nhẹ công tác này, khi thực hiện còn mang tính hình thức. Vì vậy, khi xem xét kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không phải chỉ xem xét đã phổ biến được những gì mà còn phải xét đến hiệu quả của những điều mà chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đã đem đến cho người dân và họ sử dụng được hay không mới là điều quan trọng.

Quá trình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình lâu dài, từng bước nâng cao dân trí, nâng dần ý thức tôn trọng pháp luật. Vì vậy, không thể làm một cách qua loa có lệ, phô trương hình thức, lại càng không thể vội vàng hấp tấp muốn đạt được bằng mọi giá, mà phải có những biện pháp, hình thức giải pháp phong phú, đa dạng.

Trong điều kiện nhân loại đang bước vào nền văn minh tin học, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải nắm bắt cơ hội, hiện đại hóa cả về yếu tố con người, phương tiện kỹ thuật để trở thành kênh thông tin chính thống giúp phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước được chính xác, đầy đủ, kịp thời và chuyển tải những thông tin nội bộ mà vì lý do nào đó không thể đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng.

phục. Trước hết, cần phải rà soát và hệ thống hoá lại toàn bộ các quy phạm, tìm ra các quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về các điều khoản chưa rõ ràng, cụ thể để tránh những cách hiểu không đồng bộ, tạo sự thống nhất trong khi thực hiện. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế xây dựng pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng là một biện pháp có hiệu quả trong quá trình hoàn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, các giải pháp này không thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà phải có một thời gian nhất định, với một lộ trình phù hợp. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của cơ quan xây dựng pháp luật, pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

---  ---

 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 2. Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002

3. Luật Trợ giúp pháp lý 2006

4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 5. Luật cán bộ, công chức 2008

6. Luật người khuyết tật 2010

7. Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 8. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

9. Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

10. Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở

11. Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo

12. Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí

13. Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

14. Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007

15. Quyết định 27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

17. Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho ác bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010

18. Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012

19. Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

 Danh mục văn bản khác

1. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

2. Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban chấp hành Trung ương về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

3. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020

4. Quyết định số 409/2012/QĐ-TTg ngày 09/04/2012 Ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thưu Trung ương Đảng (khóa XI)

5. Báo cáo số 62/2009/BC-LĐTBXH tổng kết tình hình thi hành pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan

 Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Nguyễn Bé Ba, Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, luận văn tốt nghiệp cử nhân luật khóa 32, Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ, tháng 04/2010.

2. Nguyễn Duy Hùng, Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. 3. Nguễn Kim Tinh, Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp

luật trong nhà trường, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2012.

4. Nguyễn Lệ Huyền – Phạm Việt, Quy định mới về nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, cấp cơ sở, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 5. Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb. Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

6. Nguyễn Thanh Lil, Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay – thực tiễn ở tỉnh Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp cử nhân luật khóa 33, Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ, tháng 04/2011.

7. Phan Trung Hiền: Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

8. Duơng Bạch Long, Quản lý, chỉ đạo công tác tư pháp xã, phường, thị trấn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

9. Nguyễn Văn Tuân, Xây dựng luật phổ biến giáo dục pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề), Hà Nội, năm 2010.

10. Trần Thanh Điền, Pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – thực tiễn tại huyện Vị Thủy thuộc tỉnh Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp cử nhân luật khóa Luật 2009 – Hậu Giang, Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ, tháng 05/2013.

11. Phan Trung Hiền, Lý luận nhà nước và pháp luật quyển 1, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội, năm 2012.

12. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Đặc san phổ biến giáo dục pháp luật số 08/2012 Chủ đề Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Anh Tuấn, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, Phổ biến, giáo dục pháp luật: Khoảng trống sẽ được lấp đầy, http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/thoi-su-

chinh-tri/item/1877002-.html [Truy cập ngày 03/8/2013].

2. Minh Khánh, Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, http://baosonla.org.vn/news/?ID=4258&CatID=24 [Truy cập ngày 19/9/2013].

3. Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mạng lưới truyền thanh ở cơ sở,

http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx

?ItemId=103 [Truy cập ngày 11/9/2013].

4. Mỹ Cẩm, Nghiên cứu trao đổi: Cần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật thông qua Đài Truyền thanh sở,

http://stp.binhdinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=7 92:nghien-cu-trao-i-cn-nang-cao-hiu-qu-cong-tac-ph-bin-giao-dc-phap-lut- thong-qua-ai-truyn-thanh-c-s&catid=92:hot-ng-ph-bin-giao-dc-phap-

lut&Itemid=230 [Truy cập ngày 12/9/2013].

5. Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mạng lưới truyền thanh cơ sở, http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/nghip-v-

tuyen-truyn-pl?nghiepvuid=26&chuyenmucid=1&view=XemPBGDPL [Truy

cập ngày 12/09/2013].

6. Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Một số vấn đề chung về pbgdpl thông

qua hoạt động trợ giúp pháp lý,

http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx

?ItemId=272, [Truy cập ngày 12/9/2013].

7. Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ ,Các hình thức pbgdpl thông qua hoạt

động trợ giúp pháp lý,

http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx

?ItemId=273 [Truy cập ngày 12/09/2013].

8. Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Khái niệm, vai trò của thi tìm hiểu pháp luật,

http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx

?ItemId=105, [Truy cập ngày 12/09/2013].

9. Phùng Thủy, Ngăn chặn bạo lực gia đình,

http://www.nhandan.com.vn/hangthang/doisongxahoi/van-hoa-gia-

dinh/item/13042702-.html, [Truy cập ngày 13/9/2013].

10. Quỳnh Hoa, Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,

http://www.vietnamplus.vn/tang-cuong-cong-tac-pho-bien-giao-duc-phap-

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)