Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 43)

5. Kết cấu đề tài

2.1.3. Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu

động

Theo Điều 3 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2006 quy định: “Trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn và một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác theo quy định của pháp luật. Mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý là nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực hiện công bằng xã hội”.

 Người thực hiện trợ giúp pháp lý là Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý.

 Người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là cộng tác viên);

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

- Luật sư;

- Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật (sau đây gọi là Tư vấn viên pháp luật).17

Theo Khoản 1 Điều 22 Luật trợ giúp pháp lý 2006 quy định cộng tác viên là:

“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật trợ giúp pháp lý thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây: a) Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

b) Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng;

c) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật”.

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2006.18

Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của tổ chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. 19

Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và một số hình thức khác. Trợ giúp pháp lý được thực hiện đối với tất cả các vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật, trừ các vụ việc có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Hoạt động trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí đối với người được trợ giúp pháp lý. Người yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải trả bất kỳ một khoản lệ phí hay thù lao nào dưới bất kỳ hình thức nào. Kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

17 Điều 14 Luật trợ giúp pháp lý 2006

18 Điều 23 Luật trợ giúp pháp lý 2006

Trợ giúp pháp lý lưu động được được đánh giá là phương thức trợ giúp pháp lý có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân ngay tại cơ sở. Ưu điểm nổi bật của trợ giúp pháp lý lưu động là thu hút được nhiều đối tượng tham gia cùng một lúc tại một địa điểm nên bên cạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng thông qua các vụ việc cụ thể, các Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật qua hình thức nói chuyện pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật mới cho nhiều người tham dự, phát tờ gấp pháp luật, sách hỏi – đáp về các lĩnh vực pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân – gia đình, khiếu nại – tố cáo, đất đai – nhà ở, chế độ chính sách... để qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân. Đặc biệt, tại những địa bàn có “điểm nóng” về khiếu kiện thì việc tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật tại chỗ như vậy sẽ giúp “xoa dịu” tình hình, giải tỏa vướng mắc pháp luật của người dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

Để phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động có hiệu quả, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương (nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên) tiến hành khảo sát để nắm bắt nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân ở cơ sở và xây dựng kế hoạch tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở;

- Thành lập đoàn trợ giúp pháp lý lưu động trong đó có những người chuyên sâu về một số lĩnh vực mà người dân có nhiều vướng mắc (đất đai, thừa kế, chế độ chính sách đối với người có công);

- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc trợ giúp pháp lý và phổ biến, giáo dục pháp luật (văn bản pháp luật để tra cứu trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật, sách hỏi – đáp pháp luật để phát cho người tham dự);

- Trước khi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động ít nhất 01 tuần cần gửi thông báo xuống Ủy ban nhân dân xã để thông báo cho người dân đến tham dự;

- Tại buổi trợ giúp pháp lý lưu động, trước khi thực hiện trợ giúp pháp lý đối với từng trường hợp cụ thể, cần dành thời lượng thích hợp (30 – 45 phút) để phổ biến về các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, lĩnh vực pháp luật có liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân. Cùng với việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào thành phần tham dự và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người tham dự hoặc những vướng mắc pháp luật nổi cộm ở cơ sở mà lựa chọn chủ đề phù hợp. Ví dụ: nếu thành phần tham dự chủ yếu là thanh niên, phụ

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

nữ thì phổ biến về Luật hôn nhân và gia đình; nếu địa phương đang nổi cộm về vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thì phổ biến về Luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường khi thu hồi đất...

- Đối với những vướng mắc pháp luật mang tính phổ biến, điển hình (có nhiều người cùng hỏi) thì giải đáp chung để mọi người cùng nghe.20

Luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang xem xét, giải quyết vụ việc của công dân có trách nhiệm giải thích, cung cấp các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết hoặc hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật khi công dân đó có yêu cầu. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức tư vấn pháp luật, các tổ chức dịch vụ pháp lý khác, cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho nhân dân.21 Nhằm tạo mọi điều kiện cho nhân dân có cái nhìn tích cực về cuộc sống hiện tại và tương lai.

2.1.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

Trong cuộc sống hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, quan niệm, nhận thức, lối sống, tính cách… nên việc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình và giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung đều xuất phát từ những điều rất nhỏ, những người trong cuộc thường không đủ tỉnh táo để kiềm chế, chẳng ai chịu nhường ai nếu không giải quyết kịp thời thì "chuyện bé xé ra to", từ tranh chấp thuần tuý dân sự, kinh tế, có thể trở thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Những mâu thuẫn, tranh chấp này có thể giải quyết bằng nhiều hình thức (các bên tự thoả thuận, trọng tài, toà án và hoà giải). Song thực tế, người Việt Nam vốn coi trọng tình cảm, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái luôn là nền tảng để giải quyết mọi việc. Nên khi có mâu thuẫn xảy ra nhân dân ta đã biết hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự thương lượng, điều đình “chín bỏ làm mười”, vì “một điều nhịn, chín điều lành”…để giải toả những bất đồng, mâu thuẫn giữa họ. Hoạt động này được gọi là hoà giải ở cơ sở. Ngày nay, mặc dù dưới tác động của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế

20

Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Các hình thức pbgdpl thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý,

http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx?ItemId=273 [Truy cập ngày 12/09/2013]

- xã hội của người Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ song hoạt động hoà giải vẫn tồn tại và ngày càng phát huy.

Một thực tế hiện nay, dù trình độ dân trí đã từng bước được nâng cao, song nhìn chung trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân ta còn thấp, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn ảnh hưởng nhiều phong tục tập quán, hương ước làng xã...nên trong cuộc sống hàng ngày nhiều người còn có những xử sự có tính chất tự phát không đúng pháp luật, không phù hợp với đạo lý, văn hóa truyền thống dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ không đáng có. Bởi vậy, việc hướng dẫn, giải thích các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho các bên tranh chấp và những người có liên quan trong quá trình hòa giải là một trong những hình thức quan trọng và thiết thực. Hoà giải viên trong khi tiến hành hoà giải có thể lồng ghép các nội dung pháp luật có liên quan đến việc hòa giải để phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.22

Hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.23

Hòa giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động Tổ hòa giải (là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải ) hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Việc hoà giải được tiến hành theo phương thức sau đây: - Bằng lời nói;

- Trong trường hợp các bên có yêu cầu hoặc được các bên đồng ý, việc hoà giải được tổ viên Tổ hoà giải lập biên bản;

- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, tổ viên Tổ hoà giải có thể tiến hành việc hoà giải bằng cách gặp gỡ từng bên hoặc các bên;

22 Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Khái niệm, ý nghĩa về phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải sở, http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx?ItemId=277 [Truy cập ngày 12/09/2013]

23 Khoản 1 Điều 2 Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (hết hiệu lực ngày 01/01/2014)

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

- Sau khi tìm hiểu sự việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tham khảo ý kiến của cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan, lắng nghe ý kiến của các bên, tổ viên Tổ hoà giải phân tích, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân và tự nguyện thực hiện thoả thuận đó.24

Hoạt động hòa giải ở cơ sở của Tổ hòa giải là một hình thức “giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân”. Trong quá trình hòa giải tổ viên Tổ hòa giải vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta, để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ và thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, xóa bỏ mâu thuẩn, bất đồng và đạt được thỏa thuận phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, nhằm giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tình làng, nghĩa xóm đầm ấp, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng cộng đồng xã hội, bình yên, giàu mạnh, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.

Công tác hòa giải trực tiếp giải quyết ngay những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở. Thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẩn, tranh chấp góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở.

Công tác hòa giải có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng gửi đơn khiếu kiện lên Tòa án, cơ quan hành chính cấp trên, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của cơ quan nhà nước, công dân.

Công tác hòa giải góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, từng bước xây dựng ý thức “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong nhân dân. Bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật để giải thích, phân tích, thuyết phục các bên tranh chấp, tổ viên Tổ hòa giải góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và

24 Điều 13 Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (hết hiệu lực ngày 01/01/2014)

quan trọng hơn là cảm hóa, giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật cho các bên.

Tóm lại, việc giúp cho những người liên quan tự giàn xếp, giải quyết mâu

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)