Trách nhiệm của cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 79)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2.2. Trách nhiệm của cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ

trang nhân dân

Hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ những người tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khá đa dang, bao gồm: cán bộ tư pháp tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành, địa phương; cán bộ công chức có đủ năng lực, đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; lực lượng phóng viên, biên tập viên; cộng tác viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; già làng, trưởng bản; hòa giải viên; chức sắc tôn giáo; cán bộ tư vấn pháp luật tại doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội...

trình độ không đồng đều. Chất lượng của đội ngũ cán bộ còn thấp, nhất là cán bộ ở cơ sở. Số cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật, nhất là luật chuyên ngành còn ít, cán bộ có kinh nghiệm và nghiệp vụ tập trung tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, đa số cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức công tác tuyên truyền pháp luật. Số cán bộ biết tiếng dân tộc thiểu số rất ít nên gặp khó khăn khi phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Vì vậy từng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân cần quán triệt học tập các quy định pháp luật về cán bộ - công chức, quốc phòng an ninh, quản lý hành chính, kinh tế xã hội liên quan đến công tác đang đảm nhiệm, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, các quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, thanh tra , giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan đơn vị gắn với công tác cải cách hành chính. Tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật thườn xuyên, kịp thời, đầy đủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân làm chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, tự giác tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tuyên phong gương mẫu của cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức trong thực thi pháp luật. Tạo lập môi trường xã hội ổn định, trật tự k cương để phát triển kinh tế xã hội, mọi công dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Ngoài ra Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 cũng quy định như sau: Tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.

Chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ.

Hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác.55

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)