5. Kết cấu đề tài
3.1.2.1. Về tổ chức và cán bộ làm công tác phổ biến,giáo dục pháp luật
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mặc dù thường xuyên được quan tâm tiến hành nhưng vẫn chưa thực sự đúng trọng điểm, việc tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục ở các cấp, các ngành nhiều lúc còn mang tính hình thức, nặng nề về phong trào và chưa đi vào thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến độ nhất là ở cơ sở dẫn đến việc đạt được hiệu quả chưa cao.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua ở một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn mang tính thời sự, phong trào, chưa đi sâu phân tích,
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy
giải thích một cách cụ thể những nội dung chủ yếu người dân cần tìm hiểu, chưa xuất phát từ nhu cầu bức xúc của người dân, chưa mang tính giải đáp pháp luật từ những vụ việc thực tế.
Mặt khác, việc phổ biến hiện nay thường tập trung vào các bộ luật, luật, pháp lệnh, chưa chú trọng tuyên truyền các văn bản dưới luật. Đồng thời, một số địa phương chưa thực sự quan tâm phổ biến văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành.
+ Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tuy có nhiều đổi mới song vẫn chưa theo kịp tình hình thực tiễn, nhất là cấp cơ sở. Một số nơi còn nặng về hình thức, chưa chú trọng tới hiệu quả. Một số địa phương còn thiếu linh hoạt trong lựa chọn hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với trình độ của người được tuyên truyền và đặc thù của địa bàn. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới, có hiệu quả chậm được nhân rộng.
+ Nguồn nhân lực hiện có của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều bất cập, chưa ngang tầm nhiệm vụ và đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội. Lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tuy đông về số lượng nhưng lại phân tán, số người chuyên trách không nhiều, mà chủ yếu là kiêm nhiệm; tính chuyên nghiệp trong phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác pháp luật chưa cao.
+ Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp chưa thực sự tạo được bước đột phá, tạo cơ chế hữu hiệu để các cấp, các ngành có chương trình hoạt động cụ thể, biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác này thành hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hoạt động của Hội đồng chưa nhạy bén, chưa theo sát được yêu cầu, đòi hỏi của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong từng thời kỳ. Trong hoạt động còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các cấp, ngành và giữa các thành viên Hội đồng. Hội đồng của một số bộ, ngành, địa phương hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy được vai trò phối hợp để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trách nhiệm của từng ban, từng thành viên chưa được phát huy một cách đồng đều, một số thành viên còn thiếu tính tích cực, chủ động trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.