5. Kết cấu đề tài
3.1. Thực tiễn hoạt động phổ biến,giáo dục pháp luật
Để đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị đã khẳng định phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cơ quan Đảng, chính quyền, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, đồng thời công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Tiếp đó ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012. Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015.
Một thực trạng phổ biến lâu nay là hiểu biết pháp luật của người dân nói chung còn hạn chế, tinh thần thượng tôn pháp luật chưa cao mà căn nguyên do thiếu thông tin về pháp luật. Với không ít người, “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, chưa thật sự biến thành hành động nên chỉ khi bị bắt, xử phạt mới giật mình biết đã vi phạm pháp luật. Hệ lụy từ những “lỗ hổng” này là các vụ án mạng kinh hoàng liên tiếp xảy ra, khiến dư luận bàng hoàng, lo lắng. Những tội phạm như Lê Văn Luyện... đã cho thấy sự gia tăng của cái ác; nạn bạo lực học đường gia tăng báo động cho lối sống của giới trẻ và là nỗi bức xúc của toàn xã hội.
Kinh tế khó khăn, cùng với tác động tiêu cực của xã hội khiến tình hình vi phạm pháp luật diễn biến ngày một phức tạp. Do đó, việc ban hành Luật phổ biến,
giáo dục pháp luật là điều tất yếu, là tạo cơ sở pháp lý mạnh, đồng bộ, thống nhất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. Đồng thời khắc phục hạn chế đang tồn tại và tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý Nhà nước, cơ chế đồng bộ xây dựng nguồn lực, thể hiện sự công khai và minh bạch các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của người dân.
Có thể nói, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật khó xây dựng vì chưa từng có tiền lệ trên thế giới để học tập kinh nghiệm, nên những hạn chế là không thể tránh khỏi. Cũng không ít đại biểu cho rằng, nhiều quy định trong Luật còn một chiều, chung chung và chưa đột phá, thực ra chỉ là những điều đã và đang được triển khai trong thực tế nhưng chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trên cơ sở bàn thảo sôi nổi từ nghị trường, cùng quá trình tiếp thu, chỉnh sửa nghiêm túc, hy vọng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tạo đà cho một bước chuyển mới cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực tế thời gian tới.57