Trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 73)

5. Kết cấu đề tài

2.4.1.3. Trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương

Xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua, các chính quyền địa phương đã tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp địa phương thường xuyên được kiện toàn, bổ sung; xây dựng quy chế hoạt động để phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, từ đó đã nâng cao vai trò trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng trong việc tổ chức triển khai phổ biến các văn bản pháp luật ở các sở, ngành, đơn vị, đoàn thể, địa bàn mình phụ trách, đồng thời phối hợp với các đơn vị, địa phương để phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức và nhân dân. Các thành viên tích cực tham gia góp ý vào các đề án, chương trình, kế hoạch và tham gia các đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật ở các địa phương, đơn vị, chỉ rõ những ưu, nhược điểm, phổ biến các mô hình, các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả cao để các đơn vị, địa phương rút kinh nghiệm, học tập. Các cấp u Đảng đã nâng cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, phương pháp phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng.

Các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về pháp luật với hình thức phong phú, sinh động bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phổ biến kịp thời và đầy đủ các luật mới được thông qua đến cán bộ và nhân dân, nhất là những quy định pháp luật, chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

+ Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

+ Tổ chức thực hiện công tác hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật toàn thể nhân dân. Hiệu quả cuối cùng của việc Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật là ở chỗ những quy định pháp luật phải nhanh chóng đi vào đời

sống xã hội, phải được mọi người, mọi tổ chức tại cơ sở hiểu đúng, đầy đủ và tự giác thực hiện. Để thực hiện tốt yêu cầu nêu trên chúng ta phải coi trọng việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả của hoạt đông tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân nhằm giáo dục ý thức sống và làm việc theo pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần được phổ biến, tuyên truyền kịp thời, chú trọng việc tuyên truyền pháp luật theo chủ đề phục vụ thực hiện nhệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế-xã hội của địa phương, của đất nước trong từng thời kỳ. Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật cần phải tiến hành thường xuyên. Hình thức tuyên truyền cần phải phong phú, đa dạng; nội dung tuyên truyền phải thiết thực, gọn, rõ và phù hợp với từng loại đối tượng. Phải xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên nắm vững pháp luật, có kiến thức pháp lý cần thiết, nhiệt tình, tự giác tham gia công tác tuyên truyền pháp luật. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải trực tiếp chỉ đạo công tác này, coi đó là một hoạt động quan trọng của chính quyền Nhà nước cơ sở.

+ Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;

+ Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.51

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)