Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về công tác phổ biến giáo

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu đề tài

1.8.Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về công tác phổ biến giáo

1.8. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về công tác phổ biến giáo dục pháp luật dục pháp luật

Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998 /QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hai văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho địa phương, các cấp, các ngành triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.

Giai đoạn từ năm 2003 đến nay: Đây là giai đoạn tăng cường xây dựng thể chế trực tiếp về phổ biến, giáo dục pháp luật. Sau khi hoàn thành việc thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ/TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007. Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.13

Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 là chương trình khởi đầu công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chương trình sơ khai còn nhiều hạn chế về yêu cầu, nội dung, tổ chức thực hiện nhưng nhìn chung đây là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân, nhằm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân, giúp họ tiếp cận và hiểu biết về vai trò của pháp luật, bộ máy Nhà nước, các quy định của pháp luật. Chương trình kết thúc và đạt được những kết quả nhất định. Kế thừa những kết quả đó chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 được triển khai thực hiện kịp thời phổ biến những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho người dân sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao được ý thức tự giác chấp hành pháp luật và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chương trình có các nội dung cụ thể và được triển khai trên tất cả các mặt của đời sống xã hội và đạt được những kết quả nhất định.

13

Nguyễn Văn Tuân, Xây dựng luật phổ biến giáo dục pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề), Hà Nội, năm 2010, trang 5

Trên cơ sở rút kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện Chương trình, Chính phủ đã ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012 tập trung vào việc định hướng những nội dung tuyên truyền lớn; bổ sung thêm hai nhóm đối tượng cần phổ biến, giáo dục pháp luật là người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài. Chương trình này được xây dựng cũng nhằm phát huy ưu thế của những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đã có, triển khai một số hình thức mới như sử dụng công nghệ thông tin, phát huy tối đa vai trò của báo chí; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; thu thập thông tin phản hồi của người dân về thực thi pháp luật. Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012 được thực hiện với 04 đề án trọng tâm, phân công cụ thể trách nhiệm các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp nhằm tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động được sức mạnh của các cấp, các ngành và toàn xã hội bào công tác này.

Để tăng cường, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao dân trí pháp lý, ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, góp phần phục vụ mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ngày 20/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)