5. Kết cấu đề tài
3.2.1.3. Tăng cường phổ biến,giáo dục pháp luật gắn với việc nâng cao dân trí đố
với người dân
60 Nghị quyết 48/2005/ NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự tìm hiểu về thái độ của người dân đối với pháp luật, họ hiểu pháp luật như thế nào? Pháp luật có vai trò gì trong cuộc sống của họ?... Có thể nói, phần lớn người dân thường cho rằng pháp luật là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị… người khác thì cho rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế…). Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu được rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định. Pháp luật là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý. Pháp luật hôn nhân đảm bảo cho quan hệ vợ - chồng về tài sản, con cái, … rõ ràng và ổn định; pháp luật về kinh doanh là một môi trường pháp lý phát huy sự sáng tạo và bản lĩnh làm giàu chính đáng của các nhà doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân làm giàu cho mình và cho đất nước.
Việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Thông qua lấy ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác. Đồng thời, qua hoạt động này, sẽ giúp cho nhân dân nâng cao ý thức pháp luật. Như vậy, mọi người sẽ hiểu được về giá trị xã hội và pháp luật. Có thể nói, thái độ chấp hành hay không chấp hành của người dân đối với pháp luật là kết quả của sự am hiểu pháp luật. Mặt khác cũng thấy rằng con người chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họ có thái độ đúng đắn đối với pháp luật.
Ðể việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân đạt kết quả cao cần phối hợp chính quyền các cấp xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật thông qua đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các quận, huyện và đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở. Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật, trong đó tập trung kiện toàn lại các câu lạc bộ hiện có, đổi mới hình thức sinh hoạt
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy
câu lạc bộ gắn với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Ði cùng với đó là đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Triển khai các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền miệng, giới thiệu văn bản luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, giải đáp những thắc mắc từ phía người được tuyên tuyền nhằm nâng cao tính chủ động tìm hiểu và tiếp cận kiến thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Phối hợp tốt công tác tuyên truyền pháp luật lồng ghép vào các buổi sinh hoạt hằng tháng của đoàn viên, hội viên các đoàn thể. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên hệ thống truyền thanh ở các xã, phường, thôn, ấp, tổ dân phố. Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở các nhà văn hóa nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
Lôi kéo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động pháp luật thực tiễn. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia soạn thảo, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật. Tổ chức cho nhân dân tham gia vào các hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật, có một cơ chế hợp lý để nhân dân sử dụng pháp luật bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình và đấu tranh chống biểu hiện vi phạm pháp luật (tham dự các phiên tòa, các buổi họp dân phố để đấu tranh, giáo dục người vi phạm pháp luật..).
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải tiến hành có hệ thống, có mục đích, thường xuyên với sự tham gia của có hiệu quả của các cấp, các ngành, các cơ quan và mỗi công dân theo tinh thần người biết nhiều nói cho người biết ít, người biết nói cho người chưa biết để tất cả xã hội đều hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật.